Đăng ký

Lý thuyết về trợ động từ trong tiếng Anh - khi nào dùng trợ động từ ?

Lý thuyết về trợ động từ trong tiếng Anh - khi nào dùng trợ động từ ?

Một dạng động từ khá đặc biệt trong câu chính là trợ động từ. Tác dụng của từ loại này là nhằm để bổ nghĩa cho động từ chính, và được dùng hầu hết trong câu khẳng định, phủ định hay nghi vấn. Để nắm chắc được cách dùng thì các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây!

Trợ động từ

I. Trợ động từ là gì?

Trợ động từ (auxiliary verbs) được hiểu là một số động từ có thể giúp các động từ khác hình thành các thể nghi vấn, phủ định để nhấn mạnh hay hình thành 1 số  thì (tenses) hay cách (mood) nào đó.

  • TĐT nhằm giúp tạo nên một thì (tense) hay một thành ngữ (expression).
  • Chúng kết hợp với hiện tại phân từ hay quá khứ phân từ hay nguyên mẫu để tạo nên các thì của động từ thường:

I am coming. (Tôi đang đến) He has finished (Anh ta đã làm xong) I didn’t see them. (Tôi không thấy họ).

  • Chúng kết hợp với nguyên mẫu để chỉ sự cho phép, khả năng, bổn phận, sự suy diễn, v.v… như sẽ nói ở các chương sau:

He can speak French (Anh ta có thể nói tiếng Pháp) You may go (Anh có thể đi được) We must hurry. (Chúng ta phải nhanh lên).

Các TĐT chính thường gặp:

  • to be
  • to have
  • to do

II. Các trợ động từ trong tiếng Anh

  • Các hình thức và các mẫu
Nguyên mẫu (infinitive) Thì hiện tại (present tense) Thì quá khứ (past tense) Quá khứ phân từ (past participle)
to be am, is , are was/ were been
to have have, has had had
to do do, does did done
  • have thường theo sau mẫu TĐT.

Has he (got) to do? (Anh ta có phải đi không?).

  • be dùng với nguyên mẫu đầy đủ.

They are to wait for us at the station (Họ phải đợi chúng tôi ở nhà ga).

  • be, have và do khi dùng như trợ động từ đòi hỏi một phân từ hay nguyên mẫu mặc dù trong trả lời dẫn giải v.v… thì điều này thường dược hiểu ngầm mà không đề cập đến.

Have you seen it? Yes, I have.

  • be ,have và do cũng như những động từ thường với nghĩa độc lập như have hay do có thể là động từ duy nhất trong câu.

He is lazy (Hắn lười biếng)

He has no job (Hắn ta không có việc làm)

He does nothing (Hắn ta không làm gì cả)

  • Do được chia với do/ did.

What do you do in the evenings? (Bạn làm gì vào những buổi chiều?)

  • và have được chia theo 2 cách:

Have you (got) time? Do you have time? (Anh có rảnh không?)

Có thể bạn quan tâm: 

III. Cách dùng

    1. Trợ động từ trong các câu trả lời ngắn.

Trợ động từ rất quan trọng trong đàm thoại bởi trong những câu trả lời ngắn, những sự đồng ý, những bất đồng, v.v… chúng ta dùng trợ động từ thay cho việc lặp lại động từ thường.

Những câu hỏi đòi hỏi trả lời là yes (có) hay no (không) như: Do you smoke? (Anh hút thuốc không?) hay Can you ride a bicycle? (Anh đi xe đạp được không?) sẽ có câu trả lời là yes hay no và trợ động từ.

    2. Sự đồng ý và sự bất đồng với những ý kiến.

  • Những sự đồng ý với những ý kiến xác định được hình thành với yes/ so/ ofcourse (lẽ dĩ nhiên) = trợ động từ xác định. Nếu có một trợ động từ thứ nhất thì động từ thứ hai được lặp lại.

He works too hard --- Yes, he does (Anh ta làm việc quá vất vả. Vâng, anh ta quá vất vả.)

  • Sự bất đồng với những ý kiến phủ định hình thành vơi yes/ oh yes + trợ động từ xác định. Trợ động từ được nhấn giọng ở đây.

I won’t have to pay – Oh yes, you will! (Tôi sẽ không phải trả tiền. Ồ có, anh sẽ phải trả)

  • Trợ động từ với ý kiến phủ định được hình thành với no + trợ động từ phủ định.

It wouldn’t take long get there. – No, it wouldn’t (Sẽ không mất bao lâu để đến đó nhỉ? Không, không lâu đâu).

    3. Sự thêm vào các ý kiến

Loại câu này được hình thành với các TĐT giống như là câu hỏi đuôi, nhưng sau một câu xác định ta dùng câu hỏi nghi vấn thường và sau một câu phủ định chúng ta dùng một câu hỏi đuôi nghi vấn phủ định. Một câu hỏi đuôi dẫn giải có thể được thêm vào một câu xác định. Nó ám chỉ người nói lưu ý đến sự kiện.

I’m living in London now – Are you? (Bây giờ tôi đang sống ơt London. Thế à?)

    4. Câu hỏi đuôi (question tags)

Đây là những từ ngắn thêm vào trong một câu để yêu cầu sự đồng ý hay xác thực.

  • Sau câu phủ định chúng ta dùng nghi vấn thường: You didn’t see him, did you? (Anh đã không gặp hắn, phải không?).
  • Các động từ phủ định trong câu hỏi đuôi được tĩnh lược: Bất qui tắc : I’m late, aren’t I? (Tôi trễ rồi, phải không?).
  • Câu cảm thán: Lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are: What a beautiful dress, isn’t it?
  • Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ: Lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi: I think he will come here, won’t he?
  • Câu đầu có It seems that + mệnh đề. Lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi: It seems that you are right, aren’t you?
  • Chủ từ là mệnh đề danh từ. Dùng it: What you have said is wrong, isn’t it?

IV. Bài tập áp dụng

Bài 1: Bổ sung trợ động từ vào câu

1. I wasn't tired but my friend ........

2. I like hot weather but Ann ....

3. "Is Colin here?" "He .... five minutes ago, but I think he's gone home now."

4. Liz said she might phone later this evening but I don't think she ....

5. "Are you and Chris coming to the party?" "I .... but Chirs ...."

6. I don't know whether to apply for the job or not. Do you think I ....

7. "Please don't tell anybody what I said." "Don't worry I ...."

8. "You never listen to me." "Yes I ...."

9. "Can you play a musical instrumen." "No but I wish I ...."

10. "Please help me." "I'm sorry. I .... if I .... , but I ...."\

Xem ngay: 

Đáp án

1. were

2. doesn't

3. was

4. will

5. am ….isn't

6. should

7. won't

8. do

9. could

10. would .... could .... can't

Bài 2: Điền vào chỗ trống

Câu hỏi Đáp án
1 I'm hungry.    
2 I'm not tired.   
3 Do you? I don't   
4 Didn't you? I did   
5 haven't you? I have  
6 Did you? I didn't  

Đáp án

1. Are you? I'm not.

2. Aren't you? I am.

3. Do you? I don't

4. Didn't you? I did

5. haven't you? I have

6. Did you? I didn't

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp về cụm động từ, hy vọng sẽ giúp được các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe