Đăng ký

Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện địa lý - lãnh thổ trong trích đoạn “Đất Nước”

3,837 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
“Hài hước cùng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gờ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sè mất điểm.
Chính khách khi nói một câu hóm hình chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu trì đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích. Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là ciia trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ”.
                                                                     (Trích Không biết cười - Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ,2015, tr. 5)
Câu 1: Chủ đề của đoạn văn là gì? Hãy đặt cho đoạn văn một tiêu đề mà anh (chị) cảm thấy thích hợp.
Câu 2. Tác già đà nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tổ hình thức cho phép anh (chị) nhận ra giọng điệu ấy.
Câu 3: Trong đoạn văn, từ “diễn” được tác giả dùng đến ba lần. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?
Câu 4. Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mờ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống
II. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Gập máy tình lại. Tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên
Câu 2: ( 5 điểm)
Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện địa lý - lãnh thổ trong trích đoạn “Đất Nước” (Trích “trường ca mặt đường khát vọng") - Nguyễn Khoa Điềm
B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1: Chủ đề: Sự cần thiết của việc học cách hài hước
-              Tiêu đề : "‘Học cách hài hước” hoặc “ Hài hước- Cái cần học”
Câu 2: Tác dụng của cái hài: theo tác giả, hài giúp cho việc tuyên truyền, vận động diễn ra dễ dàng, tự nhiên;
+Hài giúp giữ được thế chiì động trong giao tiếp; +hài góp phần gờ bí trong những tình huống khó xử;
+Hài tạo không khí thoải mái trong cuộc sống; hài có lợi cho sire khỏe...
-              Giọng điệu của tác giả: hài hước.
Các dấu hiệu nhận biết: 
+Dùng từ lấp lửng đa nghĩa (từ diễn);
+Dùng lối diễn đạt kiểu “lật tẩy”(tấn công đối thủ, đá bóng về sân đối phương, gỡ bí..);
+Dùng tiểu hr tình thái (đấy) rất đúng chỗ v.v...
Câu 3: Giá trị biểu đạt của từ “diễn”: biến hóa nghĩa theo từng lần được sử dụng, ban đầu chỉ hành vi của cái hài sự thực, sau đó chỉ hành vi “diễn trò”, hành vi “làm hề” của một đổi tương nào đó.v
Câu 4: Phần viết phải nêu được ý nghĩa của cái hài:
-              Cái hài rất cần thiết, bởi nó có tác dụng giải tỏa nhưng những điều nặng nề trong cuộc sống.
-              Cái hài như một thứ vũ khí, tấn công những thói hư tật xấu, những điều đáng phê phán.
-              Cái hài biểu thị niềm lạc quan rất cần thiết của con người trong nhiều tình huống. Vì thế, chúng ta đều cần học cách cười: cười đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng...     
II. Phần Làm văn
Câu 1:
1. Mở đoạn
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Con người quá quan tâm đến cuộc sống ảo mà quên đi mất giá trị thực của cuộc sống xung quanh mình. => Gập máy tính lại. Tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơi! với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại 
2. Triển khai vấn đề
- Giải thích:
+Hiện tượng con người quá quan tâm đến điện thoại di động., những thiết bị thông minh và lãng quên đi giá trị của cuộc sống thực
+Là một vấn đề thiết thực trong cuộc sống ngày nay, đây là thông điệp nhắn nhii để con người có thể sống tốt hơn, có ích hơn.
- Bình luận, chứng minh
+ Vì sao cần buông máy tính, điện thoại xuống?
Mọi giá trị dường như được quy hết về trang mạng xã hội, những trò chơi giải trí hay những ứng dụng trên điện thoại
+ Con người tổn quá nhiều thời gian cho việc sử dụng thiết bị thông minh mà không có thời gian cho những hành động thiết thực ngoài đời hay thời gian dành cho những người mình thương yêu.
+ Quá chú tâm vào điện thoại,máy tính có thể sẽ dẫn đến những căn bệnh, những hệ lụy nghiêm trọng ( VD: vô cảm, sống ảo..v..) 
+Tác dụng của việc buông bỏ máy tính, tắt điện thoại, giao tiếp và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn: Không chạy theo những gì ào ảnh, biết mình có những gì và luôn cố gắng trong thực tế. Quan tâm đến những người thân xung quanh mình, mối quan hệ bền chặt, dành thời gian để làm những điều có ích hơn cho bàn ìn và cho xã hội, thư giãn tâm hồn
Có thêm thời gian để thực hiện những mong ước, khát vọng.,v...v 
+ Bình luận: Điện thoại, máy tính chi là những thiết bị vô tri vô giác, giúp ích con người, không nên quá nâng tầm quan trọng của nó mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, thay thế những người thân xung quanh mình.
+ Đt thông minh, máy tính phản ánh trình độ phát triển của xã hội, vì vậy cần có nhận thức đúng đẵn cùng như văn hóa sử dụng chúng một cách hợp lý, khoa học. Không lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ số hiện đại.
3. Kết đoạn
Bài học thực tế và liên hệ bản thân
Câu 2:
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bình diện địa lý - lãnh thổ trong tác phẩm Đất Nước.
Nguyễn Khoa Điềm đã có cách cảm nhận hình tượng đất nước thông qua bình diện địa lý. Lãnh thổ thật độc đáo, sâu sắc để làm hé lộ tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” thông qua đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng..
... Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
2. Thân bài
Phân tích để làm rõ vấn đề cần nghị luận
- Nguyễn Khoa Điềm nhận ra rằng địa lý của một đất nước là tất cả những yếu tố về mặt tự nhiên trên một đơn vị lãnh thổ. Đi sâu vào bình diện địa lý, ông tập trung lí giải tên gọi của các địa danh. Bởi ông nhận ra đó là sự cộng gộp của biết bao mộng đồng, gò bãi, những ngọn núi, con sông. Chính những con người làm nên tên gọi ấy đà làm nên đất nước.
+ Đó là những phát hiện mới mẻ về những danh lam,thắng cảnh: núi Vọng Phu, Hòn Trống mái, , không chỉ là tặng vật của thiên nhiên mà nó liền với lịch sử, cuộc sống, văn hóa của con người qua những áng ca dao, cổ tích, truyền thuyết, qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta.
+ Nếu như không có những người vợ mòn mỏi đợi chồng đi trận trở về thì làm sao có thể câm nhận hết núi Vọng Phu. 
=> Lòng thủy chung của người phụ nữ Việt nam từ ngàn đời nay.
+ Nếu không có người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre Ngà đánh tan giặc  n thì sao có thể thấy được những ao đầm để lại, đó chính là gót ngựa của người anh hùng=> tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Ta làm sao có thể thấy được hình ảnh hùng vĩ của ngọn núi Phong Châu như 99 con voi vươn mình về đất tổ nếu không có Hùng Vương dựng nước=> Truyền thống dựng nước, giữ nước từ thời vua Hùng để lại.
+Những người học trò nghèo làm nên Núi Bút. Non Nghiên đại diện cho truyền thống hiếu học của nhân dân Việt Nam
=> cuộc đời, số phận, vẻ đẹp của những con người Việt Nam
Hệ thống từ chỉ địa danh:
+ Mỗi dòng thơ cất lên là mỗi địa danh khác nhau. Làm nên bức tranh hoàn chỉnh về địa lý của đất nước, về địa bàn cư trú, môi trường sinh sống của thế hệ người Việt nam qua các thời kì.
+Lần theo các địa danh, ta còn thấy dấu vết của lịch sử, từ buổi đầu bình minh dựng nước (Vua Hùng) đến những năm tháng chống ngoại xâm của ngày hôm nay. Đ1 tới đâu, từng chặng đường lịch sử của đất nước đi tới đó.
=> Hình tượng Đất Nước luôn ở trạng thái động, luôn luôn phát triển và được bảo tồn, được duy trì bền vững qua thời gian. Đất Nước là một sinh thể có hồn, có sự phát triển ngày càng lớn mạnh, bền vững.
+ “ Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cùng thấy..”
Đó là hình ảnh những con người ngã xuống để bảo vệ đất nước này, nhân dân chính là người đà làm nên Đất Nước. Nhân dân hiện lên trong hình ảnh người học trò nghèo, qua hình ảnh Thánh Gióng..V..
- Đánh giá
+ Tác giá sáng tạo và kế thừa chất liệu của văn hóa dân gian. Ở đây ta thấy sự tái sinh kì diệu của linh trang thần thoại, những câu chuyện cổ tích thấm đẫm văn hóa Việt.
+ Tác giả kết hợp với từ chỉ số nhiều “Những” . Không chì đóng vai trò liệt kê tên gọi các địa danh mà còn biểu hiện vốn kiến thức uyên bác của tác giả, những nhận thức đúng đắn về lịch sử, văn hóa, về câu chuyện cuộc đời của những huyền thoại.
=> Đất Nước hình thành là nhờ máu, nước mắt, tình yêu của người dân VN. Những con người vô danh, bình dị nhưng góp phần làm nên Đất Nước hôm nay
3. Kết bài
Đoạn thơ có kết cấu chặt chè, tự nhiên, thể thơ tự do
Câu thơ kéo dài, không nặng nề mà biến hóa linh hoạt làm đoạn thơ giàu sire biểu đạt, Thể hiện thành công tư tưởng mới mẻ nhất hr trước đến nay: “ Đất nước là của Nhân dân”

Xem thêm >>> Những cảm xúc chân thật và lãng mạn từ "Tây Tiến" đến "Việt Bắc"

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui muốn gửi tới bạn về hình tượng Đất nước từ góc nhìn địa lý và lãnh thổ qua bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3