Đăng ký

Tuyển tập những đề thi mới nhất năm 2019 môn Ngữ văn

Đề thi thử quốc gia
(Thời gian 120 phút)

Câu 1: (3 điểm): Cho câu chủ đề: “Ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động”.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu triển khai ý của câu chủ dề trên trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu.

Câu 2: Một bài thơ trong sách Ngữ văn 9 có câu :
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
a)    (0,5 điểm) Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b)    (1 điểm) Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác?
Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ.
c)    (1 điểm) Từ “hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.
d)    Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó, một học sinh có câu: “Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc."
-    (1 điểm) Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì?
-    (2,5 điểm) Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định, trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó)

Bài làm

Câu 1: Ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. Đó là những tiếng nói được vang lên ở nhiều cung bậc khác nhau: tiếng nói hài hước, tiếng nói than thân hay tiếng nói yêu thương tình nghĩa. Khó khăn trong lao động sản xuất ư? Đã có những vần thơ đầy lạc quan: “Đừng than phận khó ai ơi! / Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây". Hay bày tỏ tình cảm yêu thương của mình đã có những vần thơ đưa đẩy thật tế nhị: “ Tiện đây mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?".... Ca dao dân ca xuất hiện kịp thời, như một liều thuốc tinh thần, mang lại niềm tin yêu cuộc sống cho con người. Kỳ la thay! Người ta có thể cất lên những lời ca dao, dân ca tha thiết ở trong bất ký hoàn cảnh nào: đối đáp trong lao động, trong vui chơi; trong cả lúc vui sướng lẫn khi buồn.... Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, ca dao, dân ca lại mang một màu sốc riêng, một ấn tượng riêng. Hoàn cảnh lao động và môi trường diễn xướng độc đáo đã khiến cho những lời ca dao ấy trở nên phổ biến và trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người lao động.

Câu 2
a)    9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bộc ngũ ôm,
Nghề riềng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

b)    Đoạn thơ em vẫn chép nằm trong tác phẩm Truyện Kiều, do Nguyễn Du sáng tác. Nhân vật được nổi đến trong đoạn thơ là Thúy Kiều

c)    Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ “buồn”. Chép sai như vậy đã ảnh hường lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bởi lẽ, khi miêu tả tài sắc chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện sắc đẹp của hai nàng, mặt khác, thông qua đó, có dự cảm về cuộc đời họ. Thúy Vân có vẻ đẹp “hoa cười ngọc thớt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Những từ “cười, thốt, thua, nhường” - những phản ứng ấy dường như báo trước cuộc đời êm đềm chờ nàng phía trước. Còn với Kiều, “hoa ghen, liễu hờn” trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của nàng. Điều đó có nghĩa là nàng đẹp tuyệt vời, nhưng cũng báo hiệu những sóng gió, oan nghiệt chờ nàng ở quãng đời phía trước.

d)    Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó, một học sinh có câu: “Khác với Thuý Vân, Thụý Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc.”
Nếu dùng câu vần trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài nói về tài sắc của Thúy Kiều
Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc. Về nhan sác nàng, Nguyễn Du không tả nhiều mà tập trung vào đôi mắt: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn”. Đai mát nàng xanh trong long lanh như nước hồ thu, nét mày thanh tú như núi mùa xuân. Đôi mắt ấy khi nhìn ai thì khiến “nghiêng nước nghiêng thành”, quả là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Về tài năng, nàng đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ đương thời, đủ cả thi, họa, ca, ngâm, mà ờ lĩnh vực nào cũng đạt tới mức điêu luyện “nghề riêng”, “ăn đứt”, ”lầu”...Nàng còn biết sáng tác âm nhạc, viết nên thiên bạc mệnh nghe buồn da diết..Ta có thể thấy, ở Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc còn với Kiều, nhà thơ dành ba dòng nói về sắc thì tới bảy dòng nói về tài “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” - tài năng ấy, nhan sắc ấy như dự báo về số phận bạc mệnh của nàng.

 

Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!

shoppe