Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu chi tiết, hay
Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy
Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu chi tiết, đủ ý dưới đây để hiểu hơn về tác giả, tác phẩm. Từ đó có thể hoàn thành tốt nhất các đề bài liên quan đến bài thơ Từ ấy và đạt kết quả học tập như mong muốn.
Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu
Mở bài phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy
Tố Hữu như một viết sử tận tụy viết lại từng trang sử qua những áng thơ. Được mệnh danh là “Cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam”, trong thơ Tố Hữu ta có thể bắt gặp cả một dòng chảy lịch sử Cách mạng nước nhà. Tố Hữu dùng cả đời mình để hướng ngòi bút theo Cách mạng, ông viết từ thuở vừa chập chững giác ngộ lý tưởng Cách mạng được đánh dấu bằng bài thơ “Từ ấy” (1938) in trong tập thơ cùng tên đến khi ông về cõi vĩnh hằng. “Từ ấy” như bản tuyên ngôn đánh dấu cho sự nghiệp cống hiến của cuộc đời ông, cũng thể hiện rõ nét lẽ sống cao đẹp của người thanh niên vừa chạm ngưỡng mười tám.
Xem thêm:
Top 3 cách viết mở bài Từ Ấy hay nhất
Thân bài phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy
Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Lẽ sống hay còn gọi là lý tưởng sống được biết đến như những mục đích sống cao đẹp, nhân văn của con người. Lẽ sống thường được dùng làm mục đích phấn đấu từng giây, từng phút, nâng đỡ con người chạm đến mục tiêu. Thông qua lẽ sống, con người có thể dần hoàn thiện hình và định hình nhân cách một cách tích cực hơn. Lẽ sống có ý nghĩa rất với con người vì nó thôi thúc con người phát triển. Chính vì lẽ đó mà “Từ ấy” là bức họa khắc họa rất chân thực, xác đáng lẽ sống đẹp của người thanh niên.
Lẽ sống của người thanh niên vào thời khắc giác ngộ lý tưởng Cách mạng
Có thể nói đây là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Tố Hữu bởi nó đánh dấu một cuộc đời dài nhà thơ tận hiến cho Cách mạng. Nhà thơ đã sống hết mình, cháy hết mình trong từng con chữ. Đọc thơ Tố Hữu, ta có thể đọc được cả một tiến trình Cách mạng của cả một dân tộc bốn nghìn năm văn hiến.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
“Từ ấy’ là mốc thời gian có thực, được đánh dấu bằng sự kiện nhà thơ chính thức bước vào hàng ngũ Cách mạng, thấm nhuần lý tưởng Đảng. “Mặt trời chân lý” là hình ảnh ẩn dụ tinh tế, khéo léo, thể hiện tư tưởng Cách mạng đã khai sáng tư tưởng, thổi bùng sức sống cho tâm hồn nhà thơ. Nếu mặt trời của tự nhiên mang đến sức sống cho muôn loài, cho cỏ cây vạn vật xanh tươi thì mặt trời của chân lý cũng mang đến ánh sáng, dẫn dắt dân tộc ta khỏi đêm trường nô lệ, khỏi tháng ngày xiềng xích khổ sai.
Nhờ có ánh sáng Cách mạng soi sáng, dẫn đường dân tộc ta mới có được những tháng ngày độc lập. Động từ mạnh “chói” thể hiện tác động mạnh mẽ có lý tưởng Cách mạng chảy tràn trong tim Tố Hữu, không phải thứ ánh sáng dịu nhẹ, ánh sáng Cách mạng có tác động mạnh đến tư tưởng người thanh niên trẻ. Nhận thức được sứ mệnh thiêng liêng khi bước vào hàng ngũ Cách mạng, nhà thơ đã không nén được những thanh âm hạnh phúc trong tâm hồn.
Những chuyển biến trong tư tưởng và tình cảm được thể hiện rõ nét. Phép so sánh độc đáo “hồn tối” với “vườn hoa lá” cùng các từ “đậm hương”, “rộn tiếng chim” khiến câu thơ trở nên sống động. Sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh khiên câu thơ được thổi thêm sức sống như tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng Cách mạng. Sâu trong tâm hồn của người chiến sĩ, ánh sáng của Đảng đã len qua từng ngõ ngách, hòa quyện trong từng tế bào. Hai câu thơ như khiến mạch thơ căng tràn sức sống, ta có thể thấy được sự giác ngộ lý tưởng Cách mạng có tác động mạnh mẽ đến cuộc đời Cách mạng của nhà thơ.
Lẽ sống cao đẹp được thể hiện khi buộc cái tôi đơn lẻ vào cái ta chung của cộng đồng
Tiếp nối giây phút giác ngộ lý tưởng Cách mạng, lẽ sống cao đẹp còn được thể hiện ở cả một cuộc đời làm Cách mạng của người thanh niên, lẽ sống ấy tồn tại vĩnh cữu và muôn đời sau vẫn còn cảm nhận được, nghe thấy được một cách rõ nét.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Có những người đã ngã xuống để hòa mình vào gấm vóc non sông, người đã thấy được, thấu thị được điều đó nhưng lẽ sống cao đẹp ở đây được thể hiện khi nhà thơ bất chấp khó khăn, không lùi bước. Ngược lại còn muốn “buộc” một cách dứt khoát bản thân mình với đồng bào máu thịt. Lẽ sống cao đẹp được thể hiện ở đây là lẽ sống dấn thân, hy sinh cuộc đời để hòa mình vào nỗi đau dân tộc.
Việt Nam bấy giờ tuy phải sống trong đêm trường nô lệ nhưng điều đó không ngăn dân tộc ta đứng lên, nắm tay nhau phá tan gông cùm nô lệ. “Trang trải” mang đến sức lan truyền, sự nối tiếp, rộng khắp, vô tận. Ở đây tác giả muốn gắn mình vào bể đời khốn khổ của giai cấp vô sản và của cả nhân dân lao động. Tác giả muốn dấn thân vào nỗi đau dân tộc, hòa vào tình đồng bào và mang nó đi khắp nơi, đến mọi ngõ ngách Việt Nam để rồi đồng bào ta bất kể mạnh, yếu, sang, hèn sẽ tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh.
Chỉ khi chúng ta “gần gũi” có sự cảm thông, đồng cảm, sẻ chia giữa “hồn tôi” với “bao hồn khổ” thì khi ấy “khối đời” của dân tộc ta mới vững bền. Mọi trái tim Việt Nam đều thấm nhuần đạo lý ấy thế nên mới có thời khắc dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ, tiến đến đài tự do. Vỏn vẹn mười tám tuổi thế nhưng lẽ sống của người thanh niên quá đỗi cao đẹp, sẵn sàng hòa mình vào bể khổ dân tộc, lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm và hy sinh.
Xem thêm:
Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động của cái tôi trữ tình
Dàn ý lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy
Lẽ sống cao cả khi muốn dấn thân vào cộng đồng, không phân biệt địa vị, cấp bậc
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bấc cù bơ”
Bằng ánh sáng Cách mạng soi đường, dẫn lối người thanh niên lúc này đang đi trên con đường của lẽ phải, của lương tri. Nhà thơ lúc này đã thực sự hòa mình với quần chúng nhân dân, đã dấn thân vào cộng đồng mà không phân biệt địa vị, giai cấp. Điệp từ “đã” như một giai điệu đẹp của bài hát nhân văn, bài hát của tình dân tộc. Tất cả đồng bào giờ đây không còn tồn tại như một cá thể riêng lẻ mà đã hòa làm một, tất cả là một đại gia đình, là máu mủ, ruột rà, thân tích.
Phép liệt kê “con”, “em”, “anh” cho thấy sự gắn bó, liên kết cùng với tình dân tộc đậm đà. Cả dân tộc Việt Nam thời khắc này đây không còn là những người xa lạ, họ được gắn kết với nhau bởi sợi dây vô hình mang tên “đồng bào”. Nhờ lẽ sống cao cả ấy, người thanh niên giờ đây là con của hàng vạn bà mẹ vì bom đạn mà mất con, là em của vạn kiếp phôi pha và là anh của hàng triệu em nhỏ không nơi nương tựa tấm thân.
Lẽ sống trong bài thơ Từ ấy bấy giờ trở nên cao đẹp hơn cả bởi họ sẵn lòng hy sinh cuộc sống, tính mạng, họ chọn đồng bào thay vì chọn bản thân mình. Họ hy sinh để bảo vệ từng bữa cơm gia đình, hy sinh để cùng khổ với nhân dân và hy sinh để chở che cho những đứa trẻ vì bom đạn mà phải đánh đổi cả gia đình. Lẽ sống cao quý này không chỉ hiện hữu ở Tố Hữu mà được lan truyền đi khắp nơi, có ở hàng triệu thanh niên khác và được kết tinh qua nhiều thế hệ.
Xem thêm:
Phân tích lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy
Dàn ý phân tích lý lẽ trong bài thơ Từ ấy
Kết bài phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy
Từ ấy không chỉ là áng thơ đánh dấu sự nghiệp Cách mạng của Tố Hữu mà còn thông qua đó ta có thể thấy được lẽ sống cao đẹp của biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam thời chiến. Những con người ấy với nhận thức, lẽ sống cao đẹp đã luôn hết mình vì đồng bào, xả thân vì dân tộc. “Từ ấy” còn đại diện cho phong cách nghệ thuật của Tố Hữu khi không chỉ hướng ngòi bút về cá nhân mà về phía cộng đồng, niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.