Đăng ký

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối Hồ Chí Minh

5,339 từ Văn mẫu

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối Hồ Chí Minh

   Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đây ta sẽ thấy chất thép và chất tính trong bài thơ chiều tối, thể hiện được phần nào con người và phong cách thơ của Bác. Cùng tham khảo ngay bài cảm nhận của CungHocVui để thấy sự hài hòa được pha trộn trong bài thơ nhé.

Phân tích chất thép và chất tình được pha trộn trong bài thơ chiều tối- CungHocVui

Phân tích chất thép và chất tình được pha trộn trong bài thơ chiều tối

Dàn ý phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối.

Mở bài :

-       Giới thiệu tác giả tác phẩm.

-       Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

-       Giới thiệu về tác giả; tác phẩm.

-       Giải thích:

      + Chất thép trong bài thơ Chiều tối: là ý chí kiên cường, bất khuất, sự tự tin và niềm kiêu hãnh, luôn lạc quan tin tưởng vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng.

      + Chất tình trong Chiều tối: là những cảm xúc, tình cảm, rung động của thi nhân trước cái đẹp của tạo vật, của tình người.

      + Phân tích chất thép và chất tình trong Chiều tối (Mộ)

      + Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: chất tình.

      + Hai câu sau: Sự lạc quan, niềm tin, bản lĩnh vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng : chất thép.

-       Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác:

      + Ta thấy được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh: sự hài hoà giữa chất thép và chất tình.

Kết bài:

-       Khẳng định vấn đề nghị luận chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối.

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ chiều tối

Bài phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối chi tiết

Mở bài:

                                      “Tháp Mười đẹp nhất bông sen

                                       Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

      Đất nước Việt Nam rất tự hào về Bác Hồ bởi Người chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh. Thơ Bác luôn mang đậm chất tình và chất thép giống như Hoàng Trung Thông đã từng viết:

                                           "Vần thơ của Bác, vần thơ thép

                                           Mà vẫn mênh mang bát ngát tình".

                                                                                (Đọc thơ Bác)

Chất thép cùng chất tình trong bài thơ Chiều tối (Mộ) sẽ là bài thơ cụ thể cho ta thấy được điều đó.

Thân bài phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

Giới thiệu về tác giả; tác phẩm:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm của bài chiều tối- CungHocVui 

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm của bài chiều tối

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, là người cha già của dân tộc. Trong những năm tháng của đời mình, Bác đã bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp như ngày hôm nay. Bên cạnh con đường cách mạng lỗi lạc, Bác còn là một nhà thơ lỗi lạc, một thi nhân tài hoa bậc nhất.

      Sự nghiệp văn chương của Người gắn liền với sự nghiệp của Cách mạng, với nhân dân. “Nhật ký trong tù” là tập thơ tiêu biểu, trong đó bài thơ “Chiều tối” là bài thơ nổi bật lên chất thép và chất tình trong thơ Hồ Chí Minh.

      “Chiều tối” (Mộ) là nhật kí của một đoạn hành trình đầy vất vả vào buổi chiều muộn - trong chặng ải cuối cùng đấy sự mệt mỏi của người trong tù khi đã đi qua một ngày dài gian lao, trên con đường chuyển lao qua các tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. 

Xem thêm: 

Đọc hiểu bài chiều tối của Hồ Chí Minh

Soạn bài chiều tối- ngắn gọn nhất

Chất thép, chất tình trong bài thơ Chiều tối:

      Đầu tiên, chất thép trong bài thơ “Chiều tối” là ý chí kiên cường, bất khuất, sự tự tin và niềm kiêu hãnh, luôn lạc quan tin tưởng vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng. Còn chất tình trong “Chiều tối” là những cảm xúc, tình cảm, rung động của thi nhân trước cái đẹp của tạo vật, của tình người. Chất thép và chất tình trong bài thơ “Chiều tối” được thể hiện hài hòa, đan xen vào trong từng câu, từng chữ của bài.

Phân tích chất thép và chất tình trong Chiều tối (Mộ)

      Ở trong hai câu đầu tiên, nghiêng nhiều hơn về chất tình với phong cảnh thiên nhiên lúc chiều tà trong con mắt người chiến sĩ - thi sĩ sau một ngày giải lao đầy mệt mỏi:

                                           “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                           Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

                                           (Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

                                           Cô vân mạn mạn độ thiên không.)

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

      Bức tranh chiều tối được hiện lên thông qua hai hình ảnh: cánh chim và chòm mây. Cánh chim vốn là thi liệu quen thuộc trong thơ ca ngày xưa. Đến đây ta bỗng nhớ đến hình ảnh cánh chim: “Chim hôm thoi thót về rừng” (Nguyễn Du) hay “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan).

      Trong thơ cổ, những cánh chim gợi về nỗi cô đơn, nỗi buồn, về một một kỉ niệm nào đó. Thế nhưng trong “Chiều tối”, cánh chim của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác đó là “cánh chim mỏi”: những chú chim sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi sẽ trở về tìm chốn nghỉ ngơi.

      Rõ ràng những cánh chim này bay có phương hướng, có mục đích và có chốn để về chứ không hề lênh đênh vô định giống như những cánh chim trong thơ cổ. Những cánh chim ấy gợi liên tưởng về sự tương phản với hoàn cảnh của Bác vào thời điểm lúc bấy giờ. 

      Chòm mây trên trời thì cô đơn, lững lờ trôi một mình giữa không gian mênh mông, rộng lớn. Phải chăng Bác Hồ đã dùng hình ảnh của chòm mây để nói lên tình cảnh, cảm xúc của mình lúc bấy giờ?

      Bức tranh thiên nhiên ở đây không chỉ dừng lại ở miêu tả bề ngoài mà nó còn là bề sâu, là cảm xúc của người tù đối với thiên nhiên. Bằng những quan sát hết sức tinh tế và tỉ mỉ, Bác đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật thật có hồn, vẽ nên một không gian buổi chiều mơ màng và thanh bình.

      Đằng sau cảnh thiên nhiên đẹp là nỗi cô đơn, mệt mỏi của người tù nhân khi phải một mình trải qua một hành trình dài từ nhà lao này đến nhà lao khác. Thế nhưng đằng sau nỗi cô đơn ấy còn là một bản lĩnh kiên cường, sắt đá, hi vọng vào một tương lai tươi sáng của người chiến sĩ Cách mạng.

      Chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối còn thể hiện qua hai câu thơ cuối của bài thơ:

                                           Cô em xóm núi xay ngô tối

                                           Xay hết, lò than đã rực hồng.

                                           (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

                                             Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.)

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong chiều tối 

Top 3 cách viết mở bài chiều tối hay nhất

      Nếu như trong văn học trung đại, người con gái tài sắc vẹn toàn, đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng yếu đuối cùng với số phận lận đận, lênh đênh, chìm nổi. Nhắc đến người con gái đẹp trong văn học trung đại, ta luôn nghĩ ngay đến những hình ảnh phảng phất nỗi buồn và số phận “bảy nổi ba chìm” như Vương Xương Linh đời Đường từng viết Khuê oán:

                                           “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

                                           Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.

                                           Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

                                           Hối giao phu tế mịch phong hầu.”

Dịch thơ:

                                           “Cô gái phòng the chửa biết sầu

                                           Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu

                                           Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu

                                           Hối để chồng đi kiếm tước hầu.”

Hay Hồ Xuân Hương viết:

                                           “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                           Bảy nổi ba chìm với nước non

                                           Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                                           Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

                                                                     (Bánh trôi nước)

      Trong thơ Bác là hình ảnh người con gái hiện lên quá đỗi giản dị, hết sức bình thường, công việc tuy vất vả nhưng vẫn rất đáng yêu và đáng trân trọng. Hình ảnh “cô em” nổi bật trước thiên nhiên, con người đang làm chủ cuộc sống của mình với sự trẻ trung và đầy sức khỏe, làm việc hăng say, chăm chỉ.

      Con người như hòa vào cùng thiên nhiên, người với thiên nhiên quyện vào nhau. “Ma bao túc….bao túc ma hoàn”, cách sử dụng điệp ngữ vòng, Bác đã tạo nên sự nhịp nhàng trong vòng quay công việc, liên tục và nhịp nhàng. Hình ảnh này đã làm cho buổi chiều cô quạnh một bức tranh thơ sức sống và niềm vui lan tỏa.

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

      Câu thơ cuối là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và lãng mạn. Tính cổ điển được thể hiện qua bút pháp dùng ánh sáng để nói đến bóng tối. Trời đất ngoài kia cao rộng, bao la rộng lớn, dần thu hẹp lại bên cạnh không gian sinh hoạt gia đình thông qua hình ảnh bếp lửa.

      Cả câu thơ chỉ với một từ “hồng”  - từ được coi là nhãn tự của bài thơ cùng với bút pháp điểm xuyến đã khiến cho bao nhiêu cảm xúc bị dồn nén, chất chứa bấy lâu được bung toả. Chữ “hồng” – là ánh sáng của niềm tin, của sự hy vọng, là ngọn lửa bừng sáng xua tan đêm đen, là hơi ấm xua đi lạnh lẽo và cô độc.

      Chữ “hồng” – là ánh sáng của ngọn lửa niềm vui, là niềm lạc quan xua tan nỗi buồn và mệt nhọc của thực tại. Ta cứ ngỡ như ngọn lửa đang hắt lên khuôn mặt của cô gái như tô vẻ thêm cho khuôn mặt cô càng thêm rạng rỡ.

Tứ thơ chuyển đổi chính là nhờ một chữ “hồng” làm sáng cả bài thơ, đem ấm nồng và sức sống đến cho tác phẩm như Hoàng Trung Thông đã nói: “Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ. Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ”. 

Xem thêm:

Dàn ý phân tích bài thơ chiều tối

Phân tích bài thơ chiều tối Hồ Chí Minh

      Những nhãn tự đó do đâu mà ra? Do đâu mà chỉ với một chữ “hồng” đã làm cho người đọc cảm nhận được cái “thần” của bài thơ, là linh hồn của bài thơ tứ tuyệt? Phải chăng là trong lòng tác giả cũng có một ngọn lửa hồng rực sáng như vậy? Đó là ngọn lửa của tình yêu tha thiết cuộc sống, yêu con người mà không bao giờ tắt trong lòng thi nhân Hồ Chí Minh.

      Do ở trong cảnh giải tù đày, Bác không còn niềm vui cho riêng mình, chỉ có những nỗi đau, nỗi buồn, sự lo lắng cho đất nước, nhưng chính lúc Người đi qua hẻm núi và chứng kiến cảnh cô gái xay ngô tối, thì niềm vui xuất hiện và tứ thơ hiện lên thành một ngọn lửa hồng rực cháy, cháy rực trong người thi sĩ. Đó là niềm vui cho người lao động.

      Qua đó thể hiện sự trân trọng và nâng niu đối với hạnh phúc thật bình thường, là ước mơ nhỏ nhoi của người lao động xóm núi. Đúng như Hoài Thanh đã viết: “Những cảnh tượng ấy biết bao người đã đi qua, nhưng nếu không có một tấm lòng nâng niu trân trọng thì cũng không thể nào ghi lại được trong thơ”

Kết bài phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

      Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, giữa chất thép và chất tình của người tù cách mạng. Bài thơ là tình tình cảm nhân ái, bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Dù ở trong hoàn cảnh tù đày nơi xứ người nhưng Bác vẫn vượt lên tất cả mọi khổ đau, đọa đày vè thể xác để đưa đến cho bạn đọc những vần thơ tuyệt bút.

      Qua bài thơ ta càng hiểu và yêu hơn vị lãnh tụ vĩ đại, Người cha già của cả dân tộc. Xin mượn bốn câu thơ của Tố Hữu để thay cho lời kết:

                                           “Lại thương nỗi đọa đày thân Bác

                                           Mười bốn trăng tê tái gông cùm

                                           Ôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc

                                           Mà thơ bay cánh hạc ung dung”

      Trên đây là bài phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh. Hy vọng bài phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về con người và phong cách của nhà thơ vĩ đại của dân tộc.

 





 

shoppe