Đăng ký

DÀN Ý PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI

3,055 từ Dàn ý

PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI

       Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh sẽ cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về tài hoa, sự kết hợp tài tình của tác giả. Từ đó, giúp ta cảm nhận bài thơ sâu sắc và tưởng tận hơn. Cùng theo dõi bài phân tích ngay dưới đây nhé.

 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều Tối- CungHocVui

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều Tối

HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM PHÂN TÍCh VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI

Luận điểm 1: Vẻ đẹp cổ điển 

-     Nghệ thuật miêu tả tài hoa: Hình ảnh ước lệ, bút pháp chấm phá,... 

-      Đề tài và cấu tứ 

-      Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 

-      Nhân vật trữ tình ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp hiện đại 

-      Hình ảnh động, ấm áp 

-      Bút pháp tả thực sinh động 

-      Hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên, cảnh vật

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ chiều tối

LẬP DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCh VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ CHIỀU TỐI

a) Mở bài 

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

     + Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo với số  lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng về phong cách. 

     + Bài thơ Chiều tối rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi Hồ Chí Minh bị bắt giam tại Trung Quốc.

–     Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Chiều tối. 

b) Thân bài 

 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối- CungHocVui

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối

Vẻ đẹp cổ điển: 

-      Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc thường thấy trong thơ xưa: 

     + Hình ảnh cánh chim mỏi bay về tổ và đám mây lẻ loi trôi trên bầu trời. 

     + Trong bài thơ không có từ ngữ nhắc đến buổi chiều, chỉ bằng một vài chi tiết chấm phá, tả ít gợi đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: Cánh chim nhỏ mỏi mệt bay về tổ và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời.   

     + Sử dụng thi pháp cổ sáng tạo: Bút pháp chấm phá, Lấy động tả tĩnh, Lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (Chữ "hồng"),...

->      Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng mà vắng vẻ, cảnh đẹp mà buồn. 

     + Cánh chim mỏi đang bay như đang mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ.

     + Lời dịch về hình ảnh chòm mây uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi cô độc khi người dịch bỏ đi chữ "cô" và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy "mạn mạn". 

->      Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên không gian và thời gian cảnh vật thường thấy trong thơ xưa. 

Xem thêm: 

Đọc hiểu bài chiều tối của Hồ Chí Minh

Soạn bài chiều tối- ngắn gọn nhất

-      Đề tài và cấu tứ: 

     + Đề tài: Một trong những đề tài thơ phổ biến của người xưa là: “Giai thì, mĩ cảnh” (thời gian đẹp, cảnh đẹp). Đề tài này khá phổ biến trong thơ xưa và Nhật kí trong tù cũng không ngoại lệ. Bài Chiều tối cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những bút pháp tiêu biểu của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên.

     + Cấu tứ: Mang đậm màu sắc cổ điển. 

-      Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: 

     + Đây là một thể thơ Đường luật cô đúc phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một trong những tác nhân tạo nên màu sắc cổ điển của tác phẩm. 

     + Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đối lập nhau: 

                                                  Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 

                                                  Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. 

     Cấu trúc này còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu tả hình ảnh con người.

Tóm tắt nội dung phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối- CungHocVui

Tóm tắt nội dung phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối

-      Hình ảnh nhân vật trữ tình và tình yêu thiên nhiên, vũ trụ: 

Giữa con người và cảnh vật dường như có sự hòa hợp, đồng nhất. Chiều tối có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường thơ Tống: Thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét. Chính màu sắc hiện đại đã mang đến cái màu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho bài thơ.

Vẻ đẹp hiện đại: 

-      Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường: 

     + Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định, không cụ thể, chúng gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt (Độc tọa Kính Đình Sơn – Lý Bạch). Cánh chim trong thơ Bác tái hiện là cánh chim của đời sống hiện thực, đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ.

     + Cánh chim trong thơ Bác còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong của tâm hồn (cánh chim mỏi mệt). 

     + Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ không quá xa lạ trong thi ca cổ điển nhưng trong Chiều tối lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Nó liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao.

     + Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ, đồng thời cũng là một chiến sĩ. 

     + Chữ "hồng" đã làm rực sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, nặng nề. Hình ảnh bếp lửa hồng là hình ảnh đời thường dân dã nhưng cũng rất hiện đại trong thơ Hồ  CHí Minh.

Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu vừa cổ điển vừa hiện đại- CungHocVui

Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu vừa cổ điển vừa hiện đại

-      Nhân vật trữ tình là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh. 

     + Trong thơ Bác, nhân vật trữ tình thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, là chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Chiều tối cũng mang đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại. 

     + Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước: Lời dịch thơ "cô em" làm mất đi sự trẻ trung, khỏe khoắn của hình ảnh thiếu nữ và cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp. 

     + Hình ảnh người tù: Dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi, thu vào mắt hình ảnh thiên nhiên và con người, tác giả đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động. 

     + Trong nguyên bản chữ Hán của bài thơ không có chữ tối nào cả nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. 

     + Từ "hồng" ở đây không chỉ để chỉ màu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từ "hồng" lại được kết hợp với một tính từ mạnh "dĩ" (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Từ "hồng" chính là thi nhãn của bài thơ. 

     + Bài thơ tuy viết trong cảnh ngộ riêng không hề vui, ngược lại có phần khốn khổ nhưng Bác đã quên đi sự đau khổ của mình, vẫn dành một chỗ trong tâm hồn cho tình yêu thiên nhiên và vẫn nặng tình thương mến chia sẻ niềm vui và công việc rất đỗi bình thường của người lao động. 

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong chiều tối 

Top 3 cách viết mở bài chiều tối hay nhất

Chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

c) Kết bài: 

-      Khái quát vẻ đẹp cổ điển và hiện đại có trong bài thơ Chiều tối 

-      Nêu cảm nhận

     Trên đây là dàn ý phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối chi tiết nhất. Hy vọng dàn ý cùng các bài soạn chiều tối trong CungHocVui sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.

shoppe