Đề thi chọn lọc bám sát cấu trúc thi mới nhất có đáp án
Đề thi thử quốc gia
(Thời gian 120 phút)
Câu 1 (1 điểm): Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2 (3 điểm): Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), hãy phân tích giá trị của tình huống bé Xi-mồng hỏi bác thợ rền Phi-lip: “Bác có muốn làm bố cháu không?” (Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng).
Lý giải tại sao tác phẩm mang tên Bố của Xi-mông?
Câu 3: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tác giả Thanh Hải có câu:
“Ta làm con chim hót"
a) (0,5 điểm) Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
b) (1,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
c) (1 điểm) ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ ‘Tôi”, nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dựng đại từ “Ta”. Vì sao vậy?
d) (3 điểm) Mở đầu đoạn vốn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.”
Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Bài làm
Câu 1
- Lời dẫn trực tiếp là lời dẫn nguyên văn câu nói, ý kiến hoặc ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
Quê hương đối với mỗi chúng ta thật thiêng liêng mà cũng rất đỗi gần gũi, yêu thương: “Quê hương là con diều biếc - Chiều chiều con thả trên đồng” (Đỗ Trung Quân).
- Lời dẫn gián tiếp là lời thuật lại ý kiến, lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có những điều chỉnh thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
Quê hương đối với mỗi chúng ta thật thiêng liêng mà cũng rất đỗi gần gũi, yêu thương. Đỗ Trung Quân đã từng viết, quê hương là con diều biếc mà mỗi người thả trên cánh đồng quê.
Câu 2
Câu hỏi xuất hiện một cách hết sức đột ngột cả trong suy nghĩ của cậu bé Xi-mông và nhất là đối với bác thợ rèn Phi-líp. Với một đứa trẻ còn rất hồn nhiên, có thể nói đó là một trong những ý muốn khổ tâm, nhưng chỉ như một tia chớp, vụt qua, giống như suy nghĩ chỉ muốn nhảy xuống sống chết đi cho đỡ buồn của cậu bé trước đó. Nhưng cũng câu hỏi ấy lại có tác dụng thay đổi toàn bộ diễn biến câu chuyên cũng như số phận của những nhân vật trong đó, đẩy nó đến một kết thúc có hậu. Tình huống không chỉ khắc hoạ tâm hồn ngây thơ, mà còn thể hiện ước muốn rất chính đáng nhưng cùng thật tội nghiệp của một cậu bé có hoàn cảnh đáng thương. Câu hỏi làm cho bác thợ rèn tốt bụng thực sự bối rối. Cuộc gặp gỡ mang lại những suy nghĩ khác với suy nghĩ không tốt ban đầu về người đàn bà “cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối” thì tình huống bất ngờ khiến bỗng dưng bác thợ rèn trở thành một nhân vật trong câu chuyện của gia đình nhỏ ấy. Bác đã có một cách giải quyết rất tế nhị là coi đó nhi, một câu chuyện đùa nhưng ta biết rằng sau đó với bác, với cậu bé và tất nhiên là cả mẹ cậu nữa, mọi chuyện sẽ khác. Có thể nói tình huống trên đã có giá trị đẩy câu chuyện lên cao trào, đòi hỏi phải giải quyết Nhờ lời đề nghị này, bé Xi-mông có một người bố cho riêng mình để hôm sau, cậu có thể hiên ngang đứng lại, quát vào mặt của những đứa trẻ quái ác những lời “như ném một hòn đá”: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp" Chưn biết rồi người ta sẽ đón nhận câu chuyện Xi-mông ró một người bố tèn la Phi-líp như thế nào, chỉ biết rằng, niềm tin vào việc mình có một người bố đã tạo ra cho cậu bé niềm tin và sức mạnh để chống lại tất cả nhửng lời cay nghiệt. Cậu đường như đã trường thành hơn rất nhiều. Sau tình huống ấy, cùng với cách cư xử của bác Phi-líp không có lý do gì để chứng ta không tin tưởng vào một kết thúc mang màu sắc tươi sáng.
Tác phẩm mang tên “Bố của Xi-mông" như một lời khẳng định chắc chắn: là của Xi-mông chứ không phải là của ai khác. “Bố của Xi-mông" bởi đó là ông bố mà tự Xi- mông “đề nghị" để có được; bởi như sự đón nhận ngày hôm sau đó: chưa ai biết bác Phi- líp, “bố của Xi-mông" là ai cả. Có thể sau này, rồi Xi-mông sè có một người bố thực sự mà mọi người đều biết đến và thừa nhận nhưng đối thời điểm đó bác Phi-líp mới chỉ là bố của riêng cậu bé mà thôi. Tên đề đã ẩn chứa trong đó lời tiên đoán và niềm tin vào hành phúc sẽ chờ đón những nhân vật trong tác phẩm đó ở phía trước.
Cáu 3
a) Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên:
Ta làm con. chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc..
b) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, khoảng một tháng trước khi nhà thơ mất, khi ông nằm trên giường bệnh. Con người khi sáp đến cuối con đường của đời mình thường cố những khao khát, có những điều tiếc nuôi. Đối với Thanh Hải, niềm khao khát đó là làm một mùa xuân nho nhò để dâng hiến cho đời. Có biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta mới thấm thìa sự chân thành tha thiết của ước nguyện cao quý ấy.
c) Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ “ta”. Bởi vì cái tôi cá nhân của mỗi người đã hòa chung và cái ta chung của cuộc đời, cùng tạo nên mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước.
d) Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Ông như đang cất cao lời ca tha thiết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt tràm xao xuyến.”
Điệp ngừ “ ta làm...ta làm...ta nhập...” tạo nên âm diệu ngân nga cho vần thơ. “Con chim hót” chào đón mùa xuân, “nhành hoa” tỏa hương dâng đời, “nốt trầm xao xuyến” cho bản hòa ca cuộc đời thêm tươi vui, rung động hồn người....Nguyện ước của nhà thơ thật đáng trân trọng biết bao! Và ông còn nguyện cầu được suốt đời dâng hiến, được làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai muơi Ị Dù là khi tóc bạc”. Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” thể hiện sự khiêm tốn của nhà thơ còn điệp từ “dù là-..dù là...” khắc họa sự tha thiết được góp phần nhỏ bé của mình, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa cùng mùa xuân của non sông, vần thơ như một lời thề:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Có ai không rung động trước nguyên ước chân thành, tha thiết ấy?
Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!