Giao thoa sóng cơ
- Câu 1 : Trên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 28 cm, người ta đặt hai nguồn đồng bộ, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo ra sóng kết hợp với bước sóng 2 cm. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền sóng. Gọi M là điểm trên mặt nước sao cho MA = 21 cm, M thuộc đường tròn đường kính AB. Phải dịch B dọc theo phương AB và hướng ra xa A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để M là cực đại?
A 3,8 cm
B 9,8 cm
C 0,7 cm
D 9,47 cm
- Câu 2 : Trên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 30 cm, người tâ đặt hai nguồn đồng bộ thì khoảng cách hai cực đại gần nhất đo dọc theo AB là 0,6 cm. Gọi M là điểm trên mặt nước sao cho MA = 25 cm và MB = 12 cm. Dịch B dọc theo phương AB và hướng ra xa A một khoảng 12 cm thì trong quá trình dịch chuyển đó số lần điểm M dao động cực đại là
A 15 lần
B 21 lần
C 17 lần
D 26 lần
- Câu 3 : Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng \({S_1}{S_2} = 2d\) có tần số f = 50 Hz gây ra sóng trên mặt nước trong một chậu lớn. Người ta đặt một cái đĩa nhựa tròn bán kính r = 1,2 cm lên đáy nằm ngang của chậu, tâm đĩa là S2. Tốc độ truyền sóng ở chỗ nước sâu là \({v_1} = 0,5\,\,m/s\). Ở chỗ nước nông hơn vì có đĩa, tốc độ tuyền sóng là \({v_2} < {v_1}\). Tím giá trị lớn nhất của v2gần giá trị nào nhất sau đây, biết trung điểm của S1S2 là một đường nút (biên độ dao động cực tiểu) và \(r < d\)
A 0,35 m/s
B 0,15 m/s
C 0,2 m/s
D 0,24 m/s
- Câu 4 : Trên mặt hồ nước yên lặng, tại hai điểm A và B cách nhau 2 m có hai nguồn đồng bộ giống nhau dao động theo phương vuông góc với mặt nước với chu kì 1 s. Các sóng sinh ra truyền trên mặt nước với tốc độ 1 m/s. Gọi O là trung điểm của đoạn AB, P là một điểm rất xa so với khoảng cách AB và tạo với Ox góc θ với \(\theta = \widehat {POx}\) và Ox là trung trực của AB. Khi P nằm trên đường cực tiểu gần trung trực của AB nhất thì góc θ có độ lớn là
A 14,480
B 23,580
C 61,640
D 332,460
- Câu 5 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 17 cm dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước có phương trình \({u_1} = {u_2} = 5\cos \left( {100\pi t} \right)\,\,\left( {mm} \right)\). Tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Chọn hệ trục tọa độ xOy thuộc mặt phẳng mặt nước khi yên lặng, gốc O trùng với S1 và S2 nằm trên tia Ox. Trong không gian, phía trên mặt nước có một chất điểm dao động mà hình chiếu (P) của nó với mặt nước chuyển động với phương trình quỹ đạo \(y = 2x + 1\) và có tốc độ \({v_1} = 5\sqrt 5 \,\,cm/s\). Trong thời gian t = 2 s kể từ lúc (P) có tọa độ x = 0 thì (P) cắt bao nhiêu vân cực đại trong vùng giao thoa?
A 14
B 13
C 15
D 18
- Câu 6 : Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 14 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9 cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6 cm. Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước, cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi diện tích của ∆MCD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là:
A 8
B 13
C 12
D 6
- Câu 7 : Ở mặt nước, hai nguồn sóng cơ kết hợp A và B cách nhau 18 cm dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Bước sóng ở mặt nước bằng 1,4 cm. Điểm M thuộc miền giao thoa sao cho MAB là tam giác vuông cân tại M. Dịch nguồn A lại gần B dọc theo phương AB một đoạn d thì phần tử tại M vẫn dao động với biên độ cực đại. Giá trị nhỏ nhất của d gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 2,12 cm
B 3,12 cm
C 1,32 cm
D 4,25 cm
- Câu 8 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp O1 và O2 cách nhau 8 cm dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ trục tọa độ vuông góc xOy thuộc mặt nước với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 3,9 cm và \(OQ = \dfrac{{55}}{6}\,\,cm\). Biết phần tử nước tại P và Q dao động với biên độ cực đại. Giữa P và Q có 2 cực tiểu. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu cách P một đoạn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 0,96 cm
B 0,56 cm
C 0,86 cm
D 0,93 cm
- Câu 9 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 20 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 80 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực đại. Điểm cách B xa nhất bằng
A 36 cm
B 48 cm
C 38 cm
D 72 cm
- Câu 10 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 22 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 45 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 90 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực tiểu. Điểm cách B xa nhất bằng
A 98 cm
B 102 cm
C 120 cm
D 72 cm
- Câu 11 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 25 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 30 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 75 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực đại. Điểm cách B gần nhất bằng
A 3,67 cm
B 4,62 cm
C 3,82 cm
D 2,64 cm
- Câu 12 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 14 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 50 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực tiểu. Điểm cách B gần nhất bằng
A 1,8 cm
B 1,2 cm
C 0,8 cm
D 0,2 cm
- Câu 13 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 12 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 40 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại B, phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại. Diện tích nhỏ nhất của tam giác ABM có giá trị xấp xỉ bằng
A 9,6 cm2
B 6,2 cm2
C 2,4 cm2
D 8,4 cm2
- Câu 14 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 21 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 25 Hz, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại B, phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại. Diện tích lớn nhất của tam giác ABM có giá trị xấp xỉ bằng
A 1920 cm2
B 1627 cm2
C 2041 cm2
D 1439 cm2
- Câu 15 : Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại hai điểm A, B trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là AB = 18 cm. Sóng truyền đi có bước sóng 3 cm. Trên đường thẳng x’x song song với AB, cách AB một khoảng 5 cm, gọi C là giao điểm của x’x với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên x’x là
A 1,14 cm
B 2,03 cm
C 1,25 cm
D 1,72 cm
- Câu 16 : Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại hai điểm A, B trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là 12 cm. Sóng truyền đi có bước sóng 2,5 cm. Trên đường thẳng x’x song song với AB, cách AB một khoảng 3 cm, gọi C là giao điểm của x’x với đường trung trực của AB. Khoảng cách dài nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên x’x là
A 7,14 cm
B 6,74 cm
C 6,25 cm
D 5,39 cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất