Đề bài : Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”
Đề bài
Đề bài : Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”
Hướng dẫn giải
Bài làm
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành được bắt nguồn từ dòng chảy lịch sử của mảnh đất Tây Nguyên dữ dội. Nguyễn Trung Thành đã có những năm tháng sống và chiến đấu, chứng kiến những mất mát, đau thương mà mảnh đất này phải hứng chịu. Tác phẩm “Rừng xà nu” được viết trong thời kì chiến tranh xảy ra ác liệt nhất. Tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật T’nú- biểu tượng cho mảnh đất Tây Nguyên hùng hồn, bi tráng.
T’nú được xem là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, cũng như hình tượng của rừng xa nù đại ngàn. Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng nhân vật này với những tính cách, đặc điểm mang đậm dáng dấp Tây Nguyên. Với màu sắc sử thi hào hùng, bi tráng, Nguyễn Trung Thành đã vẽ ra trước mắt người đọc một hình ảnh hào hùng, kiên cường và bất khuất nhất. Truyện ngắn “Rừng xà nu” mang màu sắc sử thi từ cách tác giả xây dựng nhân vật T’nú. Câu chuyện của một mảnh đất, của một đời người được kể gói gọn trong một đêm như vậy. Đây chính là sự thành công của Nguyễn Trung Thành.
T’nú là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với những đặc điểm, tính cách mà chỉ nơi đây mới có.
Anh là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong sự đùm bọc và cưu mang của dân làng Xô man, bởi vậy Tnu chính là người con của cả dân làng, của cả mảnh đất này. T’nú không thuộc về riêng ai, anh thuộc về cộng đồng, về nơi nuôi dưỡng anh trưởng thành. Cụ Mết đã từng nói rằng “đời nó , bụng nó sạch như nước suối làng ta” là bởi vì điều đó. Dù có hoàn cảnh xuất thân kém may mắn nhưng cuộc đời anh lại làm được nhiều việc có ích cho dân làng, mang phẩm chất của người cách mạng chân chính trong tương lai.
Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng T’nú là một người bản lĩnh và gan góc, không ngại khó khăn và thử thách. Trong lúc đi liên lạc T’nú “xé rừng mà đi, không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà con đường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết và lọt qua hết vòng vây của giặc”. T’nú một lòng một dạ phục vụ cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì dân làng Xô man. Hành động Tnu nuốt bức thư vào trong bụng khi bị bắt đã chứng tỏ được bản lĩnh kiên cường, gan dạ của anh. Hơn hết lời nói chỉ tay vào bụng “cộng sản ở đây này” sau khi đốt bức thư khiến cho người đọc ngưỡng mộ về khí chất và bản lĩnh phi thường của T’nú.
T’nu mặc dù học rất chậm “học chữ o thì quên chữ a” nhưng lại có được sự kiên trì và nhẫn nại. T’nú quyết tâm ghi nhớ lấy lời của anh Quyết “Phải học giỏi mới làm được cán bộ giỏi” nên T’nú đã quyết tâm để học hành thật tốt. Một tinh thần và ý chí thép không phải người nào cũng có được. T’nú chính là một điển hình cho tính cách đáng ngưỡng mộ đó.
Sau khi T’nú vượt ngục trở về làng, anh như một cây xà nu to lớn, vạm vỡ. Anh tượng trưng cho cả dân tộc xô man, cho rừng xà nu vẫn kiên cường đến cùng để chống lại sự tàn phá ghê rợn của kẻ thù. Cuộc đời của T’nú từ đó càng rơi vào nhiều bi kịch đau lòng nhưng T”nú không hề nao núng, anh vẫn sống và cống hiến hết mình cho dân làng.
T’nú là một người cán bộ giỏi, mưu trí và gan dạ. Quân dịch đã bắt cóc vợ và con của T”nú để đe dọa nhưng T’nú không dợ. CHúng tra tấn hai mẹ con Mai cho đến chết. Khoảnh khắc T”nú chứng kiến cảnh vợ và con chết trước mặt mình, lòng căm hận trong anh sôi lên sùng sục, “hai mắt như hai ngọn lửa lớn”. Anh đã lao đến để cứu mẹ con mai nhưng không cứu được, anh còn bị bắt và tra tấn dã man.
Hình ảnh đôi bàn tay T”nú bị thiêu cháy khiến cho người đọc bị ám ảnh “một ngón, hai ngón, ba ngón cháy rồi lại bén rất nhanh trong tích tắc mười ngón tay t’nú như mười ngọn đuốc sống”. Bi kịch đau lòng ấy của T”nú chính là bi kịch đau lòng mà người dân xô man phải hứng chịu. Tuy nhiên T’nú vẫn không hề nao núng, vẫn kiên cường để đánh giặc dù đã mất đi đôi bàn tay ấy.
T”nú chịu đựng bao nhiêu đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng lòng căm thù trong anh vẫn còn cháy rừng rực. Đây là động lực để làm nên cái đêm lịch sử của dân làng Xô man đó. Có thể nói tất cả đã châm ngòi để bùng nổ cái đêm khởi nghĩa bùng nổ của dân làng Xô man để chống lại kẻ thù.
Hình ảnh T’nú được Nguyễn Trung Thành xây dựng song song bên cạnh hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, kiên cường bất khuất chắc chắn có dụng ý. Bởi T”nú chính là biểu tượng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng, của rừng xà nu bất diệt.
Bằng những hình ảnh chân thực, sinh động, giàu chất sử thi Nguyễn Trung Thành đã tạc nên bức tượng hùng vĩ về con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất. Đây là thành công của tác giả, để lại ám ảnh lớn cho người đọc về một con người có trong đời thực như vậy.