Đăng ký

Dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu chi tiết, đủ ý

1,246 từ

Dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

      Tố Hữu được mệnh danh là “Lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam” bởi từng tiến trình trong thơ ông đều đi cùng nhịp với nhịp bước Cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” chính là mốc khởi điểm cho những tháng ngày chập chững trong hành trình Cách mạng của nhà thơ. Tham khảo dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để hiểu hơn về bài thơ.

Dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu- CungHocVui

Dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ Ấy

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu.

Xem thêm:

Hoàn cảnh ra đời bài Từ ấy

Top 3 cách viết mở bài Từ Ấy hay nhất

Thân bài

Lẽ sống là gì?

- Lẽ sống hay còn gọi là lý tưởng sống là những mục đích sống cao đẹp, nhân văn. Con người có lẽ sống sẽ gắng hết sức mình để cống hiến, chạm đến mục tiêu. Thông qua đó con người có thể hình thành nhân cách một cách vẹn tròn hơn.

- Lẽ sống là động lực thôi thúc con người phát triển, cống hiến.

Lẽ sống của người thanh niên vào thời khắc giác ngộ lý tưởng Cách mạng

- “Từ ấy”: Mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự giác ngộ lý tưởng khi tác giả bước chân vào hàng ngũ Cách mạng.

- “Nắng hạ”, “mặt trời chân lý”: Ẩn dụ cho ánh sáng Cách mạng đã làm bừng sáng tâm hồn, tư tưởng nhà thơ.

-> Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ kết hợp với phép so sánh đã thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của nhà thơ khi giác ngộ lý tưởng Cách mạng.

- Phép so sánh “hồn tối” với “vườn hoa lá” cùng các từ “đậm hương”, “rộn tiếng chim” khiến câu thơ trở nên sống động. Sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh khiên câu thơ được thổi thêm sức sống như tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng Cách mạng. 

Lẽ sống cao đẹp được thể hiện khi buộc cái tôi đơn lẻ vào cái ta chung của cộng đồng

Dàn ý phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu- CungHocVui

Dàn ý phân tích về lý lẽ sống trong bài thơ Từ ấy

- Động từ “buộc” thể hiện sự tự nguyện, tác giả muốn gắn bó, buộc mình với quần chúng nhân dân. Sự gắn kết ấy thể hiện sự đồng lòng, đồng cam cộng khổ với nhân dân.

- “Trang trải”: Sự nối tiếp, rộng khắp, vô tận. Ở đây tác giả muốn gắn mình vào bể đời khốn khổ của giai cấp vô sản và của cả nhân dân lao động. 

- “Khối đời” chỉ những người cùng khổ, ở đây có thể hiểu là quần chúng khổ sai.

Lẽ sống cao cả khi muốn dấn thân vào cộng đồng, không phân biệt địa vị, cấp bậc

- Điệp từ “Đã là” thể hiện sự khẳng định chắc chắn của nhà thơ. Nhà thơ có ý thức hòa mình, dấn thân, san sẻ với nhân dân lao động.

- Phép liệt kê “con”, “anh”, “em” thể hiện tình cảm gắn bó, thân thích tuy không máu mủ, ruột thịt. Tình cảm gia đình thắm thiết khẳng định sự đồng cảm, lòng xót thương của tác giả với những cảnh đời khốn khổ.

Xem thêm:

Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động của cái tôi trữ tình

Dàn ý lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy

Phân tích lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy

Kết bài

- Khái quát lại vấn đề cần phân tích đồng thời nêu cảm nhận của bản thân.

shoppe