Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài chữ người tử tù - Ngữ văn 11

1,426 từ

Cunghocvui trong bài viết này sẽ gửi đến bạn học những hướng dẫn chi tiết khi soạn bài chữ người tử tù lớp 11, trước tiên chúng ta sẽ đi vào phân chia bố cục và nội dung chính của từng phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "rồi sẽ liệu". Nội dung nói về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

- Phần 2: Tiếp đến "trong thiên hạ". Nội dung đề cập đến việc quản ngục muốn xin chữ Huấn Cao.

- Phần 3: Còn lại. Kể và miêu tả lại cảnh cho chữ trong ngục.

Tiếp theo đây chúng ta sẽ đi vào soạn chữ người tử tù qua những câu hỏi trong sách giáo khoa:

hướng dẫn soạn bài chữ người tử tù

Câu 1:

- Tính huống truyện mà Nguyễn Tuân tạo ra hết sức độc đáo, khi mà hai nhân vật đối lập nhau trong bình diện xã hội là Huấn Cao và quản ngục lại có chung một tâm hồn nghệ sĩ, vì yêu cái đẹp nên mới trở thành tri âm tri kỉ của nhau. Thật éo le khi hai con người lại gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm và dơ bẩn => Nguyễn Tuân tạo ra cuộc gặp gỡ kì lạ mà đáng nhớ.

- Tác dụng tạo tình huống trên là:

+) Vẻ đẹp nhân cách và tài năng của Huấn Cao được làm nổi bật trọn vẹn.

+) Tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của quản ngục được thể hiện rõ.

+) Thông qua đây thì chủ đề xuyên suốt tác phẩm cũng được thể hiện.

Câu 2:

- Vẻ đẹp phẩm chất của Huấn Cao:

+) Là người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng khiến quản ngục muốn xin chữ.

+) Khí phách hiên ngang, gan dạ hơn người của Huấn Cao khi ở trong tù.

+) Là người có thiên lương trong sáng và cao đẹp khi trọng những người yêu cái đẹp, chia sẻ những lời chân thật từ đáy lòng với viên quản ngục.

- Dụng ý nghệ thuật khi xây dựng nhân vật Huấn Cao

+) Quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả bày tỏ.

+) Tài phải đi đôi với tâm, đẹp và thiện tuyệt đối không thể tác rời.

Câu 3:

- Tuy làm nghề quản ngục nhưng lại có thú vui thanh cao là chơi chữ

- Biết trân trọng những giá trị con người, minh chứng ở việc biệt đãi Huấn Cao.

- Bất chấp nguy hiểm, coi thường cái chết và tiền bạc để có thể có chữ Huấn Cao treo trên tường.

- Thấy được nhân cách đẹp, tấm lòng trong thiên hạ của viên quản ngục khi tác giả miêu tả về nội tâm và hành động của người này.

- Viên quản ngục như là một tiếng vang trong trẻo giữa bản nhạc hỗn loạn, xô bồ.

=> Tựu chung lại ta thấy quản ngục là người biết giữ "thiên lương", trân trọng giá trị và tài năng người nghệ sĩ.

Câu 4:

Nguyên Tuân miêu tả "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" để có thể làm nổi bật vẻ trang trọng, uy nghi và bất tử của Huấn Cao.

+) Trpng căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt và hối hám thì việc thanh cao là "cho chữ" lại diễn ra.

+) Cái đẹp được tỏa sáng ở kẻ từ tù.

+) Đối lập hình tượng giữa người tù với quản ngục, thơ lại.

+) Trật tự đảo ngược khi mà người tù là kẻ ban phát cái đẹp và răn dạy quản ngục

=> Tác giả cho thấy sự chiếc thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính.

Câu 5:

- Sử dụng bút pháp lý tưởng hóa để xây dựng nhân vật.

- Cảnh cho chữ được tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản, nổi bật lên sự đối lập giữa cái đẹp >< cái xấu, cái thiện >< cái ác,...

- Cảnh tượng nhờ được sử dụng thủ pháp đối lập mà hiện lên đầy uy nghi và rực rỡ.

- Ngôn ngữ đậm chất tạo hình, gợi ra được một không khí cổ kính và thiêng liêng khi cho chữ.

Xem thêm >>> Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân qua Huấn Cao

Trên đây là bài soạn văn chữ người tử tù mà Cunghocvui gửi đến bạn học, mong rằng phần phân chi bố cục và trả lời các câu hỏi trong SGK sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Nếu có bất kì ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn về soạn bài chữ người tử tù thì bạn hãy để lại ở phía bên dưới nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe