Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2 hay, chi tiết
Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2 đầy đủ nhất
Bài thơ “Đất Nước” là mỗi những tác phẩm tiêu biểu cho nét đẹp thơ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Cùng tìm hiểu và phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2 đầy đủ nhất để có một cái nhìn toàn diện nhất về hình ảnh của “Đất Nước của nhân dân” nhé!
Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích trong phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút trẻ tài hoa thời kháng chiến chống Mỹ. Lời thơ của ông giàu hình ảnh cảm xúc, gợi nhiều liên tưởng phong phú và thú vị. Bài thơ “Đất nước” được trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm với văn phong đặc biệt điển hình cho nét đẹp thơ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy. Đây là một bài thơ thể hiện sâu sắc tư tưởng “Đất nước của nhân dân”, như một bản kêu hùng ca kêu gọi thanh niên miền Nam đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước.
Khổ thơ thứ hai bắt đầu từ: “Đất là nơi anh đến trường”… đến “Làm nên đất nước muôn đời”
Xem thêm:
Top 5 mở bài Đất nước hay nhất
Bài thơ Đất nước: nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Thân bài phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2
Định nghĩa Đất Nước
Nguyễn Khoa Điềm tách hai yếu tố “đất” và “nước” để có những cảm nhận và góc nhìn độc đáo:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Hình ảnh liên tưởng độc đáo, gợi tả thú vị. Định nghĩa đất nước bằng những không gian quen thuộc, gần gũi. Đất là nơi anh lớn lên, nơi có những con đường anh hàng ngày đến trường. Còn nước lại là kỉ niệm gắn bó nơi tuổi thơ em, những kỉ niệm dịu dàng như những dòng sông em thường tắm mát.
Tất cả những rung cảm, những kỉ niệm bình dị ấy hợp lại thành linh hồn “đất nước”. Đây là nơi “ta hò hẹn". Khi cả anh và em lớn lên, tình yêu giúp những cá nhân trở thành những mảnh ghép khăng khít chẳng thể tách rời. Như “Đất nước” vậy, chẳng còn tách riêng lẻ, anh và em cũng như “đất” và nước”, hoà hợp với nhau..
Phân tích Đất nước đoạn 2 chi tiết
Và tình yêu bắt đầu cũng chính là bắt đầu của tình yêu đất nước. Để rồi “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Nỗi nhớ ấy như gắn kết thêm tình yêu, nuôi lớn tình yêu đất nước, gắn kết cả đất nước thành một khối khăng khít, bền chặt. Để rồi dẫu có rời xa, trong tim mỗi anh và em đều có nỗi nhớ tình yêu, có nỗi nhớ đất nước.
Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “chiếc khăn”. Chiếc khăn thể hiện bao cảm xúc, rung cảm tươi đẹp qua câu ca dao “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất?.... Khăn chùi nước mắt?” Mang chất liệu ca dao vào lời thơ tạo nên sự sống động, giàu hình ảnh liên tưởng cho người đọc
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông,
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Chất liệu dân gian, lồng ghép hình ảnh ca dao được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng linh hoạt và tài tình.
“Đất” và “Nước” giờ đây lại là rừng vàng, là biển bạc, là non nước núi sông mà cha ông ta muôn đời tự hào và gìn giữ. Nguyễn Khoa Điềm đã mang những liên kết đơn lẻ để gắn kết lại thành nhân dân, thành tổ quốc. Nó như một sợi dây gắn kết vô hình nhưng bền bỉ: tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Cái tôi cá nhân hòa vào cái "ta" của lịch sử, của dân tộc tạo nên sức mạnh diệu kỳ.
Định nghĩa Đất nước theo chiều dài của lịch sử từ quá khứ đến tương lai
Từ tình cảm đôi lứa cá nhân, Nguyễn Khoa Điềm mở rộng nó ra và nâng lên một tầng nghĩa mới. Tác giả mở ra rộng không gian theo chiều dài của lịch sử từ ngàn đời xưa.
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Trong Đất và Nước còn chứa đựng là hình ảnh về một huyền thoại xưa. Và truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng cũng chính là cội nguồn của dân tộc. Dòng máu “Con rồng cháu tiên” cuồn cuộn chảy trong tim, nên bốn bể đều là nhà, anh em tứ xứ dẫu khác dân tộc những đều là anh em, đều là một thể thống nhất không bao giờ tách rời.
Xem thêm:
So sánh Sóng và Đất nước chi tiết
Suy nghĩ về trách nhiệm cá nhân đối với đất nước
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Theo chiều dài lịch sử, để bảo vệ non sông, bao nhiêu thế hệ anh hùng đã hy sinh. Đất Nước trong mỗi người còn là sự biết ơn cho những hy sinh lớn lao của thời đại ấy. Tinh thần như một ngọn đuốc không bao giờ tắt, hừng hực cháy và bền vững với thời gian. Là những thế hệ đi sau, ta phải biết ơn, biết “uống nước nhớ nguồn”, để ngọn đuốc tinh thần ấy sáng mãi.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
Trong anh và em, trong mỗi chúng ta, đều là một phần của Đất Nước. Đất Nước nuôi dưỡng tâm hồn ta, Đất nước ôm trọn nhân dân theo từng cung đường lịch sử. Hay nói cách khác, Đất nước chính là thống nhất hài hòa giữa vạn vật, giữa điều bé nhỏ và cả lớn lao, giữa mỗi cá nhân với cả một cộng đồng nhân dân rộng lớn. Vì thế chúng ta phải nắm lấy tay nhau, để Đất Nước trở nên vẹn tròn, to lớn.
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ.
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Phân tích bài Đất nước đoạn 2 chi tiết nhất
Đất nước luôn tồn tại trong tấm lòng mỗi con người. Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, chúng ta đều được đất nước nuôi dưỡng. Vì vậy mỗi người đều thừa hưởng trong tâm hồn mình những giá trị lớn lao của đất nước. Khi có sự gắn kết giữa mỗi người sẽ khiến đất nước trở nên nồng thắm, hài hòa, lớn lao.
Lời văn thủ thỉ, tâm tình đến những thế hệ sau. Các thế hệ con cháu đời sau gánh vác trên vai sứ mệnh “mang đất nước đi xa”, “đến những ngày mơ mộng”. Nhưng dẫu có xa xôi, đất nước vẫn sẽ ở khắc sâu trong tâm khảm mỗi người, để rồi “hóa thành dáng hình xứ xở”, để đất nước mãi bền vững, trường tồn.
Giọng thơ chan chứa nghẹn ngào, như một lời nhắn gửi chân thành, tựa như một khúc hát xưa vẫn thường nghe mỗi đêm hè bà ru cháu ngủ. Đây là lời tâm tình mang sứ mệnh chuyển giao thế hệ.
Kết bài: Phân tích đoạn trích trong phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2
Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm đoạn 2 cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ và độc đáo về đất nước. Các góc nhìn đều đa dạng và cho ta những liên tưởng thú vị: văn hóa, lịch sử, địa lí… Để từ đó, ta thêm thấm thía trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự vững bền của đất nước. Bài thơ sử dụng linh hoạt và tài tình các chất liệu dân gian, gây cảm hứng mạnh mẽ cho đọc giả. Với giọng thơ trữ tình, mang âm hưởng chính trị đằm thắm, Nguyễn Khoa Điểm truyền đến những dạt dào về cảm xúc khi sử dụng hàng loạt yếu tố dân gian, yếu tố thời đại.