Đăng ký

Nỗi nhớ tình yêu: Tương tư - Nguyễn Bính và Sóng - Xuân Quỳnh

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
          Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết.

          Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.
                                                                    (Theo Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương, Câu chuyện tiếng lai, báo điện tử Vietnamnet ngày 03/03/2007)
Câu 1: Đoạn trích trên nhắc tới hiện tượng nào đang xảy ra trong xã hội?
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: "Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết."
Câu văn vừa phân tích là câu đơn, câu ghép hay câu phức?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của giới trẻ trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong bộ phim "Three idiots" (Ba chàng ngốc), câu nói cuối phim đọng lại một cách sâu sắc trong lòng mỗi khán giả đó là: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn"
Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói trên? Viết một đoạn văn khoảng 200 từ, bàn về vấn đề theo đuổi đam mê là cách tốt nhất đề đi đến thành công.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau:
                                       Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
                                 Một người chín nhớ mười mong một người.
                                         Gió mưa là bệnh của giời,
                                 Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng?
                                                          (Tương tư, Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.55)
                                  Con sóng dưới lòng sâu
                                  Con sóng trên mặt nước
                                  Ôi con sóng nhớ bờ
                                  Ngày đêm không ngủ được
                                  Lòng em nhớ đến anh
                                  Cả trong mơ còn thức.
                                                             (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.123) 

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1: Đoạn trích trên đang nói về một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay: hiện tượng nói tiếng bồi/nói nhiều từ nước ngoài chen vào cuộc trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ một cách không cần thiết.
Câu 2:
Phân tích cấu trúc ngữ pháp:
Trạng ngữ: trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ
Thành phần phụ chú: nhất ỉà cửa tin học và công nghệ thông tin
Chủ ngữ 1: nhiều thuật ngữ mới. Vị ngữ 1: ra đời
Chủ ngữ 2: khuyết thiếu (có thể là từ chúng ta). Vị ngữ 2: chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt 
Chủ ngữ 3: khuyết thiếu (có thể là từ chúng ta). VỊ ngữ 3: buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết
=> Câu trên thuộc kiểu câu ghép.
Câu 3: Các phép liên kết trong đoạn trích trên:
-    Phép điệp: tiếng, tiếng Việt, tiếng Anh, nói.
Phép liên tưởng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, thuật ngữ, nói, viết...
-    Phép nối: Phải nhận rằng, Song.
Câu 4: Học sinh tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân, có thề tham khảo một số gợi ý sau:
-    Giới trẻ là những người nhạy bén nhất với những cái mới, dễ tiếp thu những thứ cách tân, mới lạ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, đối với tiếng nói mẹ đè, giới trẻ được tùy ỷ sáng tạo, bóp méo. Mỗi người trẻ cần phải trang bị cho mình ý thức, sự trân trọng và hiểu biết vốn từ của nước ta.
-    Mỗi người trẻ cần cố gắng tận dụng vốn từ phong phú của dân tộc, viết đúng chỉnh âm, chính tả đồng thời, cũng cần làm giàu tiếng Việt bằng cách cập nhật nhũng tù ngư mới của ngôn ngữ nước ngoài mà tiếng Việt chưa có từ tương đương.

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thúc:
-    Viết đúng 01 đoạn vãn, khoảng 200 từ.
-    Trình bảy mạch lạc, rỗ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đật câu,...
-    Giải thích: Vai trò của đam mê, khát vọng và ý thức thực hiện những đam mê và khát vọng đó là cách hiệu quả nhất để mỗi người đi đến thành công. Việc tìm đến thành công không có phương hướng, mục đích và những kế hoạch cụ thể thì sẽ không thể đạt được hiệu quả, muốn có được thành công thì con người không quá bận tâm, không quá lo lắng một cách mù quáng mà hơn cả là sự theo đuổi đam mê, theo đuổi ước mơ và dần dần thực hiện những kế hoạch đề ra.
-    Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao thành công thường không đến với những không theo đuổi đam mê
-H- Mỗi người đều mang trong mình những định hướng, những đam mê trong cuộc đời mình. Những đam mê tạo cho họ động lực làm mọi thứ, động lực vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, trong mọi công việc để giải quyết chúng một cách dễ dàng. Những người này sống vì đam mê của họ, những thành công họ đạt được sẽ rất đáng giá.
++ Những người không đến với thành công bằng niềm đam mê thường tìm đến thành công như một cuộc đua, họ mong muốn có được thành công một cách nhanh chóng và tiến đến nó một cách vội vàng. Họ không có kế hoạch và sự thực hiện những kế hoạch đó nên con đường đến thành công của họ thường không có định hướng.
+ Để theo đuổi đam mê của mình, con người cần chuẩn bị những hành trang gì?
++ Mỗi người đều có đam mê nhưng vấn đề gìn giữ đam mê và thực hiện đam mê đó mới là điều quan trọng. Những người có đam mê trong cuộc sống sẽ có những động lực rất lớn trong việc tìm đến thành công của họ. Niềm đam mê sẽ tạo cho mỗi con người định hướng đúng đắn về tương lai của họ, về những điều mà họ mong muốn làm được trong tương lai.
++ Để giữ vững và thực hiện đam mê, con người cần không bận rộn tìm kiếm thành công mà bỏ qua những giá trị cuộc sống dù là đơn giản nhất, điều này có nghĩa là họ tiến đến thành công một cách chậm rãi, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Điều này đem đến việc mỗi người sẽ từng bước đến với thành công. Thành công đến với họ một cách tự nhiên bởi họ đã chuẩn bị sẵn thành công định hướng mà quên đi đam mê của bản thân.
Câu 2 (5 điểm):

1.Mở bài:
-    Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ. Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái... hay một Xuân Quỳnh với một tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương.
-    Nguyễn Bính là nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Hai tác giả ở hai thời đại, nhưng có điểm gần gũi: đều là những nhà thơ viết rất hay về đề tài tình yêu. Hai tác phẩm Tương tư của Nguyễn Bính và Sóng của Xuân Quỳnh, hai bài thơ trải ra những cung bậc đa dạng của nỗi nhớ, tiêu biểu là hai đoạn thơ:
2.    Thân bài:
a) Giới thiệu chung:
- Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong hào Thơ mới (1932 - 1945). Giữa những giọng điệu mới lạ, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được âm hưởng gần gũi với ca dao dân ca, giản dị hồn nhiên mà ngọt ngào, thắm thiết. Đoạn thơ trích trong bài thơ "Tương tư" nói lên tâm trạng khắc khoải chờ mong của một chàng trai đang yêu với tình yêu đơn phương không được đáp đền. Mối tương tư ấy được đặt vào khung cảnh nông thôn với dáng dấp một mối tình chân chất như trong ca dao và mang hương vị đồng quê mộc mạc...
+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. "Sóng" là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Đoạn thơ sau đó được in trong tập "Hoa dọc chiến hào". Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ trích trong bài thơ Sóng là sự bồi hồi của trái tim người con gái đang yêu, là sự nhớ thương, thao thức của một tâm hồn nhiều nhung nhớ.
b) Đoạn thơ trong bài thơ "Tương tư"
-Cũng như các nhà thơ lãng mạn cùng thời, Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu. “Cái tôi” trong thơ Nguyễn Bính không nổi lên mà tan hòa vào không gian đồng quê bằng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa như trong ca dao.
- Đây là đoạn mở đầu của bài thơ, người con trai đa tình chân thành thú nhận nỗi tương tư đơn phương. Anh có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với làng mạc quê hương. Từng lời, từng chữ, cách nói, lối nói mang đậm chất thơ ca dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, một người, chín nhớ, mười mong. Nói chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông là nói chuyện một người đang nhớ một người. Dùng lối diễn đạt ước lệ để giãi bày niềm thương nỗi nhớ dâng đầy. Cái khác lạ ở Nguyễn Bính, vận dụng ca dao nhưng rất sáng tạo, nhà thơ đặt niềm thương nỗi nhớ ấy trong cấu trúc điêu luyện của riêng mình: Một người chín nhớ mười mong một người. Hai từ một người được đẩy ra hai điểm mút của câu thơ tạo sự xa cách, trống vắng, cô đơn và giữa hai đầu xa thẳm ấy là cả một trời thương nhớ: chín nhớ mười mong. Nỗi tương tư của người con trai được diễn tả thật da diết, mãnh liệt, vô biên tuyệt đích để cuối cùng trở thành bệnh tương tư.
- Từ nỗi nhớ người yêu luôn thường trực, cháy bỏng trong lòng, cái tôi trữ tình suy ngẫm, liên tưởng, nhận diện nỗi nhớ. Người ta thường nói nỗi nhớ là sự sống của tình yêu, còn Nguyễn Bính thì quy kết thành bệnh. Cái bệnh kinh niên sinh ra từ tâm lý con người, không ai nói mình yêu mà không nhớ, nhớ mà không yêu. Yêu là nhớ, đó là quy luật. Quy luật của lòng người cũng như quy luật của tự nhiên. Trời đất không thề không có gió mưa, sống không thể Không nhớ không thương một kẻ nào (Xuân Diệu). Một sự thùa nhận thành thật, ý vị khẳng định tính tất yếu của tự nhiên cũng như tâm lý con người.
+ Đoạn thơ sử dụng các hình ảnh sóng đôi: Đông - Đoài, gió—mưa, tôi—nàng... tô đậm khát vọng lứa đôi. Sử dụng thể thơ lục bát cùng với các hình thức diễn đạt, cách dùng địa danh quen thuộc của ca dao, dân ca khiến đoạn thơ có vẻ đẹp dung dị, duyên dáng dễ di vào lòng người. Chất chân quê của hồn thơ Nguyễn Bính được biểu hiện rất tài tình, khiến đọc lên người ta cứ ngỡ ca dao chứ không phải thơ hiện đại, và nhiều người mượn 
nó để nói hộ lòng mình. Đó là tiếng tơ đồng điệu và được xem là nhũng câu thơ bất hủ.

Có thể bạn quan tâm: Tương tư - Nguyễn Bính
c) Đoạn thơ trong bài thơ Sóng:
+ Hòa cùng những con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kín của tâm hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “má hồng”. Bài thơ "Sóng" ra đời khi những con sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. "Sóng" và nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Đây là một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ tuy nó có sáu câu. Sáu câu thơ trải dài như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm.
- Hai câu thơ đầu với hình thức lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối “dưới lòng sâu - trên mặt nước ” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Có con sóng gầm gào trên mặt đại dương nhưng cũng có con sóng cuộn trào trong lòng biển cả. Con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt nước. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt. Cũng như sóng kia thôi, dù dịu êm hay dữ dội thì sóng vẫn luôn nhớ bờ, và em vẫn luôn nhớ anh.
- Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở. Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ. Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khát khao tìm về bến bờ. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ thì thao thức một nỗi niềm. Nên con sóng đã hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian xa thẳm. Nó bất chấp cả thời gian “ngày đêm không ngủ được” để quyết tâm hướng vào bờ cho thỏa nỗi niềm mong nhớ.
- Và nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh. Đó âu cũng là quy luật của tình yêu. Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất tinh tế. Lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người. Nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói lòng em nhớ nghĩa là chị đã phơi bày tất cả gan ruột của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ. Vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lý “cả trong mơ còn thức”. Câu thơ “có trong mơ còn thức" lóe lên điểm sáng của nghệ thuật. Nó làm đảo lộn nhịp sống, nỗi nhớ không chỉ làm lòng em “bổi hồi bồi hồi, như đống lửa như ngồi trong than” mà nó còn làm cho em nhớ nhung, thao thức ngay cả trong giấc ngủ. Có thể nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bật nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa nhan đề "Sóng"
d) Nét tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ:
- Nét tương đồng:
+ Cùng đề tài về nỗi nhớ - một cảm xúc đặc trưng của tình yêu. Đó là nỗi nhớ của người đang yêu, người sống trọn vẹn trong không gian thương nhớ, vì nhớ mà cứ một mình tường tượng, một mình thao thức nghĩ suy, thậm chí người kia có biết, có hiểu, có thấu hay không còn chẳng rõ.
+ Đều đặt nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với không gian và thời gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở mức độ lắng sâu, da diết nhất: nỗi nhớ triền miên, đầy ắp trong tâm hồn, nỗi nhớ tràn ra khiến cả không gian xung quanh nhuốm màu nhung nhớ, nỗi nhớ trài ra, choán đầy cả bề rộng lẫn bề sâu.
+ Đều thể hiện được tác động mạnh mẽ của nỗi nhớ đối với tâm hồn con người: chàng trai trong "Tương tư" bị nỗi nhớ dày vò; trong "Sóng", nỗi nhớ chiếm trọn cả phần ý thức và vô thức bởi tình yêu đã làm chủ trái tim người con gái.
- Nét khác biệt:
+ Chủ thể trữ tình:
++ "Tương tư" thể hiện nỗi nhớ và gương mặt tình yêu của chàng trai nơi thôn quê dân dã: vừa e dè, kín đáo lại vừa sâu sắc, mãnh liệt, chân thành.
++ Sóng là tình yêu, là sự thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu. Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu, Xuân Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa dạt dào, sôi nổi, vừa đằm thắm, lẳng sâu, da diết, thường trực như những con sóng ngoài đại dương.
+ Cách thức biểu hiện:
++ Với "Tương tư", Nguyễn Bính đã xây dựng hình tượng chàng trai nơi thôn dã với nỗi tương tư giăng mắc trong không gian, trải ra trong thời gian, vò xé trong tâm hồn. Nhà thơ đã dựng lên cả một thế giới thôn quê với thôn Đoài, thôn Đông,... trong không gian ấy, con người hiện lên như một kẻ đồng bệnh với giời để nỗi tương tư mang tầm vóc vũ trụ. Nếu nỗi nhớ được giải tỏa thì hạnh phúc sẽ đến. Nhưng vì không được giải tỏa nên tâm trạng chàng hai rơi vào nỗi dày vò làm này sình bao trạng thái cảm xúc phức tạp xuyên suốt nồi nhớ.
++ Sóng: Xuân Quỳnh xây dựng cặp hình tượng sóng - em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất. Nữ sĩ đã đi từ quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của tâm hồn: sóng dưới lòng sâu là con sóng ngầm, sóng trên mặt nước là con sóng tự bộc lộ mình trọn vẹn. Song dù ở dạng nào, con sóng vẫn dạt dào, vẫn nhớ bờ, cũng như em biểu hiện ra bên ngoài hay ẩn kín trong tâm tư thì cũng là nhớ đến anh - nghĩ về anh - hướng về anh, thậm chí cả trong mơ còn thức. Con sóng thức là con sóng ở dạng tồn tại, nỗi nhớ anh và tình yêu với anh làm nên ý nghĩa tồn tại của em. Cái sâu sắc, mãnh liệt của nỗi nhớ cũng chính là độ sâu sắc, mãnh liệt của tình yêu.
- Nghệ thuật:
+ "Tương tư" chọn thể thơ lục bát với âm điệu đằm thắm và kể thừa những hình thức biểu hiện quen thuộc của ca dao như ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, đại từ... Nguyễn Bính đã tạo nên một hình tượng tương tư rất chân quê. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi góp phần tạo nên không gian nghệ thuật thôn dã.
+ "Sóng", nhà thơ xây dựng cặp hình tượng sóng - em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất; đồng thời chọn thể thơ năm chữ với nhịp ngắn, liền mạch dễ chuyển tải dòng cảm xúc dạt dào, âm điệu của khổ thơ là âm điệu của những con sóng lòng nhiều dư ba.
e) Đánh giá:
+ Tương tư cho thấy hồn thơ Nguyễn Bính mang nét riêng, không lặp lại khi tìm về cội nguồn thơ ca dân gian để thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu của chàng trai thôn quê. Đó là chất “quê mùa” đáng yêu của một nhà thơ mới. Đồng thời cũng là sự đóng góp làm nên tên tuổi của Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới 1932 — 1945.
+ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập... nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.

3.    Kết bài:
Tình yêu là tình cảm rất nhân văn của con người, nỗi nhớ là trạng thái cảm xúc đặc trưng, làm nên sắc thái của tình yêu đôi lứa. Thể hiện nỗi nhớ của tình yêu, các nhà thơ đã thể hiện được chất nhân văn, màu sắc văn hóa trong đời sống tâm hồn con người. Những đóng góp, khám phá riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca, khẳng định tài năng của mỗi nhà thơ và sức hấp dẫn lâu bền của mỗi tác phẩm. 

Xem thêm >>>  Dàn ý "Sóng" - Xuân Quỳnh

Trên đây là đề thi và gợi ý đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2017, đề gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn cảm nhận về cách thể hiện tình yêu qua lời văn của hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh. Hãy like và share bài viết nhé!