Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ "Chiều tối"
Đề bài
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ "Chiều tối" (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn giải
Tháng 10 năm 1942, trên đường bị giải đi từ nhà tù Thiên Bảo đến nhà ngục Long Tuyền trên đất Quảng Tây, Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết bài thơ "Chiều tối" (Mộ). Đây là bài thơ số 31 trong "Ngục trung nhật kí", bài thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ cổ điển và hiện đại:
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma hao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng".
Bài thơ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ và thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của người chiến sĩ trên con đường đi đày.
Bức tranh thiên nhiên xóm núi lúc chiều tối được miêu tả bằng hai nét rất gợi cảm. Một cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) lơ lửng giữa bầu trời. Cảnh đẹp mà thoáng buồn (mỏi mệt, cô đơn), đối nhau rất hài hoà. Chỉ hai nét vẽ, tả ít mà gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn cảnh vật. Cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay, áng mây cô đơn nhẹ trôi; tác đã vận dụng thi pháp cổ rất sáng tạo, đã lấy điểm đổ vẽ diên, lấy động để tả tĩnh, gợi lên một bầu trời mênh mông, baọ la, một không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ. Bức tranh thiên nhiên chiều tối mang vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị:
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không".
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa,tầng không).
Ngoại cảnh đã thể hiện tâm cảnh của nhân vật trữ tình. Cánh chim và áng mây, chữ "quyện" (quyện điểu) và chữ "cô" (cô vân) có giá trị biểu hiện cảm xúc mỏi mệt, nỗi niềm cô đơn của nhà thơ sau một ngày dài bị giải đi nơi đất khách quệ người. Bức tranh thiên nhiên "Chiểu tối" mang tính ước lệ tượng trưng đặc sắc, nó đem đến cho ta bao liên tưcmg ỵề những vần thơ đẹp:
"Chim hôm thoi thót về rừng".
(Truyện Kiều)
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa".
(Tràng giang)
Hai câu thơ cuối bài "Chiền tối" tả cảnh dân dã đời thường nơi xóm núi. Hai nét vẽ vừa trẻ trung vừa bình dị hiện đại, là thiếu nữ xay ngô và lò than đã rực hồng:
"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng".
Ba chữ "ma bao túc" được điệp lại, đảo lại thành "bao túc ma hoàn" có giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Nó vừa gợi tả sự chuyển động liên tục, mải miết của cối xay ngô, vừa thể hiện đức tính cần mẫn của cô thiếu nữ nơi xóm núi, đồng thời tạo nên âm điệu nhịp nhàng của vần thơ. Hình ảnh "lò than đã rực hồng" (lô dĩ hồng) gợi lên một mái ấm gia đình yên vui. Trên đường đi đày nơi đất khách xa lạ, tâm hồn nhà thơ vẫn gắn bó với nhịp sống cần lao, hướng về ngọn lửa hồng, làm vợi đi ít nhiều cô đơn lẻ loi, thầm mơ ước về một cảnh gia đình đoàn tụ đầm ấm. Chữ "hồng" đặt cuối bài thơ, thi pháp cổ gọi là "thi nhãn", làm sáng bừng bức tranh xóm núi trong chiều tối. "Hồng" là ánh sáng của lò than rực cháy, cũng là ánh sáng của tâm hồn Hồ Chí Minh. Một tâm hồn rất lạc quan, yêu đời.
Bức tranh "Chiều tối" từ tư tường đến hình tượng, từ không gian, thời gian đến cảm xúc đều được miêu tả, diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng. Nghệ thuật lấy ánh lửa hồng để tả bóng tối màn đêm rất đặc sắc. Trong nguyên tác bài "Mộ" không có chữ "tối" mà người đọc vẫn cảm thấy trời đã tối hẳn rồi. Câu thơ dịch đã thêm vào một chữ "tối", đó là điều ta cần biết:
"Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xaỵ hết lò than đã rực hồng".
Bài thơ tứ tuyệt "Chiều tối" mang vẻ đẹp cổ điển, hiện đại. Ngôn ngữ hàm súc gợi cảm. Hình tượng cánh chim, áng mây mang tính ước lệ, đẹp mà thoáng buồn. Bút pháp tinh tế, điêu luyện. Một tâm hồn trong sáng, hồn hậu, giàu xúc cảm: yêu thiên nhiên và yêu đời. Đi đày mà phong thái nhà thơ thật ung dung tự tại.