Soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền sách giáo khoa 11 đầy đủ
SOẠN BÀI NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là một đoạn trích trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victo Huygo. Thông qua bài soạn của đoạn trích này, người đọc sẽ phát hiện ra cái thế lực cường quyền đang đè bẹp con người và ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp nhân cách và niềm tin vào tương lai của nhân vật.
Cùng theo dõi soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền sách giáo khoa văn 11 chi tiết nhất!
Soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền
Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Tác giả:
- Vich – to Huy – gô (1802 – 1885) là một nhà văn người Pháp.
- Ông bắt đầu sáng tác sớm và được biết đến như là một cây bút đại thụ của dòng văn học lãng mạn Pháp.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Giăng- văn- giăng trong người cầm quyền khôi phục uy quyền
Top 3 bài tóm tắt người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 11 hay nhất
Tác phẩm:
- “Những người khốn khổ” là bộ tiểu thuyết được người ta biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vich – to Huy – gô. Bộ tiểu thuyết được chia làm năm phần.
- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất mang tên: Phăng – tin.
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết nhất
Soạn bài chi tiết người cầm quyền khôi phục uy quyền- ngữ văn 11
Soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền: Câu hỏi sách giáo khoa (phần: Hướng dẫn học bài)
Câu 1:
* Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van – giăng và Gia – ve qua đối thoại và hành động:
Sự kiện Nhân vật | Giăng Van – giăng | Gia – ve |
Trước lúc Phăng – tin chết | + Đối thoại: Giọng điệu nhẹ nhàng, lời nói chậm rãi, từ tốn “Tôi cầu xin ông một điều…” + Hành động: Điềm tĩnh | + Đối thoại: giọng điệu dữ tợn, lời nói thô bỉ “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm” + Hành động: Nóng nảy “túm lấy cổ áo…” |
Sau khi Phăng – tin chết | + Đối thoại: Giọng điệu cứng rắn, lời nói chậm rãi nhưng mạnh mẽ “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này” + Hành động: Cương quyết “Cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con…” | + Đối thoại: Giọng điệu và lời nói lố lăng, dữ dằn, không suy nghĩ “Đừng có lôi thôi!” + Hành động: Hèn nhát. Gia – ve “lùi ra phía cửa” khi Giăng Van – giăng nhìn hắn trừng trừng. |
*Ý nghĩa của biện pháp này:
- Làm nổi bật lên vẻ đẹp lý tưởng của nhân vật Giăng Van – giăng: Vẻ đẹp trong tính cách và hành động.
- Khắc họa thành công hai tuyến nhân vật thiện >< ác. Từ đó cho người đọc thấy rõ được hoàn cảnh, số phận của con người trong xã hội cường quyền.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết ý nghĩa nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn nhất
Soạn bài chiều tối lớp 11 ngắn gọn nhất
Câu 2:
- Ở Gia – ve, tác giả sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy – gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia – ve là: Hình tượng một con ác thú Gia – ve. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ để làm rõ hơn cho hình tượng đó:
-
Thứ nhất, tác giả đã miêu tả tiếng nói của Gia – ve “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”
-
Thứ hai, tác giả đã khắc họa hành động của Gia – ve “Hắn phóng vào Giăng Van – giăng cặp mắt nhìn như cái mốc sắt” rồi sau đó “túm lấy cổ áo và ca – vát của Giăng Van – giăng”
-
Thứ ba, những lời lẽ, hành động của Gia – ve đối với Giăng Van – giăng và Phăng – tin không phải cách cư xử đúng đắn giữa người với người. Đặc biệt đối với một người mắc bệnh như Phăng – tin, Gia – ve cũng không tha. Sự vô tình, vô cảm, độc ác của Gia – ve là nguyên do khiến cho Phăng – tin đột ngột chết.
- Ở Giăng Van – giăng, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van – giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của: Một con người giàu tình yêu thương và nghĩa tình (Cách Giăng Van – giăng xử sự với Phăng – tin lúc cô còn sống và đã chết đều hết mực đúng đắn, nghĩa tình)
Câu 3:
Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa bài người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả.
- Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này gọi là “Ngoại đề trữ tình”.
- Ở đây, trong câu chuyện kể, “Ngoại đề trữ tình” có tác dụng:
-
Góp phần bộc lộ quan niệm, tư tưởng cá nhân của nhà văn.
-
Tạo ra một “khoảng lặng” để người đọc có cơ hội suy xét, ngẫm nghĩ. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về tư tưởng, giá trị đoạn trích.
Xem thêm:
Soạn bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất
Soạn một thời đại trong thi ca chi tiết nhất
Câu 4:
Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích thể hiện:
- Hành động, suy nghĩ của nhân vật Giăng Van – giăng đối với Phăng – tin. Ông mang vẻ đẹp của một vị cứu tinh, yêu thương và giúp đỡ Phăng – tin dù trong hoàn cảnh nào. Nhân vật được lý tưởng hóa, lãng mạn hóa, không bị hoàn cảnh chi phối, tác động.
- Hình ảnh Phăng – tin sau khi chết hiện lên “một nụ cười không sao tả được…cõi chết”, “lúc ấy gương mặt Phăng – tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường”.
- Câu kết cảnh “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”: Cái chết không còn nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn là nỗi bất hòa đối với thực tại và tìm kiếm con đường thoát ly khỏi thực tại, vượt lên trên thực tại ấy. Câu kết đã thể hiện được đặc trưng ấy
Soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa (phần: Luyện tập)
Soạn văn người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết
Câu 1:
Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng – tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động của Phăng – tin có chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là:
- Nhân vật Phăng – tin được khắc họa qua nghệ thuật miêu tả tâm trạng và nghệ thuật đối lập.
-
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: Đó là tâm trạng của một người đặt hết niềm tin, hy vọng của mình vào một người khác (Giăng Van – giăng), đến nỗi lo lắng, sợ hãi khi có biến cố nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn thất vọng.
-
Nghệ thuật đối lập: Phăng – tin (người chịu ơn) >< Giăng Van – giăng (người giúp đỡ)
- Ngôn ngữ và hành động của Phăng – tin rõ ràng chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là: Niềm tin của nhân vật vào lẽ công bằng xã hội, vào tình yêu thương giữa người với người.
Câu 2:
Vai trò của Phăng – tin trong diễn biến cốt truyện:
- Nhân vật Phăng – tin đóng vai trò như “chất xúc tác” để góp phần đẩy cảm xúc, tính cách của nhân vật Giăng Van – giăng đến đỉnh điểm: Từ một người điềm tĩnh, lịch hiệp trong suy nghĩ và hành động, Giăng Van – giăng đã trở nên kiên quyết và cứng cỏi hơn khi đối đầu với Gia – ve.
- Nhân vật Phăng – tin góp phần làm nổi bật hai tính cách đối lập của Giăng Van – giăng và Gia – ve (đẹp đẽ, thiện lương >< xấu xa, tàn ác)
Câu 3:
Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:
- Nhà văn đã xây dựng tuyến nhân vật theo kiểu tốt >< xấu, thiện >< ác, nạn nhân >< cường quyền (Giăng Van – giăng, Phăng – tin >< Gia – ve).
- Sự phân tuyến nhân vật như vậy góp phần khắc họa rõ tính cách của từng nhân vật và thể hiện ước muốn một cuộc sống công bằng, hạnh phúc của tuyến nhân vật bên “thiện”.
Trên đây là soạn bài người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng với bài soạn này của CungHocVui sẽ giúp bạn chuẩn bị bài tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm các bài soạn văn 11 khác tại đây.