Đăng ký

Đề thi chọn lọc bám sát cấu trúc thi mới nhất có đáp án

PHẦN ĐÁP ÁN

Đề Thi thử đại học:  Đề số 1

ĐÁP ÁN ĐỀ 1.

Phần 1. Đọc hiểu ( 3 điểm)

Câu 1: Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu càm

Câu 2: Kể về khoảng thời gian 4 tháng Bác Hồ bị nhốt trong nhà tù với sự đày đọa về thể xác cũng như tinh thần, tuy thế tinh thần của người vẫn luôn lạc quan

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Bốn tháng cơm không no, đêm thiếu ngủ, áo không thay, không giặt giữ. - Tác dụng: Nhấn mạnh chế độ hà khắc ở nhà tù và và cuộc sống bị đày đọa. (Có thể trả lời phép tu từ: So sánh, đối lập và phân tích được hiệu quả nghệ thuật)

Câu 4. Đoạn thơ gợi cho chúng ta suy nghĩ về lòng kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống. Nếu thiếu kiên trì, nhẫn nại thi khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Vi vậy ta hãy cố gắng học tập, phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra. Chúng ta hãy kiên trì nhẫn nại hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong muốn và được mọi người tôn trọng.
 

Phần 2.

Làm văn. NLXH

1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính lạc quan

2. Triển khai vấn đề - Giải thích: Lạc quan là gì?
Lạc quan tức là không lo lắng thái quá, tinh thần luôn thoải mái dù khó khãn cận kề. Sự lạc quan làm tăng cơ hội thành công * Bàn luận vấn đề. - Biểu hiện cùa lạc quan +Lạc quan biểu hiện mạnh mẽ trong cuộc sống từ cách sống cách suy nghĩa và trong nhiều nhìrng hành động khác của con người, nếu một người luôn có thái độ lạc quan và tinh thần sống tốt thì trong tâm trí của họ lúc nào cũng tồn tại nhùng điều rất dễ dàng và nó dễ dàng để họ có thể học tập và theo đuổi nó được. => Tinh thần sống : luôn tin tưởng vào nhìĩrng điều minh đà làm luôn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp cho nó và khi khó khăn đến thì họ luôn tìm ra những giải tối ưu nhất

- Tại sao cần phải lạc quan trong cuộc sống?

+Thái độ và tinh thần lạc quan là điều quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của con người, nó là điều quan trọng và là một thái độ sống đúng và mang một ý nghĩa mở và mang trong cuộc sống của chíìng ra những điều tốt đẹp và ý nghĩa hơn. ( Triển khai thành các ý )
- Lấy dẫn chứng minh họa

3. Kết thúc vấn đề - Nêu ra bài học cho bản thân.


Làm văn.NLVH

1. Mở bài

- Tác giả, tác phẩm, Nêu nhận định đề bài đưa ra "Người lái đò Sông Đà” được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong Tùy bút Sông Đà. Với khao khát truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây bác - thứ vàng mười đã được thử lửa”, Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới. Có ý kiến cho rằng: “Trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc, ông đò là vị chỉ huy trí dũng tuyệt vời”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, ông đò là người nghệ sĩ có “tay lái ra hoa”, cần bình luận các ý kiến trên để có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện về ông lái đò.

2. Thân bài

Giải thích nhận định đã cho.
Bức tranh thiên nhiên dữ dội, Sông Đà như con quái vật hiểm ác, kẻ thù số một kia chi là phông nền để tác giả tô vẽ, ngợi ca, tôn vinh sức mạnh kì vĩ của con người. Vì thế, hình tượng người lái đò sông Đà được nhà văn xây dựng như một dũng tưởng tài ba, là một nghệ sĩ lào luyện trong nghề chèo đò vượt thác. Người lái đò sinh ra trên dòng sông Đà vì vậy từ khi sinh ra cho đến cuộc sống sau này, cuộc đời ông vẫn là hành trinh leo thác, vượt sông, hình như con người và thiên nhiên gắn bó mật thiết cho nên khi đã nghi đò mà ông vẫn nhớ về thác lũ và trận địa đá trên sông như một người nghệ sì tài hoa trên chính nghề nghiệp cùa mình.
 

Lí do Nguyễn Tuân chọn ông lái đò làm đối tượng sáng tác của mình
+ Với Nguyễn Tuân, quan niệm sáng tác của ông là dù viết về bất cứ nghề nào thi con người cũng chính là người nghệ sĩ trên nghề nghiệp cùa mình. Ông lái đò dù tuổi đà ngoài 70 nhưng tay lái vẫn nở hoa trên dòng sông Đà.

+Sự thay đổi về quan niếm sáng tác đi từ cái tôi đến cái ta chung +

ông lái đò là nhân vật không tên NT muốn đưa ông đò trở thành nhân vật điển hình trong văn chương, đại diện cho những con người anh hùng trong thời đại đi lên xây dựng CNXH Vẻ đẹp về ngoại hình của ông lão lái đò

* Phân tích vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn của người lái đò để là rõ

2. nhận định.

- Trước hết ông lão lái đò là một người trí dũng, song toàn và rất mực bản lĩnh Để làm nổi bật phẩm chất này, Nguyễn Tuân đã có dụng ý nghệ thuật sâu xa là để cho người lái đò xuất hiện trên một hoàn cành đầy thử thách, khốc liệt

  +Ông rất thích lướt trên những đoạn thác hồng hộc, hùm beo như ở thượng lưu ciia con Sông Đà

  +Ông nói rằng nếu lái đò ở những đoạn không có thác thì rất dễ buồn ngủ và dễ dãi chân tay.

+Cuộc thủy chiến ác liệt giữa người lái đò và sóng thác sông Đà: ( vượt qua trùng vi thạch trận) “Sóng nước thúc gối vào bụng và hông thuyền.. .có lúc chúng đội cả thuyền lên.. .sóng thác đà đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất”. Có lúc tưởng như ông lái đò sẽ bị con thủy quái sông Đà vô cùng hung bạo ấy ngấu nghiến nuốt chìm. Trước sức mạnh cùa kẻ thù số một của con người, ông lái đò vẫn không hề nao núng, trái lại vẫn bình tĩnh chủ động chiến đấu một cách dũng cảm đầy minh trí như một vị chi huy tài trí tuyệt vời, điều khiển con thuyền lần lượt vượt qua các thác ghềnh như “Phá cái trận đồ bát quái của dòng sông hung bạo”.... người lái đò vẫn “Cưỡi lên thác sông Đà.. .đến cùng như cưỡi hổ"
 

=> Đánh giá - Nghệ thuật miêu tả chân thực sinh động của Nguyễn Tuân khi miêu tả những trùng vi thạch trận Kho từ vựng giàu có và vốn kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực như quân sự, thể thao, điện ảnh...
Phong cách nhà văn đầy bản lĩnh đirợc thể hiện thông qua nhân vật ông lái đò với nhãn quan luôn luôn thay đổi, là một người đi theo chù nghĩa xê dịch. Thích viết về xe cộ, thác dữ.
- Ông lão lái đò là người có trí nhớ tuyệt vời

 + Tâm trí của ông chẳng khác nào một cuốn thủy vãn sông Đà. Ông lấy đôi mát, nhớ tỉ mi như đóng đanh vào từng luồng ciia con thác. Không chi là trí nhớ mà còn là tình yêu với chính nghề nghiệp của mình. 
+Ông nắm chắc tất cả thần tinh binh pháp của thần sông thần sóng nơi đây. Ông nhớ rất kĩ từng cửa sinh, cửa tử và đó là sự đúc kết của những lần vượt thác chèo đò.
=> Xứng đáng là một người chỉ huy tài ba, trí dũng tuyệt vời

 - Ông lão lái đò là một người tài hoa, nghệ sĩ với “tay lái ra hoa”
  + thác nào phải tránh ra sao, phải tiến phải lui thế nào ông thực hiện vô cùng nhịp nhàng. Có cái cần phải đảo nhanh tay chèo để chạy, có cái lại phải đè sấn len để vượt qua. thuyền của ông lao vun vút như tên tạc cảm vào bờ đá, cánh mở cánh khép, như một kị sĩ đang cưới trên con ngựa bất kham.

  +Sau khi đã vượt qua sóng thác, con thuyền cùa người lái đò lại dừng nghi chân ở những hang lạnh, nướng ống cơm lam, nói chuyện về những loài cá quý hiếm nơi đây. Con người là thế, vượt qua những con sóng hung bạo để trở về với cuộc sống đời thường không hề mảy may kể chuyện khó khãn khi vượt thác, chèo đò. => Ông đò là người khiêm tốn => Đánh giá Ông lão lái đò tài hoa nghệ sĩ là tượng trưng cho những con người Tây Bắc tài hoa, anh hùng trong cuộc sổng đời thường, anh hùng trong lao động. Đâu có lớn lao gì mà kể lại những chiến tích của mình. 

Sau khi phân tích thì đánh giá, bình luận về 2 ý kiến đề bài cho:

- Bình luận về các ý kiến:
+ Hai ý kiến đều chính xác, thể hiện cái nhìn đúng đắn về hình tượng người lái đò sông Đà.

+ Bản thân mỗi ý kiến chưa thực sự đầy đủ, cần kết hợp cà hai ý kiến với nhau để thấy được vẻ đẹp toàn diện của hình tượng ông đò.

+ Hình tượng người lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa bằng một nghệ thuật điêu luyện: sử dụng nhiều biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, trùng điệp...); từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức biểu càm cao; câu vãn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu; huy động tri thức của nhiều lình vực khoa học - nghệ thuật...

3. Kết bài
- Với vẻ đẹp: “trí dũng, tài hoa", ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã trở thành một trong những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: một người lao động bình thường với chất “vàng mười của Tây Bắc”, một người nghệ sĩ tài hoa. - Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là tác phầm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác ciìa nhà văn Nguyên Tuân. Tác phẩm không chi ngợi ca vẻ đẹp kì vì thơ mộng cùa thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp binh dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà vãn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất mrớc, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
 

 

Chúc các bạn đạt điểm cao! Đậu đại học!

shoppe