Đăng ký

Trọn bộ đề thi đại học môn Ngữ văn hay nhất có đáp án

Đề thi thử quốc gia
(Thời gian 120 phút)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích ngữ pháp và nhận dạng loại câu (về mật câu trúc ngừ pháp) các câu sau:
a.    Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên.
b.    Câu thơ run rẩy sự sống như một sợi dây thần kinh bị bóc trần ra khỏi vỏ, trực tiếp chạm vào nóng lạnh của môi trường.

Câu 2 (3 điểm): Viết bài ngắn (khoảng 20 câu) Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương.

Cáu 3: Dưới đây là một phần của truyện ngắn Làng (Kim Lân):

*    Thế nhà con ở dâu?
-    Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
-    Thế con có thích về làng Chợ Dấu không
Thằng bé nép đẩu vào ngực bổ trả lời khe khẽ:
Có.
Ông lão Ồm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
-    À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-    ủng hộ Cụ Hồ Chi Minh muôn năm!
Nước mắt ông lào giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-    ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.”

                                                                    (Sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục)

a)    (2 điểm) Qua đoạn đối thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì độc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? Viết đoạn vãn (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật trong đó có sử dụng thành phần cảm thán và thành phần phụ chú (gạch chân dưới nhửng thành phần phụ này).

b)    (1,5 điểm) Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng vể làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Lang chứ không phải là Làng Chợ Dầu?

c)    (2 điểm) Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học, viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả và khái quát nội dung tư tưởng của mỗi tác phẩm

Bài làm
Câu 1
a.    Mõ // lại thúc, trống // lai giục và tù và // lai inh ỏi thổi lên.
CN1     VN1       CN2         VN2     CN3    VN3

b.    Giá những cổ tục đã đày đọa me tôi// là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,
CN1    VN1
đầu mẩu gỗ, tôi // quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
  CN2    VN2

Câu a là câu ghép

Câu b là câu ghép.

Câu 2. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có một mảnh đề tài tuy được sáng tác không nhiều nhưng để lại những tác phẩm có giá trị, đó là mảng đề tài viết về người phụ nữ. Qua những tác phẩm ấy ta không chỉ hiểu và cảm thông cho số phận bất hạnh mà còn thấy được thái độ ngợi ca sâu sắc của các tác giả trung đại về vẻ đẹp của họ. ‘'Truyện Kiều" của Nguyễn Du và “Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là hai trong số những tác phẩm như thế.

Có thể nói, các tác giả trung đại đã không ngần ngại mà giành bút lực của mình vào việc ngợi ca vẻ đẹp của những người con gái ấy. Đó là vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều và Thúy Vân: “Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân/ Mai cốt cách, tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Đặc biệt, Nguyên Du tập trung vào miêu tả, ngợi ca vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, chứa đầy thần sắc của Thúy Kiều. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến còn nhiều bất công đối với người phụ nữ, đây thực sự là một thái độ hết sức tiến bộ, mang tính nhân văn. Còn Vũ Nương, tuy không được Nguyễn Dữ miêu tả nhiều nhưng cũng đủ để khiến ta hình dung vể một người phụ nữ có nhan sắc. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, cái mà các tác giả trung đại tập trung nhiều bút lực nhất văn là vè đẹp về mặt tâm hồn, tinh thần. Thúy Kiều ngay từ đầu đã được miêu tả là một cô gái tài sắc vẹn toàn: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Cả cuộc đời Thúy Kiều là một chuỗi những bất hạnh, kéo dài suốt mười lăm năm lưu lạc nhưng lúc nào nàng cũng hiện lên là một người con gái có phẩm chất tốt đẹp. Vì lòng hiếu, nàng dứt bỏ tình riêng, bán mình chuộc cha; dấn thân vào chốn hang hùm miệng sói, tương lai mờ mịt mà vẫn một lòng nhớ thương lo lắng cho mẹ cha, cho em, cho người mình yêu. Ở Thúy Kiều có sự vị tha và tình yêu thương thật đáng trân trọng, vẻ đẹp của Vũ Nương lại được Nguyễn Dữ khái quát ngắn gọn trong mấy từ “tư dung tốt đẹp” và chứng minh nó bằng hàng loạt những hành động của nàng: chăm lo, vun vén gia đình, nuôi con, chăm sóc mẹ chồng.. Qua đó, hiện lên đậm nét hình ảnh của một người con gói đảm đang, chịu thương chịu khó, vị tha, hy sinh hết mực. Không chỉ vậy, họ còn là những người phụ nữ có lòng tự trọng, có ý thức giữ gìn nhân phẩm của mình một cách cao độ. Thúy Kiều khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh đã tìm cách quyên sinh để giữ gìn phẩm hạnh. Trải qua biết bao vùi dập của số phận của xã hội nàng vẫn không vì thế mà thay đổi bản chất lương thiện vốn có của mình. Vũ Nương trước nổi oan khiến không thể hóa giải, đã nhảy xuống sông Hoàng Giang dùng cái chết để chiêu tuyết cho tấm lòng trinh bạch. Tất cả họ, đo những hạn chế của xả hội, đểu vướng vào nhũng hoàn cảnh bi kịch khác nhau nhưng vẫn luôn ngời lên sáng ánh sáng của nhân phẩm. Đó là một điều đáng trân trọng.

Câu 3. a) Đây là đoạn đối thoại giữa ông Hai và thằng con út khi mà ông đang đau khổ, dằn vặt vì cái tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Đoạn đối thoại đã thể hiện một cách sâu sắc tâm trạng đau khổ và chứa đầy mâu thuẫn của ông. Tình yêu làng trước đó gắn bó mật thiết với tình yêu nước giờ đây thật khó khăn biết bao khi phải phân biệt rạch ròi. Câu hỏi ông Hai hỏi con cũng chính là ao ước của chính ông: trở về ngôi làng nơi mình đã sinh ra, lớn lên, sinh con đẻ cái, về ngôi làng mình đã coi như máu thịt. Nhưng giờ đây, khát khao ấy lại vướng phải một rào cản nghiệt ngã, rào cản khó có thể vượt qua đối với một người nông dân chất phác giàu lòng yêu nước như ông Hai: tin cả làng Chợ Dầu của ông theo giặc. loạt câu hỏi thứ hai tưởng chừng như không mấy ăn nhập nhưng lại hoàn toàn hợp lý trong dòng suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật. Ông đưa ra hình ảnh cụ Hồ, đại diên cho Đảng, cho cách mang, như là một sự đối lập với hành động nhục nhã của làng mình, như để tự đặt mình vào một sự lựa chọn: "Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Chao ôi! Với một người mà tình yêu làng quê và tình yêu đất nước đã gắn bó hài hòa, khăng khít thành một như ông Hai thì đố thật là một sự lựa chọn khó khăn. Khi nước mắt ông giàn dụa, chảy ròng ròng trên má, tán thành với nhũng lời nói ngây thơ của con cũng là lúc ông đã vượt lên trên tất cả những cảm xúc mang tính cá nhân để hòa mình vào trong tình cảm lớn của dân tộc. Với một người mang nặng tư tưởng làng xã như ông, đó là một việc làm thật đáng trân trọng.

b)    Trong tác phẩm, ta bắt gặp một điều thú vị: Nhà văn Kim Lân xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng lại đặt tên tác phẩm không phải là “Làng Chợ Dầu” mà lại là “Làng”. Điều đó là hoàn toàn có lí do và mang dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả. Làng Chợ Dầu là một cái tên làng cụ thể. Trong tác phẩm, đó là cái làng Chợ Dầu của ông Hai chứ không phải là của một ai khác. Gọi tên bằng tên riêng khiến cho niềm tự hào về làng đó trở thành niềm tự hào riêng, niềm tự hào bất tận chỉ của mình ông Hai mà thôi. Là tình yêu với làng Chợ Dầu bởi đó là nơi gắn bó mật thiết với ông Hai, là mảnh đất đã lưu giữ tâm hồn ồng, không gì có thể thay thế được. Ông Hai có cái làng của riêng ông và niềm tự hào riêng về cái làng ấy cũng giống như một người dân nào đó khác trên đất nước Việt Nam sẽ có cái làng của riêng họ và những niềm tự hào về làng ấy của riêng họ. Và môi người se góp những tình yêu làng riêng của mình ấy thành một niềm yêu chung: niềm yêu mọi làng quê trên quê hương đất nước Việt Nam. Cách đặt tên như vậy khiến cho một hiện tượng thuộc về cá nhân như của ông Hai trở thành một hiện tượng mang tính phổ biến. Mỗi người dân Việt Nam đểu mang trong mình những tình cảm yêu thương rất riêng tư đối với mảnh đất nơi mình sinh ra nhưng những tình.yêu ấy cũng chính là tình yêu quê hương đất nước, góp phần làm cho tình yêu quê hương đất nước thèm sâu sắc.

c)    “Lão Hạc” là một trong nhũng tốc phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về người nông dân. Nội dung tư tưởng chính của tác phẩm đề cập đến số phận bất hạnh và những bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng Tám mà lão Hạc là một đại diên tiêu biểu. Lão Hạc là một người nông dân hiền lành, chất phác, có tình yêu thương tha thiết, giàu lòng tự trọng nhưng có số phận bất hạnh. Thông qua nhân vật, tác phẩm là lời tó cáo, phê phán xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, đẩy con người đến những vực thẳm, không còn lối thoát từ đó nhà văn khẩn thiết kêu gọi hãy thay đổi cuộc sống để cứu lấy những tâm hồn, những số phận bất hạnh.

“Làng” là một tác phẩm của Kim Lân được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm là lời ngợi ca về những người nông dân thuần hậu, chất phác như ông Hai trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, ngợi ca sự gắn bó khăng khít giữa tình yêu làng quê, với tình yêu đất nước và tinh thần chiến đấu vì cách mang. Là lời ngợi ca về lòng yêu nước và tâm hồn của những con người lúc nào cũng thiết tha một tình yêu đối với quê hương, đất nước. Từ hình tượng một con người, một con người cụ thể, tác phẩm khái quát lên thành tình cảm yêu nước nói chung, niềm tự hào, nguồn động lực để làm nên sức mạnh và tương lai tất thắng của dân tộc

 

Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!