Đăng ký

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 - Tây Tiến (Quang Dũng)

Ở bài viết này Cunghocvui gợi ý đến cho bạn mẹo cần nắm được về cách làm bài văn chuẩn cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2017. Bài văn so sánh hai hình tượng ở hai bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng và "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm sẽ phần nào giúp bạn định hình và luyện tập tốt hơn nữa.

A.    ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
… Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta…
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ…
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dung cảm và hào hiệp, lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào, lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,…
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn khiếm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá…
Thanh niên cũng phải danh thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình…
(Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên, Ngữ văn 12, tập I, NXBGD 2013, trang 37)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 2: Anh (chị) hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng để làm nổi bật nội dụng của văn bản?
Câu 3: Qua văn bản trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì?
Câu 4: Ngoài những phẩm chất cần có trên, theo em thanh niên thời đại hiện nay cần có thêm những phẩm chất gì? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc làm của người mù trong câu chuyện sau:
Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:
-    Ông có thấy đường đâu mà phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
Người mù liền mỉm cười trả lời:
-    Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khắc không đâm sầm vào tôi. Làm vật có thể giữ an toàn cho bản thân mình.
(Trích “Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ”)
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
(1)    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
        Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
        Áo bào thay chiếu, anh về đất
        Sông Mã gầm lên khúc độc hành
                                  (Tây Tiến – Quang Dũng)
(2)     Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
         Phải biết gắn bó và san sẻ
         Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
         Làm nên Đất Nước muôn đời
                                     (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
B.    GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là:
Nêu những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống mà thanh niên cần phải làm.
Câu 2: Những biện pháp tu từ được sử dụng để làm nổi bật lên nội dung của văn bản là: lặp từ vựng (thanh niên, phải), liệt kê(thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ,  thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu, thanh niên không được chen lấn phụ nữ…)
Câu 3: Phẩm chất cần có nhất của thanh niên là: Có tinh thần xung phong, gương mẫu, việc gì tập thể cần phải làm với tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 4: Học sinh trả lời theo ý hiểu, có thể tham khảo những ý sau:
-    Thanh niên ngày nay cần phải có sức khỏe tốt để xây dựng sự nghiệp cho bản thân và cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân, đất nước.
-    Thanh niên cần phải có tri thức, có văn hóa để làm chủ các phương tiện công nghệ thông tin góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã và đang được đặt ra trong thời đại ngày nay.
-    Thanh niên phải sống có lý tưởng cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Phần II. Làm văn

Câu 1 (2 điểm):
a)    Yêu cầu hình thức:
-    Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng, đặt câu,…
b)    Yêu cầu nội dung:
(*) Giải thích, nêu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện về người mù gửi đến chúng ta một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía về sự chủ động trong cuộc sống. Không để đến khi sự việc xảy ra mới hành động, để tránh được những rủi ro không đá có, con người cần có những hành động chuẩn bị cần thiết. Đó là yếu tố quan trọng để con người có thể sống tốt trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
(*) Phân tích, lí giải:
- Tại sao cần phải chủ động chuẩn bị trường trong mọi hoàn cảnh?
+) Cuộc sống luôn tiềm tàng nhiều tình huống bất ngờ xảy đến với con người. Những tính huống đó nếu không có sự chuẩn bị trước, con người khó có thể đối phó, giải quyết mọi tình huống. Ngược lại, con người luôn có những hạn chế, thậm chí những điểm yếu. Để giảm thiểu và khắc phục những rủi ro những điểm yếu của con người mang lại, con người cần phải luyện tập, phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng cần thiết.
+) Có sự chuẩn bị, lường trước những tình huống xảy ra, con người sẽ luôn ở trong tư thế chủ động, có thể xử lí tình huống một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sự chuẩn bị còn giúp cho con người tự tin hơn, mạnh dan hơn khi hành động. Nhưng câu chuyện ngụ ngôn về một vị vua nó, thay vì sửa chữa mọi con đường cho dễ đi hơn, ông đã trang bị cho mình một đôi giày thật tốt để có thể đi lại trên mọi địa hình, con người cũng cần luôn tự thay đổi bản thân, tự chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết để thích nghi với hoàn cảnh, xử lý cách tình huống bị bất ngờ xảy ra. Có như vậy, con người mới có thể tồn tại được trong một thế giới vốn tiềm tàng nhiều bất trắc, hiểm nguy.
-    Làm thế nào để có được một sự chuẩn bị tốt?
Để có được sự chuẩn bị tốt, con người cần phải có những nhận thức đúng đăn về những gì mang đang có, về điểm mạnh, điểm yếu. Từ sự hiểu biết đúng đắn về bản thân, mỗi người cần phải lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách quan sát những người xung quanh, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải, tự điều chỉnh và trang bị cho mình nhiều yếu tố để có thể đối phó với mọi tình huống xảy ra. Khi đó có được những sự chuẩn bị, mọi tình huống sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận lợi.
+) Từ xa xư, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm về giá trị của sự chuẩn bị, chủ động trước mọi tình huống như “Mất con mới lo làm chuồng”, “phòng còn hơn chống”… Trong cuộc sống hôm nay, với nhiều thanh tựu khoa học công nghệ tiên tiến, con người càng trở nên mạnh mẽ thì sự chủ động chuẩn bị trước mọi tình huống vẫn luôn cần thiết.
+) Dẫn chứng: Câu chuyện phòng chống bão lũ, sự chuẩn bị chu đáo của con người trước những thảm họa của thiên nhiên luôn là điều cần thiết. Thiết bị hiện đại tới đâu, cơ cở hạ tầng vững chắc đến mức nào cũng không thể đối chọi lại với sức tàn phá của thiên nhiên nếu không có sự chuẩn bị từ trước. Mọi việc trong cuộc sống, nếu có sự chuẩn bị từ trước, con người đều có thể giải quyết nhanh chóng, dễ dàng.
+) Phê phán: Trong cuộc sống không phải ai cũng được như người mù trong câu chuyện, chủ động chuẩn bị để tránh những rủi ro. Căn bệnh “nước đến chân mới nhảy” không còn là điều xa lạ, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người lại chủ quan, đợi đến khi sự việc xảy ra mới tìm cách sữa chữa, khắc phục. Không phải lúc nào con người cũng có thể sự đoán hết và chính xác mọi tình huống xảy ra, tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị trước, con người cũng khó có thể đạt được những mục tiêu, giải quyết công việc một cách suôn sẻ.
-    Bình luận: Bài học mà câu chuyện để lại luôn đúng đắn trong mọi thời đại. Để hạn chế những việc bất lợi xảy đến với mình, mỗi con người luôn phải ở trong tư thế chủ động, chuẩn bị trước tình huống có thể xảy ra, thay đỏi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh thích nghi với điều kiện. Chỉ có như thế, cuộc sống của người mới trở nên dễ dàng hơn, tránh được những điều không may.
Câu 2 (5 điểm):
I.    Mở bài
-    Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ Việt Nam – thể hiện đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
“Xe dọc Trường Sơn đi cẩu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cộng hiến cho đất nước… Họ sẵn sang hy sinh, sẵn sang cống hiện tuổi xuân và tình yêu cho đất nước.
-    Hai đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm cũng thể hiện rất rõ nguồn cảm hứng đó.
II.    Thân Bài
a)    Giới thiệu chung:
-    Quang Dũng là nhà thơ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc… nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như: Mây đầu ô, Mùa hoa gạo,… Nhưng tên tuổi của Quang Dũ có lẽ đã gắn liền với bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. “Tây Tiến” là bài hát của tình thương mến, là khúc ca chiến trận của anh Vệ quộc quân năm xưa, những anh hùng buổi đầu kháng chiến “áo vải chân không đi lùng đánh giặc” (Nhớ - Hồng Nguyên), những tráng sĩ ra trận với lời thề “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến” vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh bên sông Đáy thương yêu: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc – Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng” (Mắt người Sơn Tây – 1949). “Tây Tiến” là một đơn vị quân đội thành lập vào năm 1947, hoạt động và chiến đấu ở thượng nguồn sông Mã, miền Tây Hoa Bình, Thanh Hóa sang Sầm Nưa, trền dải biên cương Việt – Lạo. Quang Dũng là một đại đội trưởng trong đoàn binh Tây Tiến, đồng đội anh nhiều người là những chàng trai Hà Nội yêu nước, dung cảm, hào hoa. Bài thơ “Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ của tác giả sau một thời gian xa rời đơn vị.
-    Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nèn và có nhiều liên tưởng phong phú. Trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy. Bài thơ “Đất Nước” là một phần của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Cả bản trường ca chung một nguồn cảm hứng to lớn là cảm hứng về đất nước được gợi lên từ những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “Đất Nước” là phần cảm hứng ấy được thể hiện một cách tập trung, cùng với những suy ngẫm của tác giả, một nhà thơ trẻ khi đối diện với chiến tranh. Đoạn trích ở đề, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy nghĩ của mình về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Dĩ nhiên, những suy nghẫm ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả.
b)    Cảm nhận về hai đoạn thơ
(*) Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
- Nội dung:
+) Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” toàn từ Hán – Việt gợi không khí cổ kính: “biên cường”, “viễn xứ” là nơi biên giới xa xôi, nơi heo hút hoang lạnh. Nhà thơ nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực. Những nấm mồ hoang lạnh vô danh mọc lên dọc đường quân hanh nhưng không làm chùn bước chân Tây Tiên. Khi miêu tả những người lính Tây Tiên, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bị lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng của tinh thần lãng mạn. Chính vì vật mà hình ảnh những nấm mồ chiến chĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên kình vì Tổ quốc của người lình Tây Tiến. Vì thế cho nên câu thơ tiếp theo dữ dội như một lời thề sông núi: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+) Chiến trường là đạn bom ác liệt hi sinh mất mát. Đời xanh là tuổi trẻ của mỗi người ai cũng quý, cũng yêu. Vậy mà người lính lại “chẳng tiếc đời xanh”. Câu nói ấy vang lên chắc nịch mang cái vẻ bất cần, mang cái vẻ ngạo nghễ rất lính. Họ đã ra đi không tiếc tuổi thanh xuân mà họ hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Đất nước. Bởi chết cho Tổ Quốc chính là chết cho lí tưởng. Còn quyết tâm nào cao quý và thiêng liêng hơn thế nữa chăng? Ta chợt nhớ tới tích Kinh Kha sang đất Tần hành thích bạo chúa Tần Thủy Hoàng, bên bờ sông Dịch chàng dút áo ra đi với khẩu khí anh hùng tráng sĩ: “Sông Dịch ù ù gió thổi/ Tráng sĩ một đi không trở về”. Vậy là người lính cụ Hồ không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính đượm màu hiệp sĩ xa xưa. Thật rằng, họ cũng có những tiếc nuối nhưng trên hết là vì lý tưởng: 
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”
                                                      (Thanh Thảo)

+)Áo bào là áo vua ban cho những người làm nên công trạng. Ở đây, điều kiện thiếu thốn đủ bề, người lính ra đi trong manh chiếc rách nhàu bọc lấy thân rồi vùi xuống đất. Nhưng qua câu thơ của Quang Dũng, manh chiếu rách ấy đã trở thành áo bào. Bởi vậy, cuộc tiễn đưa trở nên bi tráng. Nhà thơ vẫn gợi lên sự thật chung của cả thời chống Pháp là sự thiếu thốn về vật chất, ở vùng biên giới xa xôi thì sự thiếu thốn ấy còn nhân lên gấp bội. Người chiến sĩ đã ngã xuống không có một cỗ quan tài, thậm chí không có một tấm chiếu để liệm thân mà khi ngã xuống vẫn cứ mặc nguyên tấm áo thương ngày trên đường hành quân. Đó có thể là tấm áo sờn vai, tấm áo bạc màu, tấm áo có vài mảnh vá. Nhưng với thái độ trân trọng đồng đội, nhà thơ Quang Dũng đã thấy họ như đang mặc tấm áo bào của chiến tường mà đi vào cõi vĩnh hằng, bất tử cũng sông núi.
+) Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưởng hào hùng. Dường như linh hồn người tử sĩ đã hòa cũng sông núi, con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc đau thương, hùng tang để tiễn đưa người lính vào cõi bất tử. Hình tượng “sông Mã” ở cuối bài thơ được phóng đại và nhân hóa, tô đậm cái chết bi hùng của người lính – sự hi sinh làm lay động đất trời, khiến dòng sông gầm lên đớn đau, thương tiếc. Sự ra đi của người lính được Quang Dũng dùng nghệ thuật nói giảm nói tranh “anh về đất” làm dịu đi cái đau thương nhưng không tránh cho người đọc khỏi ngậm ngùi. “Anh về đất” là về với đất mẹ. Đất mẹ giang rộng vòng tay đón các anh trở về sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt sự hi sinh ấy không chỉ làm cảm động đến con người mà con làm cảm động đến cả thiên nhiên Tây Bắc. Con sông Mã xuất hiện ở đầu bài thơ trong nỗi nhớ chơi vơi của nhà thơi thì ở đoạn thơ này sông Mã lại xuất hiện trong tiếng gầm dữ dội. Đó là “khúc độc hành” của thiên nhiên đang tấu lên khúc nhạc thiêng liêng, trầm hùng đưa người lính về nơi anh nghỉ cuối cùng.
+) Cả bài thơ “Tây Tiến” không có một trận đánh nào được nói tợi, không có một tiếng súng nào vang lên mà cái chết vẫn hiện hình rõ nét, vẫn hiện lên một cách chân thức. Đó chính là cái nhìn mới về sự khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh. Rất nhiều người lính đã hi sinh dọc đường hành quân, trên đường ra mặt trận. Ho hi sinh vì điều kiện sống, chiến đấu quá gian khổ, thiết thốn: thiếu lương thức, thiếu muối, thiếu thuộc, lại ở những nơi rừng thiêng nước độc.
-    Nghệ thuật:
+) Thành công của đoạn thơ là nhà thơ đã sử dụng nhiều từ Hán – Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Sử dụng nghệ thuật đối lập, nhân hóa, nói giảm nói tránh. Lời thơ hàm súc vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng. Bút pháp lãng mạnh và sử thi đã làm nên hình tượng người lính cụ Hồ trong chin năm kháng chiến gian lao mà oai hùng lẫm liệt.
+) Cảm xúc của nhà thơ rất chân thành, giọng điệu thơ có chút xót xa nhưng nổi bật là sự dứt khoát, mạnh mẽ làm nên sự bi trang trong cái chết của người Tây Tiến. 

Có thể bạn quan tâm: Phân tích đầy đủ bài thơ "Tây Tiến"
(*) Đoạn thơ trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
- Nội dung:
+) Bốn câu thơ nhẹ nhàn, chân thành và tha thiết. Cách dùng đại từ “em” gợi cảm. gần gũi, thân mật đủ để làm “mềm hóa” những điều mang tính chất rộng lớn bao quát: đó là những suy niệm về Đất Nước. “Em ơi” trong câu thơ này không maanh manh diu dặt đưa người về cõi xa bên dòng sông Đuống, pha lẫn chút vị hư ảo trong câu thơ toàn vần bằng như “Em ơi buồn làm chi” (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm). “Em ơi” ở đây là lời nói và tâm niệm của chàng trai với cô gái, người “đánh rơi chiếc khan trong nỗi nhớ thầm”, là lời tâm tình của người yêu với người yêu. Chọn câu chuyện tình yêu nam nữ để nói lên tình yêu đất nước, phải chăng là Nguyễn Khoa Điềm đã “mạo hiểm”? Không, chính tình yêu đất nước hòa lẫn trong câu chuyện tình yêu nam nữ mới tạo nên nét độc đạo hơn cho tác phầm của nhà thơ.
+) Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá một định luật rất mới “Đất Nước là máu xương của mình”. Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần thiết cho sự sống. Hình ảnh so sánh độc đáo ấy có hàm ý khẳng định: Đất nước là sự sống thiêng liêng đối với mỗi con người:
           “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thị
            Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
            Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
            Chỗ mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”
Ngoài ra, hình ảnh “máu xương” còn gợi lên trong lòng người đọc lịch sử đất nước với biết bao con người anh hùng đã hi sinh đời mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc:
            “Xưa yêu quê hương vì cỏ chim, có bướm
             Có những ngày trốn học bị đòn roi
             Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
             Có một phần xương thị của em tô”
                                                (Giang Nam)
+) Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: “Đất nước là…” nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết…/ phải biết… để làm nên… Cây thơ giàu chất suy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây có nhữ từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định đất nước là máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý ngĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quảng đúng như vật, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể sản sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hóa thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho Tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiên cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hóa thân. Bóng dạng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hóa thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời! Những câu thơ in đâm chất duy lý cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người. Tinh thần này đã từng bắt gặp trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi:
                “Người ra đi đầu không ngoảnh lại
                 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Hay:
                 “Ngươi đi? Ừ nhỉ, người đi thật!
                  Mẹ thà coi như chiếc lá bay
                  Chị thà coi như là hạt bụi
                  Em thà coi như hơi rượu say”
                                             (Tống biệt hành – Thâm Tâm)
Một khi ra đi chiến dấu cho sự nghiệp cách mạng, người ciến sĩ bộ đội cụ Hồ quên hết tình riêng một lòng hướng về nhân dân và đất nước.
-    Nghệ thuật:
+) Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng: vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thức, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ này.
+) Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng được diễn đạt bằng hình thức đối thoại, giọng điệu trữ tình kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ. Từ về quá trình lịch sử đầy gian khổ của đất nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhân dân ta.
+ Thành công nghệ thuật của đoạn thơ này chính là sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ.
c)    So sánh
-    Giống nhau: Tư tưởng của cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng cao đẹp: cống hiến, dâng hiến tuổi trẻ mình cho đất nước non sông. 
-    Khác nhau:
+) “Tây Tiến” với càm hứng đất nước được gợi lên từ nỗi nhớ của người lính vùng cao về những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ về động đội, bằng kí ức về một thời oanh liệt của người trong cuộc. Đoạn thơ được viết bằng cảm xúc mãnh liệt chân thành, sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn. “Đất Nước” hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ tại mặt trận Trị Thiên bộc lộ cảm hứng đất nước qua cái nhìn tổng quát đưa đến những chiêm nghiệm mới mẻ, sâu sắc về đất nước: Đất nước là tất cả những gì gắn bó máu thịt với mỗi con người. Bài thơ, đoạn thơ này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước – cũng là một cách kêu gọi tinh thần đấu tranh của tuổi trả.
+) Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” được viết bằng thể thơ thất ngôn, có sử dụng nhiều từ Hán Việt trang trọng với giọng điều thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm hưởng hào hùng để tô đậm hiện thức khốc liệt của chiến tranh và khẳng định sử bất tử của người chiến sĩ vô danh. Đoạn thơ trong bài thơ “Đất Nước” được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình trò chuyện, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh.

Xem thêm bài phân tích: Tại đây
III.    Kết bài
Qua hai đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, các tác giả đã đem đến những nhận thức sâu sắc về vai trò ủa nững người anh hùng vô danh. Họ đã “hóa thân cho dáng hình xứ sở, làm nên đất nước muôn đơi”. Đó là nững con người thầm lặng, giản dị mà cao cả, đáng kính vô cùng. Hai bài thơ cùng viết về đề tài những con người kháng chiến, nhưng ra đời trong hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên có những nét tương đồng và sự khác biệt rất sâu sắc. Hai đoạn thơ teen đã đem đến cho chúng ta nhưng cảm xúc sâu lắng về sự khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, về lí tưởng cao đẹp của những người chiến sĩ, về sự hi sinh thầm lặng của các thế hệ nhân dân để t thêm yêu cuộc sống, yêu đất nước ta ngày hôm nay.

Xem thêm>>> Đề thi THPT Quốc gia 2017 - Sóng (Xuân Quỳnh)

Trên đây là gợi ý cách làm bài văn mà Cunghocvui tìm hiểu được để giúp đỡ bạn đạt được điểm tốt nhất về bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng. Thấy hay hãy like và share nhé!

shoppe