Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu - Ngữ văn 12
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật tnu trong rừng xà nu
Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Thành Trung. Đặc biệt, trong tác phẩm, thông qua hình tượng nhân vật rừng xà nu ta có thể thấy tình yêu đất nước mãnh liệt. Cùng phân tích nhân vật tnu trong rừng xà nu để thấy rõ hơn về điều này.
Tnú đại diện cho con người Tây Nguyên gan dạ và lòng yêu nước to lớn
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành: Là người con gắn bó trên mảnh đất Tây Nguyên lộng gió, ông đã sáng tác nên nhiều tác phẩm nổi tiếng về Tây Nguyên, điển hình là tác phẩm “Rừng xà nu”.
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Rừng xà nu”: Viết vào thời kì kháng chiến chống Mỹ, sáng tác vào năm 1965.
- Nhấn mạnh yêu cầu của đề bài: Nhân vật Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, con người tiêu biểu đại diện cho dân làng Xô Man trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Xem thêm:
Soạn rừng xà nu chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ ý
Tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn nhất
Thân bài
Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Tnú:
- Tnú mồ côi cha mẹ ngay từ khi còn là đứa trẻ thơ, anh lớn lên trong sự yêu thương, bảo vệ và giúp đỡ của dân làng Xô Man. Tnú hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho cộng đồng dân tộc người Xô Man có tinh thần chiến đấu kiên cường trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt.
Tnú hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp từ nhỏ cho đến khi trưởng thành:
Dàn ý phân tích nhân vật tnu trong rừng xà nu chi tiết nhất- CungHocVui
- Tinh thần gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì đất nước
+ Khi còn là đứa trẻ:
- Ngay từ khi còn nhỏ, chàng trai Tnú đã được giác ngộ về lí tưởng cách mạng cao cả, giác ngộ về lí tưởng Đảng một cách đúng đắn. Tnú còn tự giác xung phong đi nuôi giấu cán bộ.
- Tnú là một người trung thành với Đảng và cách mạng, khi bị giặc phát hiện ra mình, anh không hề sợ mà ngược lại còn vô cùng can đảm trước mặt giặc. Bên cạnh đó, anh còn là một người rất nhanh nhẹn, không lúng túng trước mọi tình huống bất ngờ.
- Tnú cũng ý thức được tầm quan trọng của việc học, anh giương cao tinh thần, ý chí quyết tâm của mình qua hành động lấy đá đập lên đầu mình.
+ Khi đã trưởng thành:
- Lúc anh Quyết hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, anh đã thay mặt anh Quyết để đại diện dân làng Xô Man với những suy nghĩ, hành động để có thể chiến đấu với giặc.
- Anh yêu thương vợ con của mình, khi thấy cả hai đều bị giặc xâm chiếm, Tnú đã xông vào cứu vợ và con của mình, không thể bỏ mặc họ trước những hiểm nguy.
- Khi anh bị giặc bắt, chúng đã đốt 10 ngón tay của anh, nhưng anh không hề kêu than. Dù có đứng trước bất kì một sự hiểm nguy nào, Tnú vẫn cho mọi người thấy được sự gan dạ luôn được hình thành trong con người anh.
- Tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và cách mạng
- Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Tnú đã được giác ngộ về lí tưởng cách mạng nên anh rất trung thành và một lòng nhiệt huyết với đất nước.
- Anh đã làm nhiệm vụ gia nhập vào lực lượng giải phóng quân vì tình yêu gia đình và tình yêu đất nước, vợ con anh chết đã tạo cho anh động lực để trả thù.
- Tnú đã lập được chiến công, mang lại sự vẻ vang cho Đảng và cách mạng.
Xem thêm:
Ý nghĩa của câu nói "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo" trong rừng xà nu
- Phẫn nộ trước sự xâm lược của giặc, một trái tim đủ đầy yêu thương
- Không chỉ là một người con yêu nước, trung thành với Đảng và cách mạng từ nhỏ cho đến lớn, Tnú còn hết mực thương yêu vợ con của mình. Anh không thể kiềm lòng trước hình ảnh vợ con mình bị giặc tra tấn nên đã xông ra để cứu nhưng vẫn bị quân thù bắt lại.
- Bên trong con người anh có ba mối thù lớn mà anh nhất quyết phải trả đó là mối thù của buôn làng, mối thù của vợ con và mối thù của chính bản thân anh.
- Quê hương là điều mà anh luôn khắc ghi trong tim. Nên khi tham gia chiến đấu, anh rất nhớ nhà.
- Đôi bàn tay Tnú là hình ảnh biểu trưng
- Đôi bàn tay ấy đã nắm lấy trọn vẹn tình yêu thương từ anh Quyết, từ Mai.
- Đôi bàn tay căm thù khi thấy vợ con mình bị tra tấn khốc liệt.
- Đôi bàn tay căm phẫn tồn tại ba mối thù lớn nhất định phải trả.
- Bên trong Tnú, luôn tồn tại một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, rằng “chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo”.
Kết bài
- Đôi nét về nghệ thuật của tác phẩm “Rừng xà nu”: nghệ thuật nổi bật truyện lồng truyện, ngôn ngữ đậm nét sử thi, hình tượng nhân vật biểu trưng.
- Cảm nhận về nhân vật Tnú và tác phẩm: Là nhân vật đại diện cho con người Tây Nguyên sẵn sàng chiến đấu, vượt lên nỗi đau khi nhìn thấy những người mình thương yêu bị tra tấn nhưng lấy đó làm động lực để chiến đấu trả lại công bằng cho mọi người.
Xem thêm:
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong rừng xà nu
Ý nghĩa câu nói của cụ Mết trong rừng xà nu
Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích nhân vật tnu trong rừng xà nu được CungHocVui tổng hợp và biên tập lại. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.