Đăng ký

Giá trị nhân đạo: những lối thoát, giải phóng thân phận khốn khổ cho con người trong xã hội cũ

A. ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
           MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như Mặt trời, khỉ như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Cồn những bí và bầu thì lớn xuống 
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn 
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 
Mĩnh vẫn còn một thứ quả non xanh.
                                   (Trích từ Mẹ của nhà thơ, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Phụ nữ, 2008)
1. Trong bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang nghĩa gốc, chữ quả nào mang nghĩa chuyển?
2.       Chỉ ra các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba.
3.       Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
4.       Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Kết quả sơ bộ từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 mới công bố đã cho thấy, tốc độ di dân và nhập cư giữa các vùng kinh tế - xã hội của đất nước đã có những thay đổi lớn so với 10 năm trước đây. Do tốc độ di dân và quá trình đô thị hóa, hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cớ tới 43% dân số của cả nước sinh sống, số liệu cũng cho thấy, Đồng Nam Bộ là vùng có tỉ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm; Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỉ lệ bình quân 2ị3%/năm... về tình trạng di cư ra nước ngoài, theo Báo cáo phát triển con người 2009 do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố, Việt Nam có tỉ lệ dân di cư là 2,4°/o. Lục địa mà phần lớn người Việt di cư tới là Bắc Mĩ và hiện có 57,4% dân di cư Việt Nam đang sống ở đỏ,
                                                                                 (http://giadinh.net.vn/dan-so/thuc-trang-di-dan4oi-ich-va-ap-luc- 20091007080815675.htm)
5.       Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
6.       Ý chính của văn bản trên là gì? Đặt tiêu đề cho văn bản.
7.      Viết đoạn văn (8-10 câu) bản về áp lực của việc di dân đối với kinh tế - xã hội của đất nước.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Theo CNN, chầu Phi là châu lục có lượng dân số trẻ nhất và tăng nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, lục địa này có khoảng 200 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi với trình độ học vấn được cải thiện từng ngày. Những người trẻ với trình độ học vấn cao và sức sáng tạo không ngừng đã tự lập ra các dự án khởi nghiệp cho riêng mình, đồng thời mang đến giải pháp về kinh tế, xã hội cho châu Phi: Giải quyết khủng hoảng năng lượng vùng nông thôn, bệnh xá cho người nghèo, chuyển hàng bằng xe máy...
(http://thanhnien.vn/gioi-tre/nhung-du-an-khoi-nghiep-an-
tuong-cua- doanh-nhan-tre-chau-phi-617488.html)
Trong khi nhiều người đang tìm con đường khởi nghiệp mới mẻ cho mình thì nhiều người khác vẫn đi theo những định hướng có trước. Hãy viết bài luận (khoảng 600 từ) nói về dự định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân anh/chị trong tương lai.
Câu 2 (4 điểm)
Trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), sau khi cắt dây trói cho A Phủ, “MỊ cũng chạy vụt ra. Nhưng Mị vẫn bàng di. MỊ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy chạy xuống lưng dốc, Mị nói thở trong hơi gió thốc lạnh buốt - A Phủ cho tôi đi”. Phần cuối truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân), khi nghe người vợ nhặt nói về những người dân đi cướp kho thóc Nhật, trong đầu Tràng “vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ dở to lắm”.
Từ hai cảnh kết thúc truyện đó, chúng minh rằng: giá trị nhân đạo của tác phẩm biểu hiện ở chỗ nhà văn đã tìm được những lối thoát, giải phóng thân phận khốn khổ cho con người trong xã hội cũ.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.    Chữ “quả” ở dòng 1 và 3 mang nghĩa gốc; chữ “quả” ở dòng 9 và 12 mang nghĩa chuyển.
2.    ớ khổ thơ thứ ba, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ “một thứ quả trên đời”, “một thứ quả còn non”.
3.     Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ: diễn tả một cách hàm súc, sâu sắc hàm ý: những đứa con (con người) cũng là một thứ quả, là kết quả của sự chăm sóc, vun trồng, lo âu, săn sóc của người mẹ và người mẹ đã phải chờ đợi thành quả, đó là sự trưởng thành, chín chắn của người con. Nhưng người con vẫn không khỏi lo lắng, không yên tâm, không đủ tự tin để khẳng định sự chín chắn của mình. Với mẹ, đứa con vẫn luôn là con trẻ, vẫn “non xanh”. Biện pháp ẩn dụ tăng cường không chỉ mang tính hàm súc mà còn diễn tả cảm xúc của tác giả, mang đến lối diễn đạt mang tính thẩm mĩ cao.
4.    Bài thơ diễn tả cảm xúc chân thành, sâu sắc của nhà thơ về hình tượng người mẹ. Qua thời gian tuần hoàn (như mặt trời, như mặt trăng), người mẹ lam lũ, tần tảo, vất vả nhưng vẫn lạc quan về một vụ mùa hái quả. Nhà thơ đã dành cho mẹ sự yêu thương, kính trọng về những hi sinh lặng thầm mà lớn lao mà mẹ dành cho con. Những thành quả lao động được so sánh với những giọt mồ hôi của mẹ, cho thấy những nỗi vất vả, cực nhọc mà mẹ đã trải qua. Những đứa con được mẹ nuôi dưỡng cũng dần lớn lên như những cây quả đó. Bài thơ đọng lại với nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi hình dưng một ngày mai đôi tay của mẹ sẽ không còn đủ khoẻ nữa để chăm sóc, để bên cạnh con.
5.      Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: chứng minh.
6.      Ý chính của văn bản trên là: tốc độ di dân và nhập cư giữa các vùng kinh tế - xã hội của đất nước đã có những thay đổi lớn so với 10 năm trước đây,
Có thể đặt tiêu đề cho văn bản trên: sự gia tăng tốc độ di dân và nhập cư ở Việt Nam; tình trạng di dân ở Việt Nam...
7.       Học sinh tự viết đoạn văn.
PHẦN II:
Câu 1. 
-         Đề bài đặt ra có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong xã hội hiện nay: sự lựa chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp.
-         Đặt vấn đề:
Lựa chọn nghề nghiệp là việc quan trọng, có tính chất quyết định đổi với cuộc sống, tương lai của mỗi cá nhân: là công việc gắn bó suốt cả cuộc đời con người, giúp con người tạo ra của cải vật chất, đảm bảo kinh tế và cuộc sống.
Đồng thời, công việc là niềm đam mê, khát vọng theo đuối để có thể vươn tới đỉnh cao, đạt thành tựu nhất định. Công việc đó phải phù hợp với năng lực, trình độ học vấn, cũng như những điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.
-         Thực trạng:
Hiện nay, mỗi cá nhân có rất nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội việc làm do xẩ hội phát triển nhiều loại hình kinh tế: nhà nước, tư nhân, liên doanh... Mỗi cá nhân cũng có những con đường riêng cho tương lai của mình, phụ thuộc vào các loại hình đào tạo, định hướng của xã hội, gia đình, sở thích cá nhân.
rfuy nhiên, con người hiện nay cũng phải đối diện với nhiều khó khăn: nghề nghiệp không đúng với chuyên môn được đào tạo, năng lực hạn chế, thừa nhân lực, đi theo lối mòn, ít sự sáng tạo, chưa dám nghĩ dám làm. Những người trẻ nhiều khi không chọn nghề nghiệp theo những dam mê của mình mà gò mình theo người khác, tuân theo yêu cầu từ phía bên ngoài.
-       Giải pháp:
Có hai xu hướng lớn: một là theo những chuyên ngành đào tạo, theo những ngành nghề truyền thống, nỗ lực vào cơ quan nhà nước, trở thành công chức; hai là khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, suy nghĩ tự do, tạo cho mình những cơ hội và thử thách để có được thành công không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt xã hội.
Cả hai hướng này đều có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng. Tuỳ từng trường hợp người viết có thể định hướng cho bản thân mình để trình bày vấn đề.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng làm văn kiểu bài nghị luận xã hội
Câu 2.
Lưu ý:
Đề bài đưa ra hai chi tiết nằm ở cuối hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”. Mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện qua cái nhìn riêng tư và bối cảnh câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, cả hai tác phẩm đều đề cập đến vấn đề chung là sự đối đời của nhân dân nhờ cách mạng. Để dẫn đến kết thúc đó, người viết cần kể lại tóm tắt cốt truyện (cuộc đời, số phận của hai cặp vợ chồng), diễn biến logic của sự kiện để dẫn đến cái kết: Trong “Vợ chồng A Phủ”, khi lên đến Phiềng Sa thì vợ chồng A Phủ đã đứng lên cùng với người dân quê hương giải phóng cuộc đời, xây dựng quê hương ấm no; còn vợ chồng Tràng trong Vợ nhặt, trong bữa ăn ngày đói đã hình dung về đoàn người đi phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, đó cũng chính là tư tưởng giải phóng nhen nhóm trong đầu những người dân có số phận nghèo khổ. Người viết cũng cần lí giải cách viết, cách kết thúc tác phẩm phụ thuộc vào bối cảnh sáng tác tác phẩm, tinh thần nhân đạo của nhà văn.
Với đề bài này học sinh nên phân tích từng tác phẩm cụ thể, sau đó có phần tổng hợp, so sánh.
a) Mở bài
Học sinh có thể mở bài bằng cách giới thiệu hai tác phẩm sau đó nêu giá trị chung (tính nhân đạo) cần chứng minh. Học sinh cũng có thể mở đầu bằng cách:
-      Nêu cách kết thúc của hai tác phẩm: người dân nghèo đã tìm thấy tia sáng cho cuộc đời mình, thể hiện cách nhìn đầy nhân hậu của nhà vãn.
-       Nêu nhận định về giá trị nhân đạo của tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b) Thân bài
-      Giải thích nhận định về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học, trong đó nhấn mạnh việc “tìm được những lối thoát, giải phóng thân phận khốn khổ của con người trong xã hội cũ” là một biểu hiện rõ nét, tiêu biểu (cùng với nội dung ca ngợi phẩm chất đạo đức con người; phê phán tố cáo xã hội bất công vô nhân đạo).
-      Giới thiệu về hai tác phẩm: Kim Lân viết không nhiều nhưng đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt là về đề tài nông thôn “nhà văn một lòng đi về với đất”. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí - 1962 là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống tương lai.
Vợ nhặt tái hiện một bức tranh cuộc sống tăm tối. Nạn đói hoành hành dữ dội. Người chết như ngả rạ. Người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy rằng: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.
-      Tình huống Tràng nhặt được vợ thể hiện tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình về nhà dù cảm thấy hơi “chợn”); nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng.
“ Sau tình huống nhặt vợ, niềm hi vọng vào cuộc sống đã thể hiện rõ rệt ở Tràng: vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu về thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi...); gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân (thấm thía cảm động, vui sướng phấn chấn, thấy minh nên người và nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này...); nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ (thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới...).
-      Bà cụ Tứ vừa xót xa vừa thương cảm cho cảnh ngộ các con, nhưng chính người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lí dân gian (Ai giàu ba họ ai khó ba đời...), hướng tới ánh sáng (vui khi thấy Tràng thắp lên ngọn đèn trong căn nhà...); thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp với ý nghĩ đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên; bàn định về tương lai, khơi dậy trong con cái một niềm tin (nghĩ tới việc kiếm tiền mua đôi gà cho nó sinh sôi nảy nở, hi vọng về đời con cháu mình rồi sẽ sáng sủa hơn...).
-      Người vợ nhặt cũng thể hiện sự trỗi dậy của niềm hi vọng: nhen nhóm, vun đắp tổ ấm hạnh phúc (cùng mẹ chồng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa...); thoáng nghĩ tới một sự thay đổi (nhắc chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói...)
-      Thông qua tình huống Tràng nhặt vợ, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh thê lương của cuộc sống, mà còn phát hiện được những phẩm chất cao quý của con người trong cảnh ngộ bi thảm, Qua đó, nhà văn bộc lộ cái nhìn hiện thực sắc sảo và tình cảm nhân đạo sâu sắc.
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) là kết quả một chuyến đi thực tế Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện kể về cuộc đời MỊ và A Phù ở Hồng Ngài từ những ngày đen tối cho đến những ngày tươi sáng, đầy hi vọng.
-      Nhân vật Mị được tác giả tập trung khắc hoạ với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, vượt lên kiếp sống đầy đau khổ, tủi nhục, hướng tới cuộc sống mới tốt lành. Các ý chính trong nhận xét của Tô Hoài: nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi; đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người.
-       Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con nguôi, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, MỊ sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. Trong khi đó, tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
-       Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. MỊ chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng MỊ vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, MỊ vùng bước đi.
-       Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị (gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, MỊ thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ).
-      Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.
-      Hành động cứu người: MỊ nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị... cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói cứu A Phủ?
“ Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng..., lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.
-      Trong khi cắt dây trói cho A Phủ, MỊ chưa hề nghĩ đến chuyện sẽ chạy cùng người ấy. Nhưng ngay sau đó, khi đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết cần phải quyết định tức khắc thì khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt. Mị vụt chạy theo A Phủ, chạy về phía sự sống.
Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. Tác phẩm toát lên giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
Lí giải sự giống nhau và chỉ ra những điểm khác nhau trong cách kết thúc đó: Với Vợ nhặt, việc Tràng nhớ lại hình ảnh những người cướp kho thóc Nhật là sự giải phóng trong tâm tưởng, trong ước mơ của họ. Đó là sự dồn nén nghèo khổ đằng đẵng trong một thời gian dài, mà tia sáng về sự giải phóng mới len lỏi trong suy nghĩ của họ. Nhưng rõ ràng, điều đó đã đem lại cho họ những hi vọng trong tương lai, Còn trong Vợ chồng A Phủ, việc Mị cứu A Phủ cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Hành động đó không phải bộc phát mà là hệ quả của một quá trình, chứng minh rằng có áp bức thì có đấu tranh và họ đã chủ động tìm đến Phiềng Sa đi theo ánh sáng của cách mạng. Đó là cách kết thúc thể hiện phản ứng tự giác của con người, muốn thoát khỏi chế độ phong kiến miền núi đầy đoạ con người.
c) Kết luận
Khẳng định giá trị nhân đạo cao cả của hai tác phẩm trong việc thể hiện số phận con người trong xã hội cũ, đồng thời tìm ra lối thoát, giải phóng thân phận con người.

Xem thêm >>> Khát vọng sống ở nhân vật thị và Mị

Hãy để lại ý kiến đóng góp và những thắc mắc ở phía dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe