Nắm trọn mẹo cách làm bài văn thuyết minh hay nhất
Cùng với Cunghocvui nắm trọn mẹo cách làm bài văn thuyết minh hay nhất, trước khi đi vào vấn đề chính thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem văn thuyết minh là gì, bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn nhé!
I) Tổng quan về văn thuyết minh
1) Khái niệm văn thuyết minh là gì?
Những kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của sự vật, hiện tượng tự nhiên xã hội bằng các phương thức trình bày, giới thiệu hay giải thích thì được gọi là văn bản thuyết minh.
2) Yêu cầu của văn thuyết minh
Trong văn thuyết minh người viết, người nói cần phải biết linh hoạt sử dụng các yếu tố như miêu tả, biện pháp nghệ thuật để tăng sức hấp dẫn và làm cho đối tượng trong văn bản được nổi bật hơn.
- Yêu cầu 1: Cần phải khách quan, xác thức, hữu ích cho tất cả mọi người.
- Yêu cầu 2: Trình bày trong văn bản thuyết minh cần có tính chính xác, rõ ràng, các câu văn phải được liên kết chặt chẽ mà vẫn giữ được sức hấp dẫn.
3) Những phương pháp cần biết trong văn bản thuyết minh
- Phương pháp 1: Nêu định nghĩa hoặc khái quát tổng thể về đối tượng
- Phương pháp 2: Liệt kê
- Phương pháp 3: Lấy ví dụ cụ thể đã có, đã xảy ra (hay nêu ví dụ)
- Phương pháp 4: Dùng số liệu
- Phương pháp 5: So sánh sự vật, hiện tượng A với sự vật, hiện tượng B.
- Phương pháp 6: Phân loại đối tượng và đi vào phân tích.
II) Một bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn
Cũng giống như các văn bản khác thì bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn đầu tiên là phải gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
- MB: Ta đi với đối tượng (sự vật, hiện tượng,...) cần được thuyết minh.
- TB:
- Trình bày đặc điểm có tính chất khách quan, khoa học về đối tượng.
- Chứng minh, giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, chủng loại,... của đối tượng.
- Công dụng hay tác dụng của đối tượng đang đề cập đến.
- KB: Đánh giá lại đối tượng trên các phương diện như: khả năng, vai trò ứng dụng trong thực tế đời sống.
III) Mẹo cách làm bài văn thuyết minh
Ở phần này Cunghocvui gửi đến bạn một số cách làm dạng đề văn thuyết minh thường gặp: đồ vật, loài vật, thể loại văn học,...
1) Đối tượng là đồ vật
- Cấu tạo
- Các đặc điểm
- Lợi ích
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng và bảo quản
2) Đối tượng là loài vật
Đối tượng là loài vật ta chú ý thuyết minh về: nguồn gốc, đặc điểm, hình dáng và lợi ích của loài vật đó.
3) Đối tượng là một thể loại thơ.
- Bước 1: Cho dù đề bài có yêu cầu hay không yêu cầu thì ta đều phải nêu định nghĩa chung về thể thơ đó.
- Bước 2: Nêu đặc điểm của thể thơ đó như: số câu trên bài (số chữ trên câu), cách ngắt nghỉ nhịp, gieo vần trong khổ (bài), biện pháp nghệ thuật được sử dụng,...
4) Đối tượng là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nêu vị trí địa lí.
- Cảnh quan làm nên vẻ đẹp của danh lam hoặc di tích lịch sử đó.
- Dấu ấn lịch sử, nền văn hóa gắn liền với đối tượng.
- Cách tận hưởng.
5) Đối tượng là danh nhân văn hóa
- Hoàn cảnh xã hội mà danh nhân đó sinh sống và trải qua.
- Thân thế (năm sinh, hoàn cảnh gia đình), sự nghiệp ( làm những công việc gì, hoạt động ở đâu, tham gia tổ chức nào, quá trình công tác,...)
- Lấy một vài đánh giá xã hội về danh nhân để làm ví dụ.
♦ Chú ý: Phần thân thế và sự nghiệp cần được đi sâu, chiếm dung lượng lớn và thể hiện được vai trò chủ yếu.
6) Đối tượng là đặc sản của một vùng miền.
- Chỉ ra xuất xứ, ý nghĩa tên của đặc sản đó.
- Điểm riêng nổi bật của đặc sản: hình thức, màu sắc, hương vị... mà chỉ có nơi đó mới có.
- Cách thức chế biến và thưởng thức đặc sản đó.
IV) Luyện tập
Hãy lập dàn bài văn thuyết minh về một trong hai món ăn đặc sản Hội An là mì quảng và cao lầu.
Xem thêm >>> Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã chỉ ra một số mẹo về cách làm bài văn thuyết minh, hy vọng sau bài viết bạn sẽ có đủ kiến thức về văn thuyết minh là gì, bố cục bài văn thuyết minh đạt chuẩn. Chúc các bạn học tập tốt <3