Đăng ký

Các tác phẩm văn học xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn vào 10 năm 2019

Từ các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay của hơn 40 tỉnh thành trong cả nước, chúng tôi xin tổng hợp lại các câu hỏi nghị luận văn học xuất hiện trong các đề thi năm nay để các bạn có cái nhìn tổng quan về phạm vi kiến thức và chất lượng của các câu hỏi, có sự đối chiếu mức độ khó/dễ của đề Văn giữa các tỉnh.

Cunghocvui nhận thấy với đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn, học sinh rút kinh nghiệm không nên học tủ bởi kiến thức được trải dài suốt năm học ở cả các tác phẩm học kì 1 lẫn kì 2, cả ở thơ và truyện ngắn. Đặc biệt đề văn của các trường THPT chuyên thường có thêm yêu cầu liên hệ, so sánh giữa hai tác phẩm có cùng đề tài hoặc ý nghĩa thực tiễn truyền tải thông điệp từ các tác phẩm như: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi, Ánh trăng. Với những bài thơ dài, truyện ngắn, đề có thể trích dẫn một số đoạn trích tiêu biểu yêu cầu làm rõ một khía cạnh nội dung nào đó.

1. Truyện Kiều:

  • Cảm nhận về đoạn thơ hai chị em Thúy Kiều (đề Bình Phước)

  • Cảm nhận về khổ thơ đầu trích đoạn “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (đề Quảng Ngãi)

  • Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (đề Bắc Ninh)

2. Đồng chí

  • Phân tích 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí (đề Tiền Giang)

  • Cảm nhận về 2 đoạn trích từ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (đề Huế)

3. Làng

  • Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Em hãy phân tích hình tượng ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên. (đề THPT chuyên KHTN)

  • Phân tích tâm lí nhân vật ông Hai để thấy sự thay đổi trong tâm lí nhân vật này (đề THPT chuyên Hưng Yên)

  • Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

4. Đoàn thuyền đánh cá

  • Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong 2 đoạn thơ cuối: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng. Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,....Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”  (đề Khánh Hòa)

  • Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (đề Bình Định)

5. Bếp lửa

Cảm nhận về một số đoạn trích trong bài thơ "Bếp lửa" (đề Bắc Giang, chuyên Sư phạm HN)

6. Chiếc lược ngà

  • Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông  Sáu. Em hãy phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con khi ông trở lại chiến trường. Tình cảm đó giúp em có suy nghĩ gì về “những điều chiến tranh không thể lấy đi”? (chuyên Thái Bình, đề chung)

  • Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong “Chiếc lược ngà” (Hải Dương)

  • Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tắc phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình. (đề HCM)

  • Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong trích đoạn truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (đề Đà Nẵng)

  • Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà”. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người. (đề Quảng Ninh)

​​​​Các tác phẩm văn học thi vào lớp 10 năm 2019

7. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Phân tích 2 khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) (đề Bến Tre)

  • Cảm nhận về bài thơ

8. Lặng lẽ Sa Pa

  • Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. (đề Kiên Giang, Yên Bái Tây Ninh, Bình Phước)

  • Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). Từ đó liên hệ với nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) để thấy được lí tưởng sống của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mĩ? (đề Thái Nguyên, Cần Thơ)

9. Những ngôi sao xa xôi

  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (chuyên Hà Nam, Long An)

  • Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) (đề Quảng Bình)

10. Viếng lăng bác

  • Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ để thấy được tình cảm thành kính, xúc động của Viễn Phương dành cho Bác. (đề Hưng Yên)

  • Hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm rõ niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của nhà thơ Viễn Phương (đề Trà Vinh)

11. Sang thu

  • Cảm nhận/phân tích bài thơ từ đó nhận xét về sự chuyển biến trong cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa. (đề Lào Cai)

  • Phân tích bài thơ để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời lúc sang thu. (Đề Bình Dương)

12. Ánh trăng

  • Cảm nhận về hai khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) (chuyên Lê Quý Đôn - Vũng Tàu)

  • Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống  của cá nhân?(đề An Giang)

  • Từ khổ thơ cuối hãy trình bày suy nghĩa của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với truyền thống lịch sử dân tộc bằng một đoạn văn (7-10 câu) theo hình thức lập luận diễn dịch.

13. Nói với con

  • Phân tích lời cha nói với con trong đoạn thơ: "Người đồng mình thương lắm con ơi...Nghe con” (đề Phú Yên)

  • Cảm nhận về đoạn đầu bài thơ: Chân phải bước tới cha...đẹp nhất trên đời (đề Hà Tĩnh)

14. Mùa xuân nho nhỏ

  • Phân tích đoạn trích từ bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (đề chuyên KHTN)

  • Phân tích đoạn thơ:  "Ta làm con chim hót...Dù là khi tóc bạc." (đề Cao Bằng)

  • Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ. Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ để nhận xét ngắn gọn tư tưởng, tình cảm của tác giả. (Đề Vĩnh Long)

  • Cảm nhận của em về mùa xuân đất nước và con người qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".

 

Chúc các em học sinh đạt kết quả cao!

Theo dõi thêm các bài viết của chúng tôi tại đây