Năng lượng dao động của con lắc lò xo
- Câu 1 : Biểu thức nào sau đây xác định cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa?
A \(W = \frac{1}{2}k{x^2}\)
B \(W = \frac{1}{2}{\omega ^2}{A^2}\)
C \(W = \frac{1}{2}m{v^2}\)
D \(W = \frac{1}{2}k{A^2}\)
- Câu 2 : Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên
A Động năng không đổi.
B Thế năng không đổi.
C Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.
D Động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm.
- Câu 3 : Cơ năng của một con lắc lò xo không phụ thuộc vào?
A Khối lượng vật nặng
B Độ cứng của vật
C Biên độ dao động
D Điều kiện kích thích ban đầu
- Câu 4 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A. Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần và giảm biên độ dao động 2 lần thì cơ năng của con lắc sẽ
A Không đổi
B Tăng bốn lần
C Tăng hai lần
D Giảm hai lần
- Câu 5 : Một chất điểm khối lượng m = 100 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là:
A W = 3200 J
B W = 3,2 J
C W= 0,32 J
D W= 0,32 mJ
- Câu 6 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là sai?
A Động năng của con lắc: \({W_d} = \frac{1}{2}k{A^2} - \frac{1}{2}m{v^2}\)
B Thế năng của con lắc: \({W_t} = \frac{1}{2}k{A^2} - \frac{1}{2}m{v^2}\)
C Động năng của con lắc: \({W_d} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\sin ^2}(\omega t + \varphi )\)
D Thế năng của con lắc: \({W_t} = \frac{1}{2}k{A^2}{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}(\omega t + \varphi )\)
- Câu 7 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:
A Năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng
B Thế năng tăng dần và động năng giảm dần
C Cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất
D Thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi
- Câu 8 : Một vật có khối lượng m = 200 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(5πt) cm. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì vật có động năng là:
A Wđ = 0,125 J
B Wđ = 0,25 J
C Wđ = 0,2 J
D Wđ = 0,1 J
- Câu 9 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Li độ và vận tốc của vật khi Wđ = nWt là:
A \(x = \pm \frac{{A\omega }}{{\sqrt {n + 1} }},v = \pm A\sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} \)
B \(x = \pm A\sqrt {n + 1} ,v = \pm A\omega \sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} \)
C \(x = \pm \frac{A}{{\sqrt {n + 1} }},v = \pm A\omega \sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} \)
D \(x = \pm A\sqrt {\frac{n}{{n + 1}}} ,v = \pm \frac{{A\omega }}{{\sqrt {n + 1} }}\)
- Câu 10 : Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt) cm. Tại thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng thì vật ở cách VTCB một khoảng:
A 3,3 cm.
B 5,0 cm.
C 7,0 cm.
D 10,0 cm.
- Câu 11 : Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là
A v = 40π cm/s
B v = 20π cm/s
C v = 40 cm/s
D v = 20 cm/s
- Câu 12 : Mối liên hệ giữa li độ x, tốc độ v và tần số góc ω của một dao động điều hòa khi thế năng bằng 3 lần động năng của hệ bằng nhau là:
A ω = 2x.v
B x = 2v.ω
C 3v = 2ω.x
D ω.x = \(\sqrt{3}\)v
- Câu 13 : Một lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới có vật m = 100 (g). Vật dao động điều hòa với tần số f = 5 Hz, cơ năng là W = 0,08 J. Lấy g = 10 m/s2. Tỉ số động năng và thế năng tại li độ x = 2 cm là:
A 3
B 1/3
C 1/2
D 4
- Câu 14 : Ở một thời điểm, vận tốc của một vật dao động điều hòa bằng 20% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là
A 24
B 1/24
C 5
D 1/5
- Câu 15 : Một vật dao động điều hòa với chu kỳ \(T\) và biên độ \(A\). Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng là?
A \(\frac{T}{3}\)
B \(\frac{T}{4}\)
C \(\frac{T}{6}\)
D \(\frac{T}{{24}}\)
- Câu 16 : Một vật dao động điều hòa với chu kỳ \(T\) và biên độ \(A\). Ban đầu vật ở vị trí cân bằng, khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng là:
A \({t_{\min }} = \frac{T}{4}\)
B \({t_{\min }} = \frac{T}{8}\)
C \({t_{\min }} = \frac{T}{6}\)
D \({t_{\min }} = \frac{{3T}}{8}\)
- Câu 17 : Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với phương trình \(x = Acos(\omega t + \varphi )\) . Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng \(\frac{\pi }{{40}}\left( s \right)\) thì động năng của vật bằng thế năng của lò xo. Con lắc dao động điều hoà với tần số góc
A \(\omega = 20{\rm{ }}rad/s\)
B ω = 80 rad/s
C ω = 40 rad/s
D ω = 10 rad/s
- Câu 18 : Một chất điểm có khối lượng m = 1 kg dao động điều hoà với chu kì T = π/5 (s). Biết năng lượng của nó là 0,02 J. Biên độ dao động của chất điểm là
A A = 2 cm
B A = 4 cm
C A = 6,3 cm
D A = 6 cm.
- Câu 19 : Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(4πt – π/6) cm. Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm qua li độ mà động năng bằng thế năng bao nhiêu lần?
A 4 lần.
B 6 lần.
C 7 lần
D 8 lần.
- Câu 20 : Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m = 160g\) dao động điều hoà với cơ năng \({\rm{W}} = 2mJ\) và gia tốc cực đại \({a_{max}} = 50cm/{s^2}\). Biên độ và tần số góc của dao động là:
A \(A = 5cm\) và \(\omega = \sqrt {10} rad/s\)
B \(A = 4cm\) và \(\omega = 4rad/s\)
C \(A = 5cm\) và \(\omega = 4rad/s\)
D \(A = 4cm\) và \(\omega = \sqrt {10} rad/s\)
- Câu 21 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa gồm vật nặng có khối lượng \(m = 100g\) , đồ thị thế năng theo thời gian của con lắc như hình vẽ. Biết \({t_2} - {t_1} = 0,05s\), lấy \({\pi ^2} = 10\) . Biên độ và chu kì dao động của con lắc là:
A A= 0,8 cm, T = 0,1s
B A = 0,4 cm, T = 0,1s
C A = 0,8 cm, T = 0,2s
D A = 1,6 cm, T = 0,2s
- Câu 22 : Một vật có khối lượng \(200g\) dao động điều hòa có đồ thị động năng như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển động theo chiều dương, lấy \({\pi ^2} = 10\). Phương trình dao động của vật là:
A \(x = 2\sqrt {10} c{\text{os}}\left( {\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
B \(x = 10c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
C \(x = \sqrt {10} c{\text{os}}\left( {\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
D \(x = 10c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất