Đăng ký

Cách ứng xử trước thời gian của hai nhà thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh

A. ĐỀ BÀI

I.       ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“ Trời mưa như trút nước. Nửa đêm hôm đó, anh Tịch và Út bò vào móc cơ sở, mở cửa rào dân một cánh đột vô. Vợ chồng út lại thu được ba cây súng và rổ lựu đạn hôm qua. Bộ đội tràn vô khắp ấp, lùng bắt ác ôn, rượt bọn lính chạy, thu thêm một số súng. Suốt đêm, út đi lấy từng cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào.
Sáng hôm sau, những người đàn bà đi chợ cầu Kè ngang qua ấp chiến lược Chông Nô 2, thấy một người phụ nữ đầu đội nón nhựa chiến lợi phẩm, tay cầm súng, lá cây giắt đầy mình, miệng ăn trầu đỏ tươi, đứng gác trong công sự đầu ẩp. Hình ảnh ẩy của út được các bà truyền đi khắp xã cùng với tin cái ấp chiến lược kiên cố, ác ôn nhất cầu Kè bị phá banh, út đứng như vậy, dưới trời mưa từ ba giờ khuya tới sáng. Những tên thanh niên chiến đấu, sáng sớm tưởng ta rút, mò về, bất thần bị Út bắt giơ tay...Hôm đó, Út thu được một đổng lựu đạn đem chất đầy vọng gác. về nhà, trong buổi liên hoan mừng chiến thắng, anh Mười ở tỉnh ôm thằng nhỏ của út giơ ra giữa đám đông, nói:
-       Cháu à, má cháu bỏ cháu cả đêm, nhờ bác la ma cháu mới về cho cháu bú đó.
Sau tiếng cười rộ lên, mọi người đều im bặt. Tất cả đều hướng về phía mẹ con út. Bây giờ, ngồi đây, chị đang dịu dàng ve vuốt tóc con, nhưng sao hôi khuya, lúc xông vào ô địch, trông chị gan lì, khác hẳn. Anh em chuyền tay nhau thằng nhỏ, hôn từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới.
Út nói:
-     Nó cũng đánh giặc phải không mẩy anh? Sau này tụi nó đánh giặc còn ngon hơn tụi mình bây giờ nhiều.

(Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2: Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn bản.
Câu 3: Tìm các chi tiết trong đoạn văn để cho thấy chị út là một “người mẹ - cầm súng”.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa câu nói cuối cùng của nhân vật chị út trong đoạn văn.

II.       LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):
Nhân vật chị út trong đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gi về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5,0 điểm): Trong phần kết bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu có viết:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hơi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi Ị

(Vội vàng - Xuân Diệu - SGK Ngữ văn 11 tập Hai)

Còn khép lại bài thơ “Sóng” là khổ thơ:
Làm sao được tan ra
Thành trẫm con sóng nhỏ
Giữ biển lớn tình yêu. Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng - Xuân Quỳnh - SGK Ngữ văn 12 tập Một)

Anh/chị có cảm nhận gì về cách ứng xử trước thời gian của hai nhà thơ qua hai đoạn thơ trcn.

B. HƯỚNG DẪN

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2 (0,5 điểm):
Học sinh cần chỉ ra hai trong số các phép liên kết sau:
-       Phép lặp: Út
-       Phép thế: Út - chị - người đàn bà; anh Tịch và út - vợ chồng út.
-      Phép liên tưởng: ười mưa - nửa đêm - sáng hôm sau - hôm đó - bây giờ. Câu 3 (1,0 điểm):
Chị Út là một người mẹ - cầm súng:
-      Người mẹ: chị ngồi trong đêm liên hoan, dịu dàng vuốt tóc con; tình yêu và niềm tin dành cho đứa con bé bỏng.
-      Người chiến sĩ cầm súng: út bò vào móc cơ sở, mở cửa rào; tay cầm súng, lá cây dắt đầy mình, gác công sự, bắt địch quay về...
Câu 3: (1,0 điểm):

Học sinh có thể đưa ra quan điểm, đánh giá riêng của bản thân, tuy nhiên cần đảm bảo được nội dung sau:
Ý nghĩa:
-         Thể hiện truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam: đánh giặc là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người, mọi nhà; bất cứ ai là người Việt Nam đều phải tham gia đánh giặc.
-       Thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược: kháng chiến là một quá trình lâu dài, cần có sự tiếp nối giữa các thế hệ.
-       Thể hiện niềm tin vào thế hệ sau: thế hệ đi sau thừa tiếp kinh nghiệm và bản lĩnh của thế hệ trước nên sẽ can đảm hơn, linh hoạt hơn, giỏi giang hơn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 diễm).
1.      Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2.      Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
Truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
3.      Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được quan điểm về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Có thể theo hướng sau:
-       Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn có vẻ đẹp của những người vợ, người mẹ hiền hậu, đảm đang, chung thuỷ.
-       Bên cạnh đó, người phụ nữ Việt Nam - khi đất nước lâm nguy - cũng sẵn sàng ra trận, trở thành những chiến sĩ, những anh hùng. Đó là truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ.
-       Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ đang được phát huy trong thời đại ngày nay: những người phụ nữ hiện đại vừa chăm lo cho gia đình vừa tham gia công tác xã hội, bảo vệ đất nước.. .(dẫn chứng)
-       Liên hệ bản thân: bản thân nhận thức như thế nào về vai trò của người phụ nữ, cần làm gì để khẳng định vị trí và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ.
4.      Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm);
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.      Sáng tạo (0,25 điểm);
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

1.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Cách ứng xử trước thời gian của hai nhà thơ: Xuân Diệu và Xuân Quỳnh, thể hiện qua hai đoạn thơ.
3.     Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

a.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu, thể hiện niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm, luôn da diết khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. “Sóng” ra đời từ chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền - Thái Bình, vừa là trải nghiệm vừa là sự nhìn lại một chặng đường trong tình yêu.

b.     Cảm nhận về cách ứng xử trước thời gian qua đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” (1,0 điểm)
- Từ ý thức về thời gian ngắn ngủi hữu hạn của đời người, nhà thơ đã thôi thúc mỗi người làm một cuộc chạy đua với cuộc đời. Đoạn thơ có nhịp điệu giục giã đầy hối thúc: Mau đi thôi!
“ Ngôn từ gắn với lời nói thường, nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật. Cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ động tác đắm say: ôm, riết, say, thâu, nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: non nước, cây, cỏ rạng, mùi thơm, ảnh sáng... nhiều tính

từ chỉ xuân sắc: no nê, đã đầy..., nhiều điệp từ, điệp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh ý thể hiện sự nồng nhiệt đến vô cùng của một khát vọng được tận hưởng và tận hiến trước cuộc đời.
-     Hình ảnh mới mẻ độc đáo của đoạn: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi ỉ Câu thơ đã thể hiện sự say mê cuồng nhiệt, niềm giao cảm khoẻ mạnh, cường tráng, khát khao giao cảm đến tột cùng, khôn thoả. Cuộc đời trong bóng dáng giai nhân và mùa xuân chính là niềm say mê vĩnh cửu của nhà thơ.
=> Nội dung triết luận của đoạn thơ nghiêng về lời giải đáp “Sống vội vàng là sống như thế nào”: không kéo dài được trường độ sống thì thì phải tăng cường độ sống, sống nhanh, sống nhiều, sống tận hưởng, tận hiến, mỗi cuộc đời đều phải có ý nghĩa. Đó là cách ứng xử rất tích cực và tiến bộ trước thời gian.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận "Vội vàng"

c.     Cảm nhận về cách ứng xử trước thời gian trong bài thơ “Sóng” (1,0 điểm)
-     Trong sự cảm nhận chua xót, trong nỗi suy tư, nhận thức về thời gian vĩnh hằng và đời người ngắn ngủi, không thể sống mãi với tình yêu, Xuân Quỳnh đã bày tỏ khát khao biến mình thành sóng.
-     Cụm từ “tan ra” không phải mất đi mà trường tồn đến ngàn năm vì Xuân Quỳnh biết chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng. “Sóng” là hình ảnh để chuyển tải mơ ước, khát khao bất tử, vĩnh hằng. Cách để được sống mãi với thời gian là được yêu. Tình yêu sẽ hóa thành trăm con sóng nhỏ để “ngàn năm còn vỗ”. Nhà thơ không ước mình thành biển bởi biển bao la nhưng cũng có lúc “thương hải biến vi tang điền” (Biển xanh hóa thành nương dâu) mà ước thành sóng bởi sóng là một hiện tượng tự nhiên bất tử, muôn thuở. Đây là khát vọng đẹp của một tâm hồn đẹp, chân thực và dũng cảm.
“ Ở một phương diện khác, cuộc đời chính là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nến và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường: trăm con sóng nhỏ như là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để muôn đời vỗ muôn điệu yêu thương "Người yêu người, sống để yêu nhau’’ (Tố Hữu).
—> Đoạn thơ sôi nổi mãnh liệt khát vọng của nhà thơ, khát vọng bất tử hóa tình yêu. Đó là cách ứng xử trước thời gian mang đậm dấu ấn tâm hồn nữ sĩ và tinh thần của thời đại.

d.     So sánh cách ứng xử trước thời gian trong hai đoạn thơ (1,0 điểm):
*    Điểm tương đồng trong cách ứng xử trước thời gian trong đoạn thơ:
-     Đều thể hiện tình yêu mãnh liệt trào dâng trong nhân vật trữ tình.
-    Đó là nguyên cớ để dẫn đến khát vọng vượt qua giới hạn nhỏ hẹp, sự hữu hạn của cuộc đời để bất tử trước thời gian.
-    Về nghệ thuật: có sự kết hợp giữa cảm xúc và lí trí; khai thác hiệu quả các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.
*    Điểm khác biệt:
-     Đoạn thơ Vội vàng:
+ Thể hiện tình yêu cuộc sống nồng nàn thiết tha, mãnh liệt, say đắm.
+ Cách ứng xử trước thời gian: là một cuộc chạy đua, sống gấp gáp, tận hưởng từng phút, từng giây, tận hưởng rộng, tận hưởng cao, thần thái, sắc điệu riêng của Xuân Diệu, một nhà thơ luôn cuống quýt, vội vàng.
+ Nghệ thuật: thể thơ tự do, nghệ thuật tăng tiến, dùng các động từ, tính từ, nhịp thơ nhanh, sôi nổi, hình ảnh thơ tươi mới, tràn trề sức sống.
-     Đoạn thơ Sóng:
+ Thể hiện khát vọng bất tử hoá, vĩnh viễn hoá tình yêu; biểu hiện của một hồn thơ luôn da diết khát vọng hạnh phúc giản dị, đời thường.
+ Cách ứng xử trước thời gian: tan hoà cái riêng vào cái chung, trở thành con sóng nhỏ vĩnh hằng để muôn đời được sống với tình yêu.
+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, câu thơ nhịp nhàng, giọng điệu tha thiết, chân thành.
* Lí giải sự tương đồng và khác biệt (có thể): do cả hai nhà thơ đều là những con người “khát sống, thèm yêu”, ý thức sâu sắc về thời gian hữu hạn của con người; là do sự khác biệt về phong cách, yêu cầu sáng tạo.

4.     Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5.     Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Nỗi nhớ tình yêu: Tương tư và Sóng

Chúc các bạn học tập tốt, hãy like và share nhé!
 

shoppe