Đăng ký

Phân tích hình tượng G. Lor-ca trong “Đàn ghi ta của Lor-ca”

A. ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần 
Vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
                               (Vội vàng - Xuân Diệu)
1.     Nội dung cảm xúc bao trùm của đoạn thơ trên là gì?
2.       Chỉ ra ý nghĩa của điệp từ “này đây” trong đoạn thơ.
3.       Nêu các tính từ trong đoạn thơ và phân tích ý nghĩa của chúng.
4.    Ở ba dòng thơ cuối Xuân Diệu đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gỉ? Từ đó, chúng ta hiểu như thế nào về quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ?
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu  u, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.(...) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...(...)
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
 (Nguyễn An Ninh - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX - Văn nghị luận đầu thế kỉ, Quyển năm, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2003)
5.      Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
6.    Để phê phán thái độ coi thường tiếng mẹ đẻ, tác giả đoạn văn đã dùng biện pháp gì ? Suy nghĩ của anh/chị về câu cuối của đoạn văn ?
7.    Theo anh/chị, quan niệm, ý kiến của tác giả đoạn văn trên có ý nghĩa gì đối với chúng ta hiện nay?
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điềm)
Câu 1 (3 điểm)
Lòng tự ái, tự kiêu thường đem tới nỗi bực bội, sự hằn học nhưng không có lòng tự tin thì khó làm nên thành quả gì to lớn.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm)
Phân tích hình tượng G. Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.   Vội vàng tiêu biểu cho đặc điểm tâm hồn thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945 - thi sĩ thiết tha với tuổi trẻ, say đắm cùng tình yêu, luôn khát khao giao cảm với đời, hưởng thụ xứng đáng những hạnh phúc tạo hoá ban phát cho con người.
Đoạn thơ diễn tả niềm vui sướng lạ kì trước mùa xuân trẻ trung, gợi cảm, gợi tình đang bày ra trước mắt. Nó như một thiên đường trên mặt đất đang mời gọi ta nhìn ngắm, hưởng thụ.
2.   Trong đoạn thơ có năm lần xuất hiện “này đây”. Hãy tưởng tượng một con người (cái tôi trữ tình Xuân Diệu) đang đứng giữa đất trời mà chỉ, mà gọi để thấy điệp từ đó diễn tả các động tác trữ tình gì (bày ra, dâng lên, thiết tha mời mọc...)
3.   Chú ý các tính từ mật, xanh rì, tơ, phơ phất (động từ được tính từ hoá) si. Chúng có chức năng định ngữ, nhấn mạnh, tô đậm đặc điểm, vẻ đẹp các đối tượng được miêu tả (đồng nội, cành, khúc tình).
4.   Ba dòng thơ cuối sử dụng thủ pháp nhân cách hoá một cách đặc sắc... Thiên nhiên được cảm nhận với vóc dáng và nội tâm như con người thật cụ thể. Cái vô hình, phi vật thể tự nhiên thành cái vật thể hữu hình... .
Lối tư duy, cách xây dựng hình ảnh trên xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu: Con người ở độ tuổi trẻ và trong tình yêu chính là vẻ đẹp tối cao trên thế gian này.
Chú ý phân tích câu thơ gợi vẻ đẹp nhục cảm mà đầy chất thơ: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
5.     Đoạn văn có các nội dung cơ bản: Khẳng định tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, sức mạnh lớn lao, sự giàu có của tiếng Việt; phê phán thái độ coi thường tiếng nói của dân tộc.
6.     Chú ý các biện pháp phê phán của tác giả trong đoạn văn : bác bỏ, phê phán lại (chính họ nghèo nàn về ngôn ngữ, họ bất tài), nêu dẫn chứng sinh động (ngôn ngữ của Nguyễn Du).
Câu văn cuối đoạn khẳng định, phê phán bàng giọng điệu hỏi. Nó nhắc nhở ở mỗi người đọc ý thức tự nhìn nhận, tự soi xét cùng lòng tự hào với sự giàu có của 'tiếng nói dân tộc mình.
• 7. Cần hiểu bối cảnh xã hội, văn hoá của đất nước khi Nguyễn An Ninh viết bài nghị luận này (mấy mươi năm đầu thế kỉ XX) và đặc điểm xã hội ta, đặc điểm thời đại ngày nay để suy nghĩ, cần học hỏi ngoại ngữ, kĩ thuật, văn minh, văn hoá nhân loại nhưng không thể tự ti, coi thường tiếng nói dân tộc mình. Cần qua học hỏi để làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình...

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận bài "Vội vàng" Xuân Diệu
PHẦN II
Câu 1. Những ý chính cần có:
*     Nêu ý kiến về các đức tính của con người (dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận).
*      Giải thích ý kiến.
“ Các khái niệm:
+ Tự ái: khó chịu, giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp, bị coi thường. Lòng tự ái thường xuất phát từ chỗ quá nghĩ đến mình, không thích sự phê bình, góp ý.
+ Tự kiêu: tự cho là mình hơn người và tỏ ra khinh thường người khác.
+ Tự tin: tin vào năng lực, khả năng của bản thân mình. Tự tin đối lập với tự ti (tự đánh giá mình thấp kém).
-       Tinh thần của ý kiến: tác hại của thói tự ái, tự kiêu và sự cần thiết của lòng tự tin trong cuộc sống.
*      Phân tích, bàn luận về ý kiến.
-        Lòng tự ái, tự kiêu thường đem tới nỗi bực bội, sự hằn học.
+ Lòng tự ái thường xuất phát từ sự tự kiêu bởi một người khi tự đánh giá mình quá cao thì hay cảm thấy người ta không hiểu mình, thiếu tôn trọng mình. Ngược lại, thói tự kiêu thường dẫn tới lòng tự ái bởi không ý thức đúng hạn chế, nhược điểm của mình thì không thích sự phê bình, góp ý của người khác.
+ Lòng tự ái, tự kiêu khiến con người ta ít khi hài lòng với những điều mình được, mình có, từ đó sẽ bực bội, sê đố kị với người khác. Vì thế, tâm hồn ít khi được thanh thản, vui vẻ,
-        Không được tự ái, tự kiêu nhưng con người ta rất cần lòng tự tin. Đó là điều kiện cần thiết để thành công, để gặt hái những thành quả to lớn.
+ Lòng tự tin đem tới cho con người sự quyết tâm trong hành động.
+ Khi tự tin (mà không tự kiêu) con người ta càng thêm tỉnh táo, vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
+ Lòng tự tin mang lại cho con người niềm tin, niềm lạc quan. Đó thực sự là một nguồn sức mạnh giúp con người vượt gian khó để làm nên các thành quả trong cuộc sống.
Trong thực tế lịch sử, các nhà bác học, nhà phát minh... đã âm thầm, gian khổ tìm tòi, làm việc với lòng tự tin, sự kiên định đáng khâm phục. Họ đã cống hiến những thành quả to lớn cho xã hội, cho nhân loại.
+ Trong cuộc sống, có đôi lúc, con người cũng cần biết tự ái đúng. Lòng tự ái khi được uốn nắn, được định hướng đúng cũng có giá trị. Điều ấy kích thích tinh thần phấn đấu, sáng tạo, ý chí tự khẳng định mình.
*      Bài học rút ra từ ý kiến: Thái độ sống, phương châm sống và điều cần rèn luyện đối với mỗi con người.
Câu 2.
Để làm tốt bài văn này, cần chú ý mấy điểm sau:
*      Đây là hình tượng Ph.G.Lor-ca qua cảm nhận và cách thể hiện của Thanh Thảo, nghĩa là qua suy tư, cảm xúc và bút pháp của một cái tôi trữ tình. Bài Đàn ghi ta của Lor-ca thể hiện rất rõ lối tư duy, lối viết của thơ tượng trưng.
*      Những kiến thức cơ bản:
-         Về Lor-ca (1898- 1936)
+ Một tài năng sáng chói trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật, một tinh thần cách tân mạnh mẽ trong hoạt động sáng tạo.
+ Con người có tâm hồn phóng khoáng, yêu thích tự do, gắn bó với mạch nguồn dân gian.
+ Sống trong thời kì nhiều biến động của đất nước Tây Ban Nha và châu  u: tư tưởng độc tài, phát xít đang lớn mạnh, xã hội trì trệ, nền nghệ thuật ngày càng trở nên già cỗi.
+ Có nhiều tác phẩm ca ngợi tự do, toát lên tinh thần chống chế độ độc tài nên bị chính quyền căm ghét. Ông bị phe phát xít Phrăng-cô thủ tiêu trong thời gian đầu cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha vào ngày 19-8- 1936.
-         Về Thanh Thảo .
+ Một nhà thơ, một trí thức trưởng thành cùng cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc, một tâm hồn giàu suy tư về nhân sình, lịch sử, con người.
+ Thường rung động trước vẻ đẹp của lòng bao dung, can đảm, tinh thần nghĩa khí trong hoàn cảnh khó khăn, cảnh ngộ éo le.
+ Người nghệ sĩ mang tinh thần cách tân thường xuyên và mạnh mê.
Những điều trên cho chúng ta hiểu vì sao Thanh Thảo đồng cảm, trân trọng trước cuộc đời, sự nghiệp của người nghệ sĩ - chiến sĩ G.Lor-ca.
-         Về thơ tượng trưng
+ Khát vọng thâm nhập vào chiều sâu của thế giới, của đời sống, thể hiện được thế giới tâm hồn thăm thẳm của con người, từ đó chủ trương huy động tổng thể mọi giác quan, đề cao vô thức, coi trọng tâm linh, đề xướng thuyết tương giao giữa các giác quan.
+ Chủ trương lối viết tự động, dùng những kết hợp từ mới lạ để xây dựng các biểu tượng độc đáo, đa nghĩa.
+ Coi trọng nhạc tính của thơ. Đó là chất nhạc nội tại do nhịp điệu của cảm xúc chứ không chỉ đơn giản từ thể thơ, cách gieo vần.                                                                                      
* Những gợi ý về hình tượng G.Lor-ca trong bài thơ:
-         Người nghệ sĩ tự do, ngang tàng với tiếng đàn muôn cung bậc
+ “Những tiếng đàn bọt nước” vang lên ngay từ đầu bài thơ. G.Lor-ca thường xuất hiện cùng tiếng đàn. Cây đàn ghi ta là vũ khí đấu tranh, phương tiện cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn ghi ta như là bản mệnh của Lor-ca.
4- Hình ảnh một nghệ sĩ “trên yên ngựa mỏi mòn” lang thang dọc những con đường mịt mờ, những cánh rừng trùng điệp, âm u, làm bạn với “vầng trăng chếnh choáng”, người nghệ sĩ “hát nghêu ngao” những khúc hát ca ngợi tự do, thể hiện lòng yêu đời thật hèn nhiên.   ‘

-       Người nghệ sĩ - hiệp sĩ đơn độc mà kiêu hãnh
+ Lor-ca vừa là một nghệ sĩ tự do vừa là một hiệp sĩ trong cuộc đấu quyết liệt với bọn độc tài. Màu “áo choàng đỏ gắt” cứ toát lên sự thách thức.

4- Đù ơ tư cách nào Lor-ca cũng thật đơn độc... Chính vì đơn độc nên Lor-ca càng kiêu hãnh và sự kiêu hãnh của chàng toát lên trong tình cảnh đơn độc ây.
+ Lor-ca kiêu hãnh đón nhận cái chết, chấp nhận số phận (chú ý sự chủ động, dứt khoát giã từ qua cách miêu tả của Thanh Thảo : chàng ném lá bùa cô gái Di-gan/vào xoáy nước/chàng ném trái tim mình/vào lặng yên bất chợt).
-      Một nghệ sĩ- hiệp sĩ chịu cái chết bất ngờ, thảm khoe nhưng bắt tử, vượt khỏi vòng sinh tử thông thường
+ Cái chết đến với Lor-ca thật bất ngờ, thảm khốc (Chú ý cách ngẳt, chuyển nhịp, giọng ở khổ thơ thứ 2; từ “áo choàng đỏ gắt” bỗng thành “áo choàng bê bết đỏ”).
+ Tiếng ghi ta muôn cung bậc, biến hoá được diễn tả ở khổ 3 đã thể hiện sự phong phú của điệu hồn, cảm xúc ở Lor-ca và cái chết đau đớn của chàng. Khả thơ này sử dụng một loạt kết hợp từ mới lạ thể hiện sự tương giao giữa các giác quan.
+ Cây đàn thì có thể chôn nhưng tiếng đàn không thể nào chôn nổi. Vật chất thì nhất thời nhưng những giá trị tinh thần cao quý có thể trường tồn, bất diệt. Tiếng đàn của Lor-ca vẫn sống bền bl, tự nhiên như “cỏ mọc hoang”. Cái chết của Lor-ca lay động cả vũ trụ, nhân gian mà cũng thật trong trẻo, lắng đọng (Giọt nước mắt vầng trăng / Long lanh trong đáy giếng),
+ Lor-ca đã bơi từ bờ sinh sang bờ tử của dòng sông cuộc đời trên chiếc ghita màu bạc. Đó là màu của sự hoá thân, sự chuyển hoá sang cõi khác. Với những người như Lor-ca, chết trên cõi trần như thế chỉ là sự chuyển hoá để sang một cõi sống khác. Vì thế, chàng đi đến cái chết “như người mộng du”, chàng thanh thản chấp nhận định mệnh dẫu cái chết đến thật bất ngờ, thảm khốc mà thanh đàn ghi ta của Lor-ca được láy lại thành một câu, một khổ cuối bài thơ (li-la-li-la-li-la...) đã diễn tả sự bất từ ấy.

Xem thêm >>> Nội dung và hoàn cảnh sáng tác "Đàn ghita của Lorca"

Trên đây là dàn ý phân tích hình tượng của G.Lorca mà Cunghocvui gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3