Đăng ký

Tổng hợp 20 đề thi môn Ngữ văn hay nhất có đáp án

Đề thi thử quốc gia
(Thời gian 120 phút)

Cáu 1 (3 điểm): Phân tích nét đặc sắc của cách dùng từ “mặt trời” trong những câu thơ sau:

-    “Ngày ngày một trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rối đỏ”
(Viếng lăng Bác - Vỉễn Phương)

-    “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Cáu 2 (7 điểm): Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, Sách Văn học 9 - Tập 2, NXB Giáo dục 2000, có viết:

“Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”
(Sách đã dẫn - Trang 116 )
Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ sau, em hăy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên.

Ánh trăng

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình


Thành phố Hồ Chí Minh, 1978

Bài làm
Câu 1: Trong hai bài thơ Viếng lăng Bác và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, các tác giả đã sử dụng từ mặt. trời hai lần, lần đầu với nghĩa gốc, chỉ mặt trời thực và lần thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ.
Ở mỗi bài thơ, từ mặt trời lại mang một ý nghĩa riêng. Trong câu thơ của Viễn Phương, “mặt trời trong lăng rất đỏ” chính là hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Cũng giống như mặt trời soi sáng cho nhân gian, Bác đã đem lại ánh sáng Cách mạng, chỉ lối soi đường cho nhân dân ta đi đến bến bờ độc lập tự do, ấm no hạnh phúc. Hình ảnh Bác luôn trường tồn cùng đất nước như sự vĩnh cửu của mặt trời.

Nếu như nhà thơ Viễn Phương dùng hình ảnh mặt trời để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với vị lãnh tụ kính yêu thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại dùng nó chỉ đứa con đối với người mẹ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Thuộc tính của mặt trời làm cơ sở cho sự so sánh ngầm ở đây là sự ấm áp. Mặt trời ấm áp mang lại nguồn sống cho cây cối, cho bắp trên nương, còn con mang lại nguồn sống và niềm hi vọng cho mẹ về một ngày mai tươi sáng, một ngày mai độc lập tự do. Em bé là mặt trời bé bỏng mà người mẹ mang trên lưng.

Hai bài thơ với hai ý nghĩa khác nhau của từ mặt trời song đều hết sức thành công.

Câu 2: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lè-ô-nít Lê-ờ-nốp). Bên cạnh một nội dung sâu sắc, hình thức là một yếu tố quan trọng không thể thiếu làm nên giá trị tác phẩm. Chính vì vậy mà có nhận định: “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”. Đi vào tìm hiểu bài thơ “Ánh trăng” (Nguyền Duy) ta sẽ hiểu rõ hơn về nhận định này.

Nội dung và hình thức là hai yếu tố tạo nên một tác phẩm. Nội dung thể hiện ở đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm ấy còn hình thức thường thể hiện trong kết cấu, trong lời vân nghệ thuật và những biện pháp nghệ thuật. Ở đây, nhận định đưa ra quan niệm về một hình thức hay. Trước hết, đó phải là một hình thức sáng tạo, sinh động. “Sự bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Nội dung tác phẩm được lấy từ những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như cũng có khi, cùng một nội dung nhưng mỗi người lại có một cách thể hiện khác nhau và tất nhiên, trong số đó, không phải tác phẩm nào cũng được đón nhận và để lại dấu ấn. Hình thức sáng tạo riêng đóng dấu phong cách của người nghệ sỹ trong sáng tác của họ. Hình thức sáng tạo sẽ tạo ra màu sắc mới cho nội dung, khiến nó vượt lên trên những tác phẩm cùng đề tài. Nhưng dù là sáng tạo, đó cũng phải là một hình thức sinh động tức sáng tạo hoàn toàn mới mẻ nhưng không hề gượng ép, và nhất là phải phù hợp với nội dung tác phẩm. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Hình thức phù hợp sự tôn thêm vẻ đẹp của nội dung và ngược lại. Ý kiến trên đã đặc biệt tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh “phù hợp nhất với nội dung, cố sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất” tức đặc biệt nhấn mạnh vào sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đó chính là mối quan hệ mang tính quyết định về giá trị trong tất cả các tác phẩm văn học.

Hình thức hay với những đặc điểm và yêu cầu như trên vừa là một điều kiện cần vừa là những dấu hiệu để nhận diện một tác phẩm văn học được coi là thành công. Đó cũng chính là những gì ta sẽ bắt gặp trong “Ánh trăng”.

Hồi nhỏ sổng với đồng
……………………….
Đủ cho ta giật mình.

Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến, từng trải qua nhiều gian khổ, chứng kiến những hi sinh, mất mát, sống chan hòa với thiên nhiên. Thuộc thế hệ nhà văn đó từng ngày từng lăn lộn nơi chiến trường nhưng khi ra khỏi cuộc chiến tranh, không phải ai cũng còn nhớ đến quá khứ. Bài thơ là cái giật mình về những phứt vô tình để có ấy, cái giật mình gửi gắm biết bao ý nghĩa triết lý về nhân sinh. Để thể hiện nội dung này, nhà thơ đã sử dụng một hình thức riêng thật độc đáo mang lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Ở “Anh trống”, nội dung và hình thức hài hòa với nhau tạo nên một bài thơ ý vị về cuộc sống.

Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ, là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, kết hợp giữa con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng của cuộc sống với việc phản ánh đời sống qua những hiện tượng cảm xúc chủ quan của mình khiến cho những xúc động trữ tình mang tính hiện tại. Dòng cảm xúc được thể hiện trong nhịp thơ trôi chảy nhẹ nhàng, lốì tự sự khi tha thiết, khi trầm lắng, suy tư. Hình thức này đã khiến cho tác phẩm dù suy tư về quá khứ, xúc động trữ tình vẫn xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra vậy. Cảm xúc hiện tại xuất hiện cùng sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng dẫn người ta trở về với những suy tư về quá khứ và cuối cùng là sự suy nghĩ về tình người và lẽ đời. Nhờ phương thức tự sự, bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, dòng cảm xúc men theo dòng tự sự. Nó rất phù hợp với dòng suy tư của tác giả trong suốt cả bài thơ, khiến chất triết lý trở nên thấm thía và sâu sắc hơn. Trong mạch tự sự trữ tình đó, vầng trăng xuất hiện trong những mảng không - thời gian khác nhau.

“hồi nhỏ sống với rừng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Ấy là thời điểm mà con người sống gần gũi với thiên nhiên trong một mối chan hòa giao cảm như tri kỉ. Vầng trăng đi cùng từ suốt tuổi thơ, đi qua những năm tháng chiến tranh. Từ trong khó khăn, nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ vần tìm đến nhau để chan hòa, để sẻ chia. Ở trong những thời điểm ấy, trăng và tâm hồn con người có sự tương đồng: đều đẹp trong sáng, đều mang những tình cảm hồn nhiên, và vầng trăng trở thành vầng trăng tình nghĩa.

Và rồi thời bình, bằng biện pháp đối lập, nhà thơ đã dựng nên một hiện thực xót xa:

“Từ hồi về thành phố 
quen ảnh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường"

Về thành phố, trước ánh điện và cửa gương, vầng trăng chợt trở nên vô duyên. Ánh sáng hồn nhiên trong trẻo của nó không đủ sức để chiếu sáng với những ánh sáng hào nhoáng của thành phố. Và quan trọng hơn là cũng chính trong những ánh sáng hào nhoáng kia, người ta đã quên mất còn có một vầng trăng như thế, cũng đang chiếu sáng. Trăng trở thành “người dưng qua đường”. Tất cả sẽ không thay đổi nếu như không có một ngày thành phố mất điện. Lúc mọi ánh sáng nhân tạo không còn, người ta mới giật mình nhận ra ánh trăng. Mặc cho anh đèn điện lấn át, mặc cho người vô tình, trăng vẫn tròn vành vạnh. Ấy là vầng trăng thức tình của thực tại nhưng cũng là vầng trăng đánh thức quá khứ, là vầng trăng của nghĩa tình năm xưa, là trăng của suy tư đánh thức những cảm xúc đã trở nên chai lỳ trong cuộc sống hiện tại. Người vô tình nhưng trăng vẫn luôn là một tâm hồn thủy chung, son sắt

Nội dung triết lý sâu sốc của bài thơ đã được thể hiện tài tình qua hình ảnh vầng trăng mang tính biểu tượng, nhiều tầng ý nghĩa. Từ đầu đến cuối bài thơ, lúc nào cũng vầng trăng tròn đầy, viên mãn, như tình cảm thủy chung không bao giờ thay đối lập với sự thay đổi của lòng người, của tình đời. Vầng trăng vừa là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình sắt son, không đổi qua thời gian đồng thời cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong đời sống. Cái “im phăng phắc” nhắc nhở người ta nhớ về quá khứ, nhớ về những gì đã qua để biết trân trọng nó, cũng là lời nhắc nhở cho lẽ sống thủy chung của chính mình. Cùng giống như tên đề, hình tượng ánh trắng và vầng trăng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Tên đề bài thơ là “Ánh trăng” nhưng phải đến cuối tác phẩm thì ánh trăng mới xuất hiện. Hình ảnh vầng trăng khẳng định sự tròn đầy, viên mãn của quá khứ, của kỷ niệm, của nghĩa tình không thay đổi. Đến cuối tác phẩm, “Ánh trăng” xuất hiện gợi cho người ta cảm giác về một sự lan tỏa. vầng trăng, bản thân như một chứng nhân chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra xung quanh tác giả: quên làng, kỷ niệm, ký ức, bất ngờ, xúc động rưng rưng đến giật mình... còn ánh sáng của nó lại có sức chiếu rọi và lan tỏa sâu sắc. Vầng trăng là của trời, ở trên trời. Ánh trăng chiếu xuống đất, thuộc về đất, bởi vậy nên nó có thể chiếu tận vào trong những góc khuất của tâm hồn con người, có khả nống đánh thức ký ức, tâm hồn họ. Hình ảnh thơ được khoác lên mình tính biểu tượng nên có sức hấp dẫn và sức gợi rất lớn. Bài thơ vì thế mà đậm chất triết lý.

Đọc bài thơ ngoài sự phù hợp với nội dung cảm xúc trong bài thơ ta còn bắt gặp một hình thức thể hiện đác biệt: bài thơ không viết hoa ở những chữ đầu đòng. Cũng giống như “Đò Lèn”, một bài thơ khác của nhà thơ, hình thức trình bày này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Nó khiến cho cả tác phẩm trở thành một dòng suy nghĩ trờ nên liền mạch, liên kết ý tường và hình ảnh trong từng khổ cũng như cả bài, lôi cuốn người đọc vào những cảm xúc tương tự. Và khi kết thúc dòng cảm xúc cũng là lúc kết thúc bài thơ.

“Ánh trăng” là một bài thơ hay đậm chất triết lí. Làm nên sự hấp dần của bài thơ không chỉ là nội dung sâu sắc mà còn là một hình thức thơ phù hợp và cũng đầy sáng tạo. Việc sử dụng các hình ảnh mang tính biểu tượng, độm chất triết lý, việc triển khai bài thơ theo hình thức tự sự - trữ tình, việc vận dụng một lối viết thơ mới mẻ, ngôn ngữ thơ gần gũi, giàu tính biểu cảm... đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của bài thơ vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian.
.
 

Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!

shoppe