Đăng ký

Soạn bài ca ngất ngưởng chi tiết- của Nguyễn Công Trứ- ngữ văn lớp 11

1,895 từ Soạn bài

Soạn bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất

      Nguyễn Công Trứ là nhà thơ tài năng và nổi tiếng trong nền văn học trung đại với nhiều tác phẩm để đời. Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm thể hiện cá tính, tính cách con người và sự ngông đặc trưng của ông. Trên tất cả, trong cái ngông ông còn có tài năng và nhiệt huyết cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Hãy cùng soạn Bài ca ngất ngưởng để thấy rõ hơn sự “ngất ngưởng”, ngông nghênh và tài năng hơn người của Nguyễn Công Trứ nhé.

 

Soạn bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ chi tiết- CungHocVui

Soạn bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ chi tiết

Bố cục bài Bài ca ngất ngưởng 

      Bài ca ngất ngưởng gồm ba phần:

  • Phần 1: Thái độ ngất ngưởng khi còn làm quan – 6 câu thơ đầu.

  • Phần 2: Ngất ngưởng sau khi cáo quan về ở ẩn – 10 câu thơ tiếp theo.

  • Phần 3: Thái độ ngất ngưởng chốn triều chung – Còn lại.

Xem thêm: 

Phân tích bài ca ngất ngưởng hay nhất

Top 3 cách mở bài bai ca ngất ngưởng hay nhất

Trả lời câu hỏi bài Bài ca ngất ngưởng sách giáo khoa văn 11 

Câu 1 

    Tính cả nhan đề bài thơ, từ “ngất ngưởng” được tác giả sử dụng 5 lần. 

  • “Ngất ngưởng” là từ láy tượng hình chỉ trạng thái không vững vàng, lắc lư chực ngã. Ngoài ra, nó còn được dùng để chỉ sự khác thường, vượt lên trên về mặt tài năng.

  • Nhan đề bài thơ được nhắc đến 4 lần, trở thành biểu tượng cho phong cách sống, thái độ sống vượt lên thế tục, thách thức xung quanh dựa trên tài năng, nhân cách của chính bản thân tác giả. Mỗi từ “ngất ngưởng” được sử dụng đều mang ý nghĩa khác nhau, lần lượt là:

  • Thể hiện sự thao lược, tài năng và sự ngạo nghễ trong cách sống khi ông làm quan.

  • Khi cáo quan về ở ẩn, ông vẫn có sự ngang tàng rất riêng.

  • Khẳng định và thể hiện cái ngông hơn người.

  • Ông coi thường công danh, phú quý, coi thường danh lợi.

Câu 2

 

 Soạn bài bài ca ngất ngưởng chi tiết và mới nhất- CungHocVui

Soạn bài bài ca ngất ngưởng chi tiết và mới nhất

      Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan mất tự do, bị bó buộc nhưng ông không bỏ chốn quan trường ở ẩn như nhà Nho xưa. Ông vẫn ra làm quan vì:

  • Ông muốn cống hiến tài năng cho đất nước, cho nhân dân và thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

  • Ông quan niệm rằng bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết, giúp ích cho dân cho nước nên ông có tư cách ngất ngưởng, ngông nghênh so với những vị quan khác trong triều.

  • Đây thực chất là một phong cách sống tôn trọng hiện thực, tôn trọng tài năng, tính cách và bản chất con người mình, không chấp nhận tư tưởng gò bó, uốn mình theo danh, lễ của Nho giáo.

Xem thêm: 

Cảm nhận bài ca ngất ngưởng

Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát

Câu 3 

      Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự đánh giá về bản thân:

  • Giọng điệu khẳng khái, cá tính.

  • Ông ý thức được tài năng, hiểu được phong cách sống của mình.

  • Ông tự hào vì có những đóng góp tích cực cho đất nước, cho xã hội.

  • Ông tự hào vì dám sống theo cách nghĩ của mình, bỏ qua sự gò bó, lễ nghi. Ông ngông vì chính điều đó.

Câu 4

Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ- CungHocVui

Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

      Có thể nói, so với các bài thơ Đường luật gò bó về câu chữ, luật thơ,... hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. 

      Hát nói có quy định về số câu, quy định chia khổ nhưng người viết có thể phá cách toàn bộ điều này để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách gieo vần, nhịp điệu,… Sự phóng khoáng của thể thơ này rất thích hợp cho việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ, có phần ngông của những ai khao khát khẳng định mình, sống theo ý thức và mong muốn của mình, coi thường những ràng buộc chật chội của lễ nghi. Ở đây, Nguyễn Công Trứ là đại diện tiêu biểu nhất.

      Bài thơ Bài ca ngất ngưởng thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu,  được gieo vần theo một bài hát nói điển hình. Câu đầu tiên gieo vần chân, thanh trắc. Câu 2, 3 gieo vần lưng, thanh bằng. Các cặp câu cứ như thế luân phiên đến hết bài. Trong bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và không quy định về số từ trong mỗi câu, có sự dài ngắn khác nhau. Chính điều đó đã làm nên giọng điệu đặc trưng của bài hát nói, thể hiện được tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình. 

Xem thêm:

Soạn người cầm quyền khôi phục uy quyền đầy đủ

Soạn Tràng Giang ngắn gọn

Soạn bài ca ngất ngưởng phần luyện tập trong sách giáo khoa 

      Sự khác biệt của hai bài thơ nằm ở mặt từ ngữ sử dụng:     

  • Bài ca ngất ngưởng sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ phù hợp với nội dung bài thơ và cá tính của tác giả.

  • Phong cảnh Hương Sơn có ngôn từ nhẹ nhàng, mang ý vị thiền thể hiện sự say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước. 

      Đây là bài soạn Bài ca ngất ngưởng chi tiết và đầy đủ mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài soạn này sẽ giúp bạn khơi nguồn cảm hứng và học tốt hơn nhé!