Đăng ký

Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn

5,485 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
(1)     Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đồng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. (...) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mài. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(2)     Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bàn thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức kill còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chi chông chênh mà có khi vấp ngã.
(3)     Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi. Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.
(Trích Bài phát biểu của PGS. TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Đại học sư phạm Hà Nội nhân dịp kỉ niệm ngày 26/ 03/ 2016)
Câu 1. Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Trong đoạn (1), người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào? 
Câu 3. Theo anh/ chị, các ý kiến sau có mâu thuẫn nhau không? Tại sao?
-     "Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp"
-     "Đắm mình trong thực tiễn sè cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn."
Câu 4. Anh/ chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian"?
II. Phần Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học được nêu trong phần đầu của văn bản đọc hiểu: "Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng" 
Câu 2. ( 5 điểm ) Nhận xét về bài thơ Tây Tiến, tác giả Hà Minh Đức Viết: Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn (NXB Văn học, 2006, tr. 67-68). Anh/chị hãy làm rõ ý kiến đó qua việc phân tích khổ thơ thứ 2 của bài.

B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1: Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích:
+Tuổi xuân của con người rất đáng quý.
+Không được để tuổi xuân trôi qua phí hoài, phải biết làm những việc có ý nghĩa.
+ Cần chuẩn bị nền tâng về mọi mặt cho tương lai: Tích lũy tri thức, xây dựng các chuẩn mực, tích cực hoạt động xã hội.
Câu 2: Người viết đã sử dụng thao tác lập luận: Bình luận, bác bỏ.
Câu 3: 2 ý kiến không mâu thuẫn nhau vì:
+ Tri thức và thực tiễn đều là những điều cần thiết cần chuẩn bị để đạt được thành công.
+ Tri thức và hoạt động thực tiễn phải đi liền với nhau.
Câu 4: Lời khuyên dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu minh một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian":
+Phải biết quý trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ rất ngắn ngủi, ta sẽ phải hối tiếc nếu để tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa.
+Đừng làng phí thời gian cho những việc vô bổ, hãy tích lũy tri thức và tích cực tham gia các hoạt động xã hội có ích.
II. Phần Làm văn.
Câu 1:
1. Mở đoạn
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận . "Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng."
=>Tận hưởng và sống một tuổi trẻ đầy ý nghĩa
2. Triển khai vấn đề
- Giải thích :
+Tuổi trẻ là khoảnh khắc tươi đẹp tràn đầy khát vọng, là thời gian sống tận hưởng và cống hiến, bởi thế đó là quãng thời gian ý nghĩa nhất của đời người. Tuổi trẻ quý giá là thế nhưng lại vô cùng ngắn ngủi, để lại nhiều luyến tiếc. Mỗi người phải     sống hết mình, sống chủ động để tuổi trẻ không trôi qua một cách vô nghĩa, phí hoài.
-              Phân tích, đánh giá, bình luận:
+Tuổi trẻ một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại, cho nên tuổi trẻ phải sống sao cho có ý nghĩa nhất:
+Theo đuổi hy vọng, ước mơ, hoài bão phía trước 
+Đừng chờ đợi mà phải biết nắm bắt cơ hội và những điều thú vị
+Trân trọng những mối quan hệ, tình cảm cao quý
-              Tuổi trẻ rất đáng quý nhưng cũng rất ngắn ngủi, đừng để hối hận vì lối sống buông thả, lối sống vị ki, thích hưởng thụ mà không thích cho đi...
-> Cho dẫn chứng minh họa
3. Kết đoạn
Rút ra bài học và liên hệ bản thân:
-              Đừng sống quá gấp quá vội mà quên mất tận hưởng cuộc sống
-              Hãy dành chút thời gian quan tâm hơn đến gia đình và những người thân yêu.
-              Tích lũy kiến thức, hoạt động xã hội để đem lại những điều tốt đẹp cho đời và cho chính mình.
-              Đôi lúc cần phải sống chậm lại, lắng sâu suy nghĩ. -> Hãy sống trọn từng khoảnh khắc và hướng về tương lai...                
Câu 2
1.            Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu và khái quát ý kiến đề bài cho: khi nhận xét về bài thơ Tây Tiến, tác giả Hà Minh Đức Viết: Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Điều đó được thể hiện rò hơn qua đoạn thơ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
2.            Thân bài
a) Giải thích nhận định
- Chất liệu của hội họa là màu sắc, đường nét. Chúng thể hiện sự cảm nhận trực tiếp thế giới và con người của nhà văn. Còn chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu,.. Nhà văn, nhà thơ dùng âm thanh làm phương tiện diễn đạt tư tưởng, tình câm. Khi khám phá tính nhạc trong thơ nghĩa là xem việc tác giả đã sử dụng, kết hợp từ ngữ như thế nào để tạo ra hài hòa về âm thanh, sự nhịp nhàng cho thơ.
- Nếu 14 câu đầu chủ yếu thể hiện sức mạnh hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến trong cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hiểm trở thì tới đoạn hai, qua những kỷ niệm ngọt ngào tươi sáng, nhà thơ đã tập trung miêu tả nét hào hoa nghệ sỹ trong tâm những chàng trai Hà thành mơ.
- Bốn câu đầu miêu tả sâu sắc, những cảm nhận chiến sĩ Tây Tiến về một đêm giữa một bản làng nào đó ở miền Tây. Bổn câu đầu ru ta trong nhạc điệu cất lên từ men say của tâm hồn người lính Tây Tiến:
-              Phân tích đoạn trích để làm rõ ý kiến
+ Đây là lần thứ hai đuốc được liên tưởng đến hoa - nến trong đêm sương Mường Lát, chiến sỹ Tây Tiến nhìn đuốc soi đường lung linh, huyền ảo như hoa về trong đêm hơi thì lần này, trong một đêm lửa trại giữa bàn mường miền Tây, bút pháp lãng mạn đã khiến ánh lửa bập bring nơi đóng quân trở thành đuốc hoa rực rở, gợi những liên tưởng thú vị, đem đến sự náo nức, rạo rực trong lòng người, khiến ỉm liên hoan giữa bộ đội và dân làng trở thành đêm hội tưng bừng.
+ Cụm từ bừng lên là một nét nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, nó đem đến ấn tượng về ánh sáng và đây là ánh sáng chói lòa, đột ngột của lừa, của đuốc, xóa đi cái tối tăm lạnh lẽo của núi rừng, thể hiện niềm vui sướng, rạo rực trong lòng người. Người đọc còn có thể hình dung ra những ánh mắt ngỡ ngàng, những gương mặt bừng sáng của các chiến sỹ, bừng sáng vì sự phản chiếu của ánh lửa bập bùng đêm hội, bừng sáng còn vì ngọn lửa ấm nóng trong tâm hồn, ngọn lửa của niềm vui trẻ trung, lạc quan, ngọn lửa của tình yêu với con người và mảnh đất miền Tây.
-              Câu thơ thứ hai là hình ảnh trung tâm của hội đuốc hoa là các thiếu nữ miền sơn cước:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
+ Từ kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ đã bộc lộ và duyên dáng mà còn mơ màng trong man điệu núi rừng. Man điệu có thể hiểu là vũ điệu uyển chuyển của các sơn nữ, cùng có thể là giai điệu mới mẻ của vùng đất lạ trong tiếng khèn lên mê hoặc lòng người. Với tâm hồn hào hoa nghệ sỹ, đặc biệt nhạy cảm với cái đẹp, người lính Tây Tiến say đắm chiêm ngưỡng và cảm nhận những hình ảnh rực rỡ, những âm thanh ngọt ngào, những đường nét duyên dáng trong đêm lửa trại để được thả hồn phiêu diêu ay bổng trong thế giới mộng mơ với những vẻ đẹp say người của phương xa đất lạ. Câu thơ có tới sáu thanh bằng đà diễn tả tinh tế cảm giác mơ màng chơi với ấy.
-> Nhịp điệu của bốn câu thơ như nhịp nhặt khoan, dìu dặt của tiếng khèn, gợi vẻ khỏe khoắn, trẻ trung. Bốn câu thơ chan chứa màu sắc, âm thanh, vừa ấm áp tình người.
- Bốn câu sau thể hiện nỗi nhớ về cành của người miền Tây. Những hoài niệm rực rỡ và sống động về một đêm lửa trại đà được thay bằng những bâng khuâng xa vắng trong nỗi nhớ tha thiết mênh mông về cảnh sắc con người miền Tây Bắc: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
+ Nỗi nhớ miền Tây được gửi vào lời nhắn với người đi, nhưng đâu chỉ là nhắn với ai đó mà thực ra nhà thơ đang để lòng mình hướng về Châu Mộc, hướng về núi rừng Miền Tây, trong một chiều sương nhạt nhòa, màn sương huyền ảo của núi rừng, màn sương huyền ảo của hoài niệm, nhớ nhung.
+ Trong tiếng Việt, ấy là một đại hr chi định luôn đem đến sắc thái xa xôi, mơ hồ cùng nỗi nhớ tiếc cho những danh từ đứng cùng với nó như: thuở ấy, ngày ấy, người ấy.
-Và bây giờ, khi đang ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dùng cùng nhắc về chiều sương ấy với nỗi nhớ thương lưu luyến kill Châu Mộc trở nên nhạt nhòa trong sương khói và buổi chiều với cành, với người đã bị đẩy về một quá xa xăm:
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
+ Sau lời nhủ thầm xao xuy những tiếng hòi mà phép điệu trong cấu trúc câu: Có thấy hồn lau... có nhớ dáng người... đã thể hiện nỗi nhớ nhung đầy trăn trở hướng về cành và người:
-              Câu hỏi thứ nhất hướng về những hàng lau xám buồn bên bờ sông hoang dại:
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
+ Nét đặc sắc trong câu thơ chính là hình ảnh ẩn dụ về hồn lau thay vi bờ lau, hàng lau hay rừng lau... Hoa lau có màu xám trắng, bông lau được tạo bởi muôn ngàn hạt nhỏ li ti nên chỉ cần một chút gió rất nhẹ hoa cùng xao động, cà bờ lau đung đưa mềm mại. Sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mơ ào, cái phơ phất của ngàn lau trong xạc xào gió núi đã khiến rừng lau như có hồn, như biết sẻ chia nỗi niềm với con người, sự giao câm khiến nỗi nhớ càng mênh mông da diết.
+ Khi đã xa miền Tây, câu hỏi có thấy hồn lau nẻo bến bờ càng làm xao xác lòng người. Hoa lau thường mọc ven bờ sông, triền núi, nơi vắng người qua lại. Trong những năm tháng quá khứ, người chiến sĩ Tây Tiến hành quân giữa núi rừng miền Tây, bên dòng sông Mà, giữa phơ phất ngàn lau, lau như linh hồn của rừng núi chia sẻ buồn vui với chiến sỹ trên đường hành quân. Nay người đã đi xa, ngàn lau vẫn ở lại giữa mênh mông gió núi, cảm giác về những bờ lau cô đơn nẻo bến bờ khiến nỗi nhớ càng xao xác trong lòng người đà chia xa.
-              Câu hỏi thứ hai dành cho con người miền Tây Bắc:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
+ Trong làn sương mờ của hoài niệm, con người miền Tây chỉ hiện lên như một bóng dáng mờ xa huyền ảo. Dáng người ấy vừa cứng cỏi, kiên cường trên con thuyền độc mộc đè thác lũ băng băng lướt tới, vừa mềm mại, duyên dáng trong hình ảnh ẩn dụ hoa đong đưa. Quang Dũng không viết hoa đong đưa mà là hoa đong đưa vừa nhằm miêu tả sự duyên dáng của hoa trên dòng nước vừa gợi tả tinh tế dáng vẻ dịu mềm, tình tứ của những sơn nữ miền sơn cước.
3.            Tiểu kết
Đoạn thơ miêu tả thiên nhiên đẹp, lãng mạn, có sự kết nhạc.
- Ý kiến của tác giả Hà Minh Đức hoàn toàn xác đáng. Đoạn thơ không chỉ được khắc, chạm hình sắc, đường nét vào người và cành, mà còn được tác giả phổ vào câu thơ những nốt nhạc tinh tế. (Nhạc điệu thể hiện ở vần chân: “Bờ-đưa”,vần lưng: “ấy- thấy”; ở điệp âm, điệp thanh: “Châu Mộc, độc, dòng, đong” ). Nhưng đây là nhạc điệu được cất lên từ một tâm hồn say đắm với cảnh và người miền Tây Tổ quốc của người lính “Giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc; là những tâm hồn có nhạc ở bên trong” (Phạm Tiến Duật). Cho nên rất có lý Xuân Diệu nhận xét: Đọc bài thơ “Tây Tiến”, ta có cảm giác như ngậm âm nhạc trong miệng.
4.            Kết bài
-              Mỗi phần của bài thơ Tây Tiến đều mở ra những khung cảnh những hoài niệm khó quên trong kí ire bản thâm của mỗi người lính. Những hình ảnh mộc mạc ấy dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ, mỗi nét đậm nhạt với sự kết hợp cả cảnh và con người đều thật sống động.
-              Tám câu thơ của khổ hai đà vè nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của tác giả trong tổng thể bài thơ.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến

Bài viết gửi đến bạn những gợi ý chi tiết nhất về nhận xét ý kiến tác phẩm "Tây Tiến" là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Nếu thấy bài viết hãy like và share nhé!

shoppe