Những đề thi đại học mới nhất môn Ngữ văn có đáp án
Đề số 4
Câu 1 (1,5 điểm): Trong chương trình Ngừ văn 9, em đã được học bài thơ nào (ngoài bài thơ Con cò) cũng mang âm điệu lời hát ru? Nêu đại ý bài thơ ấy.
Câu 2 (2 điểm): Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau
“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bác ngang.’'
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3 (6,5 điểm): Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Bài làm
Câu 1
Trong chương trình Ngữ văn 9, ngoài bài thơ Con cò còn có một bài thơ cũng mang âm điệu lời hát ru, đó là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
Đại ý bài thơ:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm viết về một bà mẹ Tà-ôi yêu con, yêu quê hương, đất nước. Bài thơ có ba khúc ca theo điệu ru con của đồng bào dân tộc ở miền núi Trị Thiên. Mở đầu mỗi khúc ca là điệp khúc ru ngọt ngào “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi - Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ." «và kết thúc bằng niềm hi vọng “Con mơ cho mạ.?. Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ ấy, nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 2
Trong phần đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tả cảnh ngày hội mùa xuân thật náo nức nhưng đoạn ghi lại cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về lại mang âm hưởng buồn vắng. Góp phần vào việc thể hiện cảm giác ấy là những từ láy được sử dụng trong đoạn:
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bè thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bác ngang.”
Có tới 5 từ láy được sử dụng, trong đó có 4 từ láy hoàn toàn, miêu tả không gian (tà tà), cảnh vật (thanh thanh, nho nhỏ, nao nao), hành động (thơ thẩn)r..Tất cả gợi nên một không gian êm đềm, vắng lặng. Những từ láy gợi nên sự nhạt nhòa của cảnh vật và cũng là sự rung động trong tâm hồn người: cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui đang tàn và niềm dự cảm bất an về nhưng điều sắp xảy ra phía trước. Chỉ chút nữa thôi, bên nấm mồ Đạm Tiên, Kiều sẽ gặp Kim Trọng, người yêu lí tưởng của nàng, và quãng đời êm đềm hiện thời sẽ thay đổi.
Câu 3: Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chòng Mĩ cứu nước Khai thác mảng đề tài này Nguyền Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cầm thạch",... Trong đó, “Chiếc lược ngà" tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tinh yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đu nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chiu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điểu này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến dấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa lập trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng binh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trè thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấn lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùrg xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hăi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: ‘Thu! Ba đây con..". Có điều đó bởi Thu tháy ba nó trong túc ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu, Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm”, Thu gọi “trống" “vô ăn cơm". Nồi cơm sôi, không tự nhốt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chắt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đi, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.”. Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ốc nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến lạ của bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giáo liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lộn vào vô vàn tác phẩm khác: viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận, ba bởi cô hiểu nhầm về vết thẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả”. Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bao nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thùa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết thẹo trên mặt ông là do thằng Mì gây nên, Thu đã bất chấp đêm tối rời nhà nội để trở về nhà. Và sáng hôm sau, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba “Con bé như bị bỏ rơi, lức đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng binh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ một nó sầm lai buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dể thương. Vài đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đối mái nó như to hơn, cái nhìn của nó khống ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa,” Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sự nó lại bò chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba!”. Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào, “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vờ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.”. Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ỏng Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi “ba” lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống đông gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyên Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri..
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Ngụyễn Quang Sáng đã để lai trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bời một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!