Tổng hợp tất tần các biện pháp tu từ chính xác nhất
Cunghocvui gửi đến bạn những kĩ năng nhận biết về biện pháp tu từ, bên cạnh đó cũng giới thiệu đến bạn những biện pháp tu từ thường gặp một cách đầy đủ và chính xác nhất
1) Kĩ năng
— Nêu được định nghĩa, nắm được mô hình và giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, nói quá, nói giảm nói tránh,...) và các biện pháp tu từ cú pháp (liệt kê, đảo trật tự cú pháp, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ,...).
- Biết nhận diện chính xác và phân tích được giá trị của từng biện pháp tu từ trên trong những vãn cảnh cụ thể.
2) Kiến thức
a) Một sổ biện pháp tu từ từ vựng
* So sánh:
— So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh vừa giúp cho việc miêu tả các sự vật, sự việc cụ thể, sinh động vừa có tác dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Tác dụng của so sánh:
+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tỉnh cảm của người viết (người nói).
- Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh:
Gồm 4 yếu tố: vế A (vế được so sánh) - Phương diện so sánh - Từ so sánh - vế B (vế dùng để so sánh).
- Các kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng.
+ So sánh không ngang bằng.
- Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
* Ẩn dụ:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm vì giống so sánh ở chỗ đối chiếu hai sự vật, hiện tượng trên cơ sở quan hệ tương đồng nhưng khác ở chỗ trong phép ẩn dụ chỉ có vế B xuất hiện còn vế A ẩn đi. Người đọc cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm nổi bật của đối tượng B để hiểu A... Ẩn dụ tu từ có sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu thơ, câu văn.
- Ẩn dụ tu từ là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải đặt chúng trong ngữ cảnh sử dụng chung (trong câu hoặc văn bản). Ẩn dụ tu từ có sức biểu cảm cao tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu thơ, câu văn.
- Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh, về bản chất, ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh; chỉ còn lại sự vật, sự việc dùng để so sánh (vế B).
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Ví dụ:
+ Thuyền về có nhớ bến chăng
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Tiếng ghi ta nâu, bầu trời cô gái ấy
* Hoán dụ:
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên cùa một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật thì hoán dụ dựa trên quan hệ tiệm cận, đi đôi giữa các sự vật. Có thể kể đến một số kiểu quan hệ thường gặp như sau: quan hệ giữa bộ phận và toàn thể; quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng; quan hệ giữa vật sở hữu và vật bị sở hữu; quan hệ giữa đặc điểm, tính chất và sự vật có đặc điểm, tính chất đó; quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng.
- Ví dụ:
+ Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
+ Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
* Nhân hoá:
- Nhân hoá là dùng những từ ngữ, hình ảnh gan với con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cảnh vật,... giúp cho các đối tượng đó trở nên sinh động và gần gũi với con người.
- Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất,... của người để chỉ hoạt động, tính chất,... của vật.
+ Dùng các từ vốn dùng để gọi người (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,...) để gọi vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người.
- Tác dụng của nhân hoá:
Nhân hoá không chỉ có tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nến sống động, gần gũi với con người mà còn thường xuyên được sử dụng làm phương tiện, làm cái cớ để con người giãi bày tâm sự.
- Ví dụ: Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
* Nói quá và nói giảm nói tránh:
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, táng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ:
+ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
+ Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
(Ba quân sức mạnh như hổ báo, khí thế nuốt trôi cả trâu).
* Liệt kê:
- Là biện pháp liệt kê liên tiếp nhiều sự vật, hoạt động tính chất hay sự kiện...trong cùng một câu văn, một đoạn văn để tạo nên một ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hay bộc lộ tâm hạng.
- Để diễn tả sâu sắc những khía cạnh khác nhau của hiện thực.
“ Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
b) Một số biện pháp tu từ cú pháp
* Câu hỏi tu từ
Là sử dụng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, phủ định hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc.
* Đảo trật tự cú pháp
Là sự thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm,... của đối tượng cần miêu tả.
* Điệp ngữ
Là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý hoặc gợi những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe.
* Liệt kê
Là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
* Chơi chữ
Là lợi dụng các đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu vãn hấp dẫn và thú vị.
Xem thêm >>> Nghị luận văn học về một đoạn thơ
Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để được cập nhật liên tục các bài viết chi tiết - đầy đủ - chính xác nhất nhé!