Đăng ký

Phân tích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

A. ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim 
Đằm mình trong êm ả 
Sóng long lanh vẩy cá 
Chim hót trên bờ đê.
                           (Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông)
1.        Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên.
2.     Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong đoạn trích trẽn.
3.     Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng.
4.     Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông La.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi còn nhỏ tuổi, Darwin không bộc lộ một hứa hẹn nào rằng sau này sẽ trở thành một nhà khoa học lừng danh trên thế giới. Tuy xuất thân từ một gia đình gồm các học giả và nhà chuyên môn nhưng Darwin không phải là một học sinh xuất sắc. Tại trường tiểu học, cậu Charles chán nản trước tiếng Latinh và chương trình giáo dục cổ điển kém uyển chuyển. Cậu bị vị hiệu trưởng trách mắng vì đã phí thời gian vào các thí nghiệm hóa học hay vào công việc thu thập các côn trùng, các mẫu đả. Theo bước chân của cha, Charles được gửi tới Trường Đại học Edinburg vào năm 16 tuổi để theo học y khoa. Sau hai năm học tại trường này, cậu nhất định rằng ngành Y không thích hợp nên được chuyển sang Đại học Cambridge để sau này phục vụ cho Nhà thờ Anh Cát Giáo, Charles Darwin đã coi ba năm dài tại trường đại học sau nảy là phí phạm thời gian nhưng dù the, Darwin đã hưởng lợi to lớn nhờ quen biết hai vị thầy nhiều ảnh hưởng, đó là ông John Stevens Henslow, Giáo sư môn Thực vật, và ông Adam Sedgwick, Giáo sư môn Địa chất. Nhờ hai vị thầy chỉ dẫn, Darwin đã trải qua nhiều thời gian trong các cuộc du khảo, thu lượm các loại côn trùng và thực tập cách quan sát thiên nhiên.
                                 (http://khoahoc.tv/charles-darwin-va-tac-pham- nguon-goc-cua-cac-chung-loai-1151)
5.        Văn bản trên sử dụng kiểu lập luận nào?
6.        Chỉ ra câu chủ đề của văn bản trên.
7.      Theo tác giả, ba năm học ở trường đại học của Darwin có hoàn toàn phí phạm hay không?
8.      Theo anh/chị, thành tựu khoa học của Darwin có được nhờ những yếu tố nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Thân Nhân Trung từng nói: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Còn trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.
Từ những ý kiến trên, anh/chị hãy viết bài luận về tầm quan trọng của hiền tài, trí thức và việc trọng dụng hiền tài, trí thức trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.
Câu 2 (4 điểm)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét: Trong đời sống văn học, những nhà văn có tài năng, người thì đóng góp vào một cách viết, người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lợi chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé, đặc sắc mà giàu giá trị.
Hãy tìm và phân tích những “những thứ rất nhỏ bé, đặc sắc mà giàu giá trị” trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” để thấy được tài năng và đóng góp của nhà văn Tô Hoài.

B. GỢI Ý
PHẦN I
1.     Các từ láy: mươn mướt, thầm thì, thong thả, lim dim, long lanh.
2.     Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy: giúp cho việc diễn đạt trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Từ láy mươn mướt tượng hình, gợi ra hai hàng tre xanh, cong vút bên bờ sông; những từ thầm thì, thong thả, lỉm dim cho thấy sự vật yên bình, mang hơi thở của cuộc sống.
3.     Biện pháp tu từ nhân hoá: hàng mi/Bè đi chiều thầm thì/Gỗ lượn đồn thong thả. Biện pháp tu từ nhân hoá có tác dụng miêu tả cảnh vật sinh động, mang dáng vẻ, hơi thở của cuộc sống con người. Sự vật, cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn.
4.      Học sinh tự viết bài cảm nhận.
5.      Kiểu lập luận: Giải thích.
6.     Câu chủ đề: Khi còn nhỏ tuổi, Darwin không bộc lộ một hứa hẹn nào răng sau này sẽ trở nên một nhà khoa học lừng danh trên thế giới.
7.     Theo tác giả, ba năm học ở đại học của Darwin không hoàn toàn uổng phí vỉ Darwin đã hưởng lợi to lớn nhờ quen biết hai vị thầy nhiều ảnh hưởng, đó là ông John Stevens Henslow, Giáo sư môn Thực vật, và ông Adam Sedgwick, Giáo sư môn Địa chất.
8.     Thành tựu khoa học của Darwin có được nhờ ông luôn chú trọng thực nghiệm, làm các thí nghiệm hoá học; tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên: thu thập các côn trùng, các mẫu đá du khảo, thu lượm các loại côn trùng và thực tập cách quan sát thiên nhiên. Ngoài ra, Darwin thừa hưởng sự di truyền ở một gia đình bác học, và có một môi trường học tập tốt, cởi mở, khuyến khích các nhà khoa học.
PHẦN II
Câu 1.
Đề bài yêu cầu bàn luận về một vấn đề tư tưởng: coi trọng và sử dụng hiền tài của đất nước, đặc biệt trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. Tuy dẫn câu nói cụ thể của hai danh nhân nhưng vấn đề cần nghị luận cũng tương đối mở, đặc biệt trong cách luận giải và đưa dẫn chứng.
Nếu người viết có thể trình bày ngắn gọn về hai tác giả và xuất xứ của hai ý kiến trên thì sẽ thêm tư liệu giúp hiểu rõ hơn tư tưởng được nêu.
Thân Nhân Trung (1419 - 1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập nội phụ chính, Tế tửu Quốc Tử Giám; được vua Lê Thánh Tông mời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử. Là nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông phong là Phó Đô Nguyên suý.
Thân Nhân Trung được triều đình tin dùng trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo nhân tài cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Trong các kì thi hương, thi hội ông đều có đóng góp tích cực. Bài vở của các thí sinh, vua đều giao cho Thân Nhân Trung xem xét đọc duyệt để trình lên. Năm 1493, ông được giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Với trọng trách này, Thân Nhân Trung ỉại càng phải tăng thêm trách nhiệm chăm lo vun trồng cho sự nghiệp nhân tài của đất nước.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là ức Trai, quê ở thôn Chi Ngại, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau này Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại giặc Minh và có những đóng góp to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình, ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,., Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
a) Mở bài
-       Dẫn câu nói của Thân Nhân Trung và Nguyễn Trãi.
-      Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Vai trò, tầm quan trọng của hiền tài, trí thức và việc trọng dụng hiền tài, trí thức trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.

b) Thân bài
*    Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung và Nguyễn Trãi
Nghĩa gốc của từ “hiền” là ăn ở tốt với mọi người, hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; “tài” là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Với nghĩa chuyển, “hiền tài” được hiểu là người tài cao, học rộng và có đạo đức, hết lòng phụng sự lợi ích của nhân dân, Tổ quốc. Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, của xã hội.
Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất nước: người hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh - suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Như vậy, muốn cho nguyên khí thịnh, đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi' dưỡng nhân tài.
*    Khẳng định vai trò của hiền tài với việc xây dựng, bảo vệ đất nước
-      Trong lịch sử: Hiền tài là sự kết tụ tinh hoa của đất trời, của khí thiêng sông núi, của truyền thống dân tộc. Người xưa đã nói: Địa linh sinh nhân kiệt, vậy nên hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Những người được coi là hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hưng vong của một triều đại nói riêng và của quốc gia nói chung (những bậc hiền tài như Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung... đều có thể xem là những bậc hiền tài có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc).
-     Ở hiện tại: Đất nước hội nhập đứng trước nhiều sự thử thách của thế giới về phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, quân sự. Điều này càng đòi hỏi sự cống hiến của hiền tài, của những trí thức, nhà khoa học của đất nước.
Chính sách sử dụng nhân tài, trọng dụng nhân tài là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao mới qua các thời kì cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước: Hồ Chủ tịch và nhiều lãnh đạo đất nước sau này không chỉ trọng dụng người tài, trí thức trong nước mà còn không ngừng vận động trí thức, kiều bào nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
* Giải pháp: Học sinh cần nêu giải pháp cũng như những hạn chế trong việc sử dụng, thu hút nhân tài hiện nay.
Nêu phương châm ứng xử, hành động.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
Câu 2.
Đề bài yêu cầu làm rõ tài năng, sáng tạo của nhà văn Tô Hoài qua việc xây dựng các chỉ tiết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đây là dạng đề mở, ngoài việc cần làm rõ vai trò của chi tiết trong cấu trúc tác phẩm, thể hiện tư tưởng, tài năng của nhà văn, người viết hoàn toàn có thể tự chọn các chi tiết trong tác phẩm đề phân tích.
M.Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “chi tiết” là: “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” (Ví dụ: Kể rành rọt từng chi tiết). “Là thành phần riêng rẽ hoặc tố hợp đơn giản nhất của chúng có thề tháo lắp được” (Ví dụ: Chi tiết máy). Như vậy, trong đời sống hằng ngày, từ “chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo.
Trong văn học, theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) “chi tiết” là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi chung ỉà chi tiết nghệ thuật.
Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Nếu sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ờ sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc chính là chi tiết.
-        Chi tiết nghệ thuật mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ:
-      Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật, về con người và cuộc sống của nhà văn.
-        Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt và thiếu sức hấp dẫn.
Với tác phẩm Vợ chồng A Phủ, học sinh có thể chọn các chi tiết: Lúc nào cũng thế, dù đang làm công việc gì, người con dâu trừ nợ cũng “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”; Trong đêm mùa xuân nghe tiếng sáo: Mị uống rượu, Mị thổi sáo bốn bếp lửa, MỊ lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng...; Tâm trạng Mị khi chợt thấy dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông, hành động vụt chạy theo A Phủ...

Xem thêm >>> Tóm tắt truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Đừng quên like và share bài viết nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3