Sơ đồ tư duy bài Đất nước lớp 12 - Nguyễn Khoa Điềm
Sơ đồ tư duy bài Đất nước lớp 12 - Nguyễn Khoa Điềm
Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật và đồng thời nói lên tâm tư tình cảm của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Cùng với cùng học vui tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy bài Đất nước ngắn gọn!
I. Tóm tắt tác phẩm
Đất nước có từ đâu? Đất nước là gì? “Đất nước”, hai chữ thiêng liêng cao cả ấy chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi gia đình chúng ta: từ lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, đến phong tục tập quán quen thuộc, tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột trong nhà:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước. Hình ảnh thơ phải chăng đã gợi cho ta về sự tích “Trầu cau” từ đời vua Hùng dựng nước xa xưa, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng, anh em đằm thắm, sắt son; về truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân, trở thành bài ca giữ nước hào hùng của nhân dân đã trở thành lịch sử đất nước. Bằng thể loại trữ tình chính luận, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra một cách cảm nhận, một định nghĩa về đất nước để từ đó rút ra một quan niệm về đất nước. Thành công nghệ thuật của đoạn thơ là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ, giàu sức bay bổng của ca dao truyền thuyết, văn hóa dân gian. Đây là điểm đặc sắc của hình thức nghệ thuật thống nhất với nội dung tư tưởng.
Xem thêm: Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
II. Sơ đồ tư duy Đất nước
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ cách vẽ sơ đồ tư duy Đất nước nhiều đồi núi, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!