Đăng ký

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ - Ngữ văn 11 tập 1

1,002 từ Soạn bài

Với bài Bài ca ngất ngưởng, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Bài ca ngất ngưởng đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

soạn bài bài ca ngất ngưởng

     Bố cục:

   Tác phẩm được chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: 6 câu đầu

Nội dung: Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

Phần 2: 12 câu tiếp

Nội dung: Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

Xem thêm Dàn ý Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Phân tích tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Vẻ đẹp của "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ

Câu 1 (Trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Ngất ngưởng được dùng 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối

- Mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau:

    + Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.

    + Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu

    + Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ

    + Từ “ngất ngưởng” cuối cùng cho thấy sự nổi trội của tác giả so với mọi người trong chiều

→Trong bài thơ, từ “ngất ngưởng” được dùng với một nghĩa rộng hơn, mới mẻ và rất thú vị

Câu 2 (Trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Tác giả biết việc làm quan là gò bó mất tự do

- Nhưng tác giả vẫn không ngần ngại đem tài năng của mình vào vòng trói buộc của công danh, sự nghiệp những mong thể hiện hoài bão vì dân vì nước, khẳng định tài năng của mình

Câu 3 (Trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưởng vì:

    + Ông biết rõ tài năng xuất chúng của mình, biết đem nó ra công hiến cho đất nước cho nhân dân

    + Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

    + Trong cái vòng trói buộc chốn quan trường, tác giả vẫn thể hiện được lí tưởng của mình, giữ vững bản lĩnh, cá tính

- Ông khẳng định cá tính độc đáo, khác người tự cho mình là tay chơi ngất ngưởng chốn quan trường, qua đó đề cao một lối sống phóng khoáng, vượt khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ

Câu 4 (Trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật: Hát nói tuy có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết vẫn có thể phá cách theo ý muốn của mình để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…

Thông qua phần Soạn bài Bài ca ngất ngưởng, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần trả lời chính xác nhất câu hỏi trong Sách giáo khoa dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

shoppe