Đăng ký

Đề thi kiểm tra chất lượng ôn thi THPT Quốc gia - THPT Hậu Lộc

A. ĐỀ BÀI

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

           Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
           Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “Tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” — cô gái trả lời.
           “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.

B. HƯỚNG DẪN

Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trng những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của để thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Để làm được câu hỏi này, học sinh cần nắm được phương thức biểu đạt là gì, có những phương thức biểu đạt nào trong việc xây dựng văn bản. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ,
Bản chất của đoạn văn trên là kể, do đó có thể khẳng định nhà văn đã sử dụng phương thức tự sự. về khái niệm, tự sự là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. Sau khi rõ khái niệm, học sinh đối chiếu những đặc điểm đó với đoạn văn để rút ra câu trả lời chính xác nhất. 
Đáp án: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trôn là phương thức tự sự/ tự sự.
Câu 2:
Câu hỏi này hướng tới năng lực đọc nhận biết thông tin của học sinh. Để trả lời được, học sinh cần đọc kĩ toàn bộ văn bản, gạch chân những chi tiết quan trọng (vì ở đây, đoạn văn được viết bằng phương thức biểu đạt tự sự, vì thế những chi tiết quan trọng chính là các biến cố, sự kiện) để từ đó nhận ra nội dung chính của đoạn vãn là gì. Nội dung cần được nêu một cách ngắn gọn, đảm bảo những ý cơ bản nhất, học sinh không sa vào phân tích nội dung đó có ý nghĩa gì, sẽ bị giám khảo đánh giá là xa đề, lạc đề.
Gợi ý câu trả lời:
Nội dung của đoạn văn trên kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình; thông qua câu chuyện Vị vua và những bông hoa để khẳng định tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta những món quà bất ngờ.
Câu 3:
Câu hỏi này kiểm ưa khả năng phân tích vấn đề của học sinh và khả năng diễn đạt một cách gãy gọn, dễ hiểu của các em. Nhiều học sinh khi gặp câu hỏi này thường giải thích rất dài dòng, kể lại sự việc một cách không cần thiết (ưong khi đó vấn đề cần trả lời, vấn đề cần giải quyết thì không được đề cập một cách rõ ràng), điều này sẽ khiến giám khảo trở nên nặng nề khi chấm bài. Do đó, đối với các câu hỏi ở mức độ tư duy lôgic (mức độ hiểu), học sinh cần “bắt” được các từ khóa để trả lời cho trúng, không đi vào phân tích lan man, không trúng vấn đề. Đối với câu hỏi này, học sinh cần chú ý đến các từ như: vì sao, Serena, nhà vua phong làm nữ hoàng. Bản chất câu hỏi là giải thích, học sinh cần thể hiện việc “hiểu” câu hỏi bằng cách trả lời đúng trọng tâm.
Gợi ý câu trả lời:
Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban/ Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban.
Câu 4:
Câu hỏi trên đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh ở cấp độ vận dụng thấp, tức là từ vấn đề của văn bản, học sinh nhận thức được điều gì. Đây là một dạng câu hỏi quen thuộc đối với học sinh tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức về cách làm, Thông thường, học sinh chỉ trả lời một cách chung chung, không có định hướng.
Đối với câu hỏi này, học sinh cần lưu ý: Việc liên hệ từ nội dung của bài đến thực tế cần có một điểm tựa, đó chính là bản thân người đọc. Học sinh là thế hệ trẻ của đất nước, người nắm giữ những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đất nước, do đó việc phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên những tế bào khỏe mạnh cho xã hội mai sau. Ý thức được điều đó, quá trình liên hệ của học sinh cần hướng đến thực tế đang diễn ra đối với đất nước, đối với dân tộc, với những xu thế phát triển của thời đại. Học sinh tránh việc liên hệ một cách chung chung, nhiều trường hợp còn dẫn lại y nguyên những nội dung được phản ánh trong tác phẩm. Đó chưa phải liên hệ mà học sinh đang diễn xuôi lại nội dung của tác phẩm.
Gợi ý câu trả lời:
-      Con người cần phải sống trung thực, có lòng tin vào sự trung thực của bản thân, có lòng trung thực sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như đem lại cho xã hội những tiền đề tốt để phát triển.
-      Con người cần luôn biết cố gắng vươn lên.

Xem thêm >>> Bí kíp ăn trọn điểm đọc hiểu ngữ văn 12

shoppe