Dàn ý phân tích nhân cách nhà nho trong bài ca ngất ngưởng- văn 11
Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng
Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng là tiêu biểu cho những nhà nho chân chính với tài năng, khí chất và nhân cách đẹp thời bấy giờ. Bài thơ được viết với những bút pháp nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Cùng nhau phân tích vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng để hiểu rõ hơn về những giá trị nội dung và giá tị nghệ thuật của bài thơ.
Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ
- Giới thiệu sơ về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
- Giới thiệu hình ảnh nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng: Đây là một bài thơ nói về tài năng, khí chất và ý thức bản thân của nhà thơ và cũng là đại diện cho nhà văn chân chính lúc bấy giờ.
Xem thêm:
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Thân bài
“Nhân cách nhà nho chân chính” là như thế nào?
- Nhân cách là nhân phẩm, phẩm chất, đạo đức của con người
- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống theo những quy tắc, chuẩn mực mà bản thân đã đặt ra và tôn trọng, không làm trái với đạo đức lương tâm. Vì thế, nhà nho chân chính là người dám khẳng định cả tài nghệ và bản lĩnh của mình.
Nhà nho chân chính là người dám khẳng định bản lĩnh với việc đem tài năng của mình cống hiến nơi quan trường
Dàn ý phân tích vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng
- Sự xuất hiện của một nhà nho với tài năng thiên bẩm, bản lĩnh ngút trời và cá tính phóng khoáng
-
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: tự tin khẳng định mọi việc trên thế gian đều là phận sự của nhà thơ. Thể hiện ý chí làm trai của nhà thơ.
-
“Ông Hi Văn...vào lồng”: Xem nhập thế là một việc trói buộc nhưng đồng thời đó cũng là cơ hội để tài năng của nhà nho chân chính được thể hiện.
- Nhà thơ nhìn lại những việc mình đã là nơi quan trường và tài năng thực sự của mình: Những việc mà một nhà nho chân chính nên làm và cần làm.
-
Tài năng của tác giả: văn chương, tài dụng binh: lỗi lạc, xuất chúng.
-
Danh vị xã hội hơn người: Tham tán, Tổng Đốc, Đại tướng và Phủ doãn Thừa Thiên.
- Khẳng định tài năng và khí chất phóng khoáng của một nhà nho xuất chúng.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích bài ca ngất ngưởng hay nhất
Nhà nho chân chính có lối sống tự nhiên và ung dung tự tại hơn người
- Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ là người có lối sống theo ý mình và theo sở thích của bản thân mình
-
“Cưỡi bò đeo đạc ngựa”
-
“Đi chùa có gót tiên theo sau”
-
“Bụt cũng nực cười”: những hành động của nhà thơ là những hành động khác người.
- Cá tính của người nghệ sĩ khao khát muốn sống theo cách riêng của mình.
- Nhà nho với triết lý tự nhiên, có cuộc sống ung dung tự tại, lấy niềm tận hưởng lạc thú làm niềm vui tồn tại
-
“Được mất...ngọn đông phong”: Khí chất tự tin khi tự đặt mình ngang vai với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không màn đến chuyện khen chê được mất tầm thường của thế gian.
-
“Khi ca...khi tùng”: cuộc sống phong phú, thú vị, từ ngữ “khi” lặp đi lặp lại tạo nên một âm điệu triền miên.
-
“Không...tục”: Lối sống riêng biệt và độc nhất vô nhị của mình
- Người nghệ sĩ chân chính theo quan niệm của nhà văn là con người thoát ly được khỏi những tư tưởng tầm thường của thời phong kiến siêu hình và bảo thủ.
Nhà nho chân chính là người mang nặng đạo lý trung quân
Hình ảnh nhà nho chân chính cưỡi bò đeo nhạc
- “Chẳng trái Nhạc … đạo sơ chung”: Những điển cố được khéo léo sử dụng như một cách so sánh mình ngang bằng với những người đã có sự nghiệp vang danh như Trái Trân, Hàn Kì, Phú Bật,...
- Khẳng định bản lĩnh và tài năng sánh tầm với các vị danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: câu hỏi cũng là câu khẳng định về lối sống ngất ngưởng khác người của tác giả.
- Nhà nho chân chính là người có nguyên tắc, lối sống, phong cách riêng mà không bị gò mình theo những quy tắc luật lệ cũ kỹ phong kiến.
Kết bài
- Khái quát về nghệ thuật
- Tổng kết nội dung và ý nghĩa truyền tải của tác phẩm
Trên đây là dàn ý phân tích chi tiết vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng. Ngoài dàn ý chi tiết, CungHocVui còn mang đến bài phân tích dựa trên dàn ý trên, bạn đừng bỏ lỡ nhé.