Đăng ký

Soạn bài Chiều tối lớp 11 ngắn gọn nhất

2,222 từ

Soạn bài Chiều tối lớp 11 ngắn gọn nhất

Chiều tối (Mộ) là một bài thơ nổi tiếng trong chương trình học Ngữ văn lớp 11. Tác phẩm được lấy cảm ứng từ đoạn đường Bác bị áp giải đến nhà lao Thiên Bảo. Bài học hôm nay cùng học vui sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn văn bài Chiều tối hay nhất!

I. Kiến thức chung

- Tác giả Hồ Chí Minh sẽ được tìm hiểu kỹ trong chương trình Văn học lớp 12.

- Hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm được sáng tác trong khoảng thời gian bác bị giải lao trên đường từ Quảng tây đến Thiên Bảo. Thời gian viết lên bài thơ là đầu những năm 1940. Tác phẩm được lấy cảm hứng và viết lên thuộc tập sổ tay với tựa đề Nhật ký trong tù, là tác phẩm số 31.

II. Soạn văn Chiều tối

1. So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa

- Câu đầu và câu cuối không có vấn đề gì (tầm túc thụ: tìm cây ngủ dịch tìm chốn ngủ là do luật bằng trắc, không ảnh hương gì đến ý của câu thơ).

- Cần chú ý câu 2 và câụ 3:

+ Câu thơ 2: Cô vân mạn mạn độ thiên không (Chòm mây lẻ loi cô đơn trôi lững lờ trên không) Dịch thơ: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Câu thơ dịch đã bỏ mất cái ý lẻ loi cô đơn của chòm mây (mất đi chữ “cô” trong “cô vân”) khiến cảnh và tình có thế bị hiểu khác đi.

+ Câu thơ 3: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc (Thiếu nữ xóm núi xay ngô). Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối. Trong nguyên tác không có chữ “tối”, câu thơ dịch thêm vào chữ “tối” (để cho đủ 7 chữ) khiến ý thơ lộ - điều kiêng kị nhất của thơ, đặc biệt là thơ Đường (ở đây không nói trời tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đã tối). Bài thơ do Nam Trân - một nhà thơ am hiểu sâu sắc chữ Hán - dịch, không phải dịch giả không biết đến hai điều trên đây, nhưng do cái khó của việc dịch thơ là phải chuyển thành lời của một bài thơ tứ tuyệt bằng tiếng Việt với số câu chữ đúng luật, nên đành để thế. Đây là bản dịch từ năm 1960, trải qua gần 50 năm, qua nhiều lần sửa chữa, đến nay vẫn giữ nguyên bản cũ, không thay đổi.

Xem thêm:

2. Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu đầu

- Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

- Bức tranh phong cảnh cũng là bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh “chim mỏi bay về rừng” cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ cũng mỏi mệt rã rời sau một ngày lê nặng bước chân xiềng xích trên đường đi đày. Một sự hòa hợp và cảm thông giữa người và cảnh vật. Điều này càng rõ hơn ở hình ảnh “cô vân mạn mạn độ thiên không”. Chòm mây cũng có hồn, có tâm trạng, nhưng đó là tâm trạng của người tù gán một cách tự nhiên cho cảnh vật, thấm sâu vào cảnh vật. Hai câu thơ buồn. Điều này dễ hiểu. Ở đây người buồn mà cảnh cũng buồn. Buồn vì xa Tổ quốc, xa đồng bào, buồn vì bị mất tự do không biết đến bao giờ, lại gặp cảnh núi rừng chiều muộn sau một ngày bị đày ải, nỗi buồn càng thấm thìa trong lòng người tù xa xứ.

- Đó là nỗi buồn của tình người, rất đáng trân trọng trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt. Và càng đáng quý hơn khi nỗi buồn đó đã được chính thi nhân lưu giữ lại trong một bức tranh thiên nhiên có hồn, mang vẻ đẹp của tranh thủy mặc phương Đông.

3. Bức tranh đời sống

- Được cảm nhận trong hai câu thơ sau: Mạch thơ bỗng chuyển từ buồn sang vui thật bất ngờ trong hai câu sau: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

- Ngọn lửa (hình ảnh của thiên nhiên) làm nền cho bức tranh đời sống, tôn cao hình ảnh người lao động trong bài thơ, và người đọc, bằng liên tưởng, cảm thấy như ngọn lửa bùng lên làm rạng rỡ khuôn mặt cô gái. Trong bức tranh Chiều tối buồn và lạnh lẽo ở hai câu trên thì ngọn lửa của con người ở đây bỗng trở thành tụ điểm, thành trung tâm tỏa ấm nóng và niềm vui ra tất cả.(Bác Hồ Làm thơ và thơ của Bác, báo Văn nghệ, số 35, 1976). Mới biết, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Không có một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu con người rực cháy trong tim thì không thể nào ghi lại được hình ảnh một ngọn lửa đẹp đến thế trong thơ. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh, của phong cách thơ Bác.

4. Nghệ thuật trong thơ

- Ngôn ngữ trong bài thơ cũng rất hàm súc, gợi cảm, lời ít ý nhiều, gợi những liên tưởng phong phú cho người đọc: quyện điểu (chim mỏi), cô vân (chòm mây lẻ loi, cô đơn), mạn mạn (trôi lững lờ), ma bao túc - bao túc ma hoàn (láy cụm từ ma bao túc để gợi lên cái vòng quay của cối xay ngô), đầy ắp cảm xúc của người tù - thi sĩ để tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, một bài thơ tứ tuyệt hay, có thể sánh với bất kì một bài thơ Đường, thơ Tống nào nhưng lại đậm sắc màu hiện đại của một hồn thơ cộng sản.

- Lòng người: từ buồn (nỗi buồn của người tù xa xứ) đến vui (niềm vui của tình yêu người, yêu cuộc sống khi được chứng kiến hanh phúc bình thường của người lao động). Hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh là hình ảnh ngọn lửa rực hồng trong lò than ở cuối bài thơ, bộc lộ rõ lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ chiến sĩ. Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông ý rất rõ. Anh (chị) vận dụng tinh thần của hai câu thơ đó vào bài thơ Chiều tối của Bác để làm bài tập này (tham khảo thêm các mục đã phân tích trên đây).

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về soạn Chiều tối Ngữ văn 11, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!