Đăng ký

Chất “thép” ở những người chiến sĩ cách mạng kháng chiến chống Pháp

A. ĐỀ BÀI

I.       ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Học vẹt
Thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc làu làu nhưng không hiểu cái gì.
Còn cổ câu: Học như vẹt, học như cuốc kêu.
Chuyện kể:
Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người. Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày ra rả, lặp đi lặp lại tỉếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn. Con vẹt tỏ vẻ hãnh diện, nó mới lên giọng:
-              Từ nay, ta toàn nói bằng tiếng người, chẳng đả động đến tiếng chim nữa.
Loài chim thấy chú vẹt hợm hĩnh mới họp nhau lại bàn cách dạy cho con vẹt một bài học. Con sảo nhảy lên cành cây cao gần nơi chú vẹt ở, nói to lên rằng:
-              Chú vẹt à, bác đây cũng giỏi tiếng người, bác sẽ bày thêm cho chú học thật giỏi để nói chuyện thông thạo được với người.
Vẹt vui mừng ra mặt. Sáo bèn dạy:
-              Vẹt là tên ngụ. Vẹt ngu, vẹt ngu!
Vẹt lặp lại tiếng sảo:
-              Vẹt là tên ngu. Vẹt ngu, vẹt ngu
Cả bầy chim trong vườn được một trận cười thỏa thích.
(...)
Quả là học vẹt thì chẳng hiểu sâu xa cái gì, thế gian cũng lắm kẻ học vẹt, cố tình bắt chước người khác mà lại tỏ ra hãnh diện hơn đời, thì cũng đang thương như con vẹt kìa tự chửi mình mà thôi.

(Tiêu Hà Minh, Theo Đi tìm điển tích thành ngữ, NXB Thông tấn 2014)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Nối ý ở cột A và cột B một cách hợp lí nhất.

A- Phần
 1. Thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc...
2. Còn có câu: Học như vẹt, học như cuốc kêu 
3. Chuyện kể:...
4. Quả là hoc vet thì chẳng hiểu.........

B- Nhiệm vụ
A. Các cách diễn đạt khác nhau
 B. Các cách sử dụng thành ngữ
C- Giải thích nội dung thành ngữ
D- Nguồn gốc của thành ngữ
E. Bình luận và liên hệ đời sống của thành ngữ

Câu 3: Con vẹt đã “đối xử” như thế nào với tiếng chim - ngôn ngữ của giống loài? Và hậu quả nó nhận được là gì?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người viết ở đoạn cuối (in đậm) không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nội dung của văn bản đọc - hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề lựa chọn phương pháp học tập. Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5,0 điểm): Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Khi Bác nói trong thơ nên có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép’'’ (Tiếng hát tự do - Nhật kí trong tù và những lời bình - Nxb Văn hoá thông tin, H, 1997).
Phân tích bài thơ Chiều tối để chứng minh cho nhận định trên. Từ đó, hãy liên hệ với một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ sự phát huy chất “thép” ở những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.

B.HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.             ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 2 (1,0 điểm):
1-C; 2-A; 3-D; 4-E.
Câu 3 (0,5 điểm):
-              Con vẹt đã tỏ thái độ coi thường, chối bỏ tiếng chim, chỉ thích nói tiếng người.
-      Hậu quả: Bị bầy chim dạy cho một bài học, tự chửi mình là ngu trong khi lại nghĩ là mình đang nói tiếng người.
Câu 4 (1,0 điểm):
-      Có thể bày tỏ quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau: đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối.
-              Nội dung giải thích yêu cầu hợp lí, thuyết phục, đảm bảo logic
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2.            Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
Vấn đề lựa chọn phương pháp học tập.
3.            Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò, ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp học tập. Có thể theo hướng sau:
-       Phương pháp học tập là cách thức, định hướng để tiến hành việc học tập đạt hiệu quả cao nhất.
-       Việc lựa chọn phương pháp học tập có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người vì học tập là việc làm suốt đời. Trong xã hội hiện đại, khi lựa chọn phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp giúp con người đạt được thành tích học tập tốt, tiếp thu được khối lượng kiến thức lớn, đạt được mục đích học tập.
-       Tuy nhiên, để có phương pháp học tốt không phải dễ, cần tránh việc học tủ, học vẹt mà hướng tới sự sáng tạo, chủ động.
-       Liên hệ bản thân: có ý thức sâu sắc về vai trò của phương pháp học, nỗ lực tìm kiếm và xây dựng phương pháp học tập hiệu quả.
4.       Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.      Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài. văn nghị luận(0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2.            Xác định đúng văn cần nghị luận (0,5 đì êm):
Phân tích bài thơ “Chiều tối” để là sáng tỏ cho nhận định về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh.
3.            Triển khai vấn đề nghị luận
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a.            Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm):
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, cũng là nhà văn, nhà thơ lớn, lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”. Bài thơ được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh.
b.            Giải thích nhận định (0,25 điểm):
-              Thép ở trong thơ: đó là chất chiến đấu, cách mạng, là tinh thần chiến sĩ, tinh thần cách mạng để đưa thi ca nói riêng và văn học nói chung thành vũ khí đấu tranh cách mạng.
-              Nhưng chất cách mạng và tinh thần chiến sĩ trong thơ đâu phải chỉ có một dạng biểu hiện trực tiếp. Đọc “Nhật kí trong tù” ta thấy bài nào cũng có “thép”, câu nào cũng có “thép” nhưng nhiều bài thơ không nói đến “thép”, không lên giọng “thép” nghĩa là nói đến chuyện cách mạng, chuyện chiến đấu, lên giọng chiến đấu một cách cứng nhắc. Không nên hiểu “chất thép” trong thơ nói chung và trong thơ Hồ Chí Minh nói riêng một cách đơn giản, máy móc. về điểm này, ý kiến của Hoài Thanh là hoàn toàn xác đáng.
c.             Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm sáng tỏ nhận định (2,0 điểm):
-              “Chiều tối” là bài thơ có chất thép “ẩn”: không nói chuyện thép, lên giọng thép nhưng khi đặt vào hoàn cảnh ra đời của thi phẩm (trong lao tù, trên đường chuyển lao nhọc nhằn); nhìn sâu vào mạch vận động của hình tượng thơ sẽ thấy bài thơ lấp lánh chất thép.
-              Hai câu thơ đầu:
+ Hai câu thơ là bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối, ngụ nỗi buồn của con người trên đường chuyển lao. Cũng giống như trong thơ cổ phương Đông, bức tranh thiên nhiên ở đây được vẽ nên bằng những nét chấm phá. Nhà thơ không nghiêng về tả mà gợi ra vài nét, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật. Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên miền sơn cước và cái hồn buồn hiu hắt của núi rừng lúc chiều muộn hiện ra một cách đơn sơ qua cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ cùng áng mây lẻ loi, trôi lững lờ giữa tầng không.
+ Đặt trong hoàn cảnh của một người tù, bị giải đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chưa tàn”, phải hứng chịu “Rát mặt đêm thu trận gió hàn”, trải qua “53 cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”, trong tình cảnh “xiềng xích thay dây trói” thì hai câu thơ còn có một chiều sâu khác, chiều sâu của tâm hồn, ý chí Hồ Chí Minh. Dù gian khổ thế nào, tâm hồn Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên, trìu mén dõi theo chuyển động của tạo vật. Đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khoải một ước mong sum họp, một khao khát tự do. Đau đớn và mệt mỏi là vậy mà cảm
hứng thơ vẫn đến với Bác. Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ có dáng vẻ ung dung, thư thái của một tao nhân mặc khách đang thưởng ngoạn cảnh, yêu say vẻ đẹp thiên nhiên mà thôi.
- Hai câu cuối:
+ Hai câu thơ khắc họa bức tranh sinh hoạt đời thường nơi xóm núi. hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động - một hình ảnh chân thực, rất đời thường và rất đáng trân trọng Thời gian đang dần trôi theo những vòng quay xay ngô, Không gian ở câu thơ thứ tư ngày càng được thu nhỏ lại, Từ cảnh trời mây bao la đến cảnh cô gái xay ngô và cuối cùng là hình ảnh bếp lửa hong. Bep lửa hồng đã làm đêm tối bừng sáng và ấm áp
+ Cô gái, bếp lửa gợi tới cảnh gia đình, ngô hạt xay xong, bếp đỏ lên gợi tới công việc, sự nghỉ ngơi và sum họp - thấp thoáng trong những hình ảnh ấy như có một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa đất nước, quê hương. Đấy là tâm hồn nhà cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui giữa đời thường.
+ Bài thơ đã vận động từ ánh chiều u ám, tăm tối đến ánh lửa hồng và niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Chữ “hồng” trong bài thơ không chỉ là hình ảnh ngọn lửa mà đó là hình ảnh của ý chí, tinh thần cách mạng Hồ Chí Minh. Đây chính là chất thép chìm, nhìn kĩ mới thấy được ánh sáng của nó nhưng càng nhìn lâu càng thấy sáng.

Có thể bạn quan tâm: Hiện đại và cổ điển trong bài thơ "Chiều tối"

d.            Đánh giá, bình luận ý kiến (0,25 điểm):
-    Ý kiến rất xác đáng, là sự đánh giá đúng đắn và khoa học đối với giá trị thơ ca HỒ Chí Minh nói riêng và bài thơ “Chiều tối” nói chung. Đây là một định hướng giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về thơ ca Hồ Chí Minh.
-    “Chiều tối” là bức tranh thiên nhiên miền sơn cước và bức tranh cuộc sống lao động của con người. Bài thơ khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai và ánh sáng, ý chí mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh, tự do về tinh thần. Bài thơ không hề lên giọng thép nhưng chất thép vẫn ngời lên sau hình ảnh thơ.

e.            Liên hệ để làm sáng tỏ sự phát huy chất thép ở những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp (0,75 điểm):
-              Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” và người cán bộ cách mạng về xuôi trong bài thơ Việt Bắc đều là hình tượng tiêu biểu cho người chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
-     Họ đã sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm luôn rình rập, phải đối diện với những mất mát, hi sinh (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời...Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù/ Nghìn đêm thăm thẳm sương dày)
-     Tuy nhiên, họ luôn hiên ngang, giàu ý chí để vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, coi thường khó khăn gian khổ, rất lạc quan, yêu đời (chú ý chọn lọc phân tích một số câu thơ như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên). Họ đi vào cõi bất tử với tư thể của sự chủ động, bi mà không lụy, bi mà vẫn hào hùng (Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành); họ luôn sẵn sàng ra trận với tư thế hào hùng, mang khát vọng độc lập của 40 thế kỉ (Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao
đầu súng bạn cùng mũ nan...). Đó là tinh thần thép, là sự phát huy chất thép ngời sáng đế làm nên vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
Có thể bạn quan tâm: Mở bài "Tây Tiến" hay nhất

4.            Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.            Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp đoàn quân ra trận: Tây Tiến và Việt Bắc

Chúc các bạn học tập tốt <3