Đăng ký

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết

5,395 từ Phân tích

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết

Thông qua phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang chúng ta hiểu rõ hơn về những nỗi sầu nhân thế, tâm sự thầm kín, tình yêu quê hương, đất nước của Huy Cận.

Mở bài phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

      Nhận xét về Thơ Mới,  trong tuyển tập  Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta”. Nỗi buồn đó thể hiện sự sầu muộn với những nỗi sầu nhân thế, tâm sự thầm kín, tình yêu quê hương, đất nước của Huy Cận thể hiện rõ qua hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng Giang:

                                                   Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

                                                   Mênh mông không một chuyến đò ngang.

                                                   Không cầu gợi chút niềm thân mật,

                                                   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. 

 

                                                   Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

                                                   Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

                                                   Lòng quê dợn dợn vời con nước,

                                                    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang

Thân bài phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang

Chúng ta cùng đi vào phân tích chi tiết hai khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm đặc sắc này.

Cảm nhận khổ thơ thứ ba trong bài Tràng Giang

      Khổ thơ thứ ba hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh hắt hiu, dường như thiên nhiên nơi đây không giống với sự trông ngóng của mọi người:

                                                   Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

                                                   Mênh mông không một chuyến đò ngang.

                                                   Không cầu gợi chút niềm thân mật,

                                                   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. 

      Từng cụm bèo lững lờ trôi vô định trên sông không biết đời mình rồi sẽ đi đâu về đâu, bỗng tới đây ta lại nhớ đến câu ca dao:

                                                   Thân em như thể bèo trôi

                                                   Sóng dập, gió dồi biết tựa vào đâu?

                                                   Thân em như thể trái chanh

                                                   Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước ao.

      Hay là hình ảnh cánh bèo lẻ loi, đơn độc, lênh đênh trên mặt nước gợi đến thân phận “cánh bèo mặt nước” (Nguyễn Du) khiến ta liên tưởng đến sự tan tác, chia lìa, phiêu bạt:

                                                   “Phận bèo bao quản nước sa

                                                   Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh”

                                                                                                        (Nguyễn Du)

      Như vậy, ta có thể thấy được bối cảnh không gian mênh mông sông nước giữa trời bể bao la vào độ chiều tà. Ngắm nhìn những đám bèo trôi lênh đênh vô định, không có phương hướng khiến cho cả thi nhân lẫn người đọc cảm thấy nôn nao, man mác buồn – một nỗi buồn không biết tỏ bày cùng ai, chỉ khi sống trong thơ, chìm đắm trong thế giới ngôn từ mới có thể thốt lên được.

 

Phân tích hai khổ cuối của bài Tràng Giang

Phân tích hai khổ cuối của bài Tràng Giang

      Điệp từ "không" nhấn mạnh cho sự vắng vẻ ở nơi đây. Trong câu thơ từ láy “mênh mông” gợi lên sự sầu muộn bao la rộng lớn trước cảnh sông khi chiều tà nhưng không có một con đò nhỏ để qua sông, không hề xuất hiện cảnh "bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách" hay bóng dáng nghiêng nghiêng cầu tre "cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu", tất cả đều "lặng lẽ", chỉ có thiên nhiên "bờ xanh" nối tiếp thiên nhiên (bãi vàng).

      Hai câu cuối của khổ thơ là bức tranh thiên nhiên càng sầu bi hơn được vẽ lên dường như đối lập giữa hai bên bờ sông. Nó giống như là hai thế giới không có bất kỳ liên hệ nào với nhau. Dẫu ở gần mà cũng thành xa xôi không thể với tới giống câu nói: “gần ngay trước mắt xa tận chân trời”. Hai bên bờ chạy song song với nhau, cùng“lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, không một hề có chút thân mật hay giao hòa nào cả. Khung cảnh thiên nhiên lúc bấy giờ giống như chính tâm trạng của thi nhân vậy.

      Với nghệ thuật đối lập giữa không gian rộng lớn và con người bé nhỏ, không gian càng mênh mông bao nhiêu thì con người càng cảm thấy cô đơn bé nhỏ, lạc lõng giữa dòng đời bấy nhiêu. Nỗi cô đơn cứ thế xếp chồng lên cao, làm cho con người ta càng cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên, càng khao khát hơn sự đồng cảm, yêu thương. Từ đây ta có thể cảm nhận được cảm giác bất lực của con người không thể tìm được một người bạn tâm giao, một tri âm tri kỷ của đời mình. Như vậy, "Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được...".

      Quay trở lại với câu thơ cuối cùng của khổ thơ: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Một gam màu lạnh được vẽ nên cùng sự yên lặng khiến cho cảnh càng thêm hiu quạnh, u hoài nay càng thêm ảm đạm hơn... Suy cho cùng, đó là cánh bèo đang lờ lững trôi hay là chính con người đang lạc lõng giữa sự mênh mông của trời đất, của sự ra rời cuộc đời?

      Xem thêm: 

Phân tích Tràng Giang

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Cảm nhận khổ thơ cuối cùng trong phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang

      Là một nhà thơ mới Huy Cận dường như phong cách sáng tác của ông nghiêng khá nhiều về dòng thơ lãng mạn Pháp. Điều này thể hiện khá rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ. Nội dung của khổ thơ này là miêu tả về tâm trạng của nhân vật trữ tình vào khoảnh khắc hoàng hôn. Nhắc đến hoàng hôn trong thơ cổ là nhắc đến sự gắn liền với tình quê, cố hương, là nỗi nhớ quê hương da diết. Ví dụ như Bà huyện Thanh Quan cũng đã sử dụng hình ảnh hoàng hôn để bày tỏ nỗi nhớ quê hương của mình qua bài thơ “Qua đèo ngang”:

                                                   "Dừng chân đứng lại: trời non nước

                                                   Một mảnh tình riêng ta với ta".

                                                                                  (Bà huyện Thanh Quan)

      Hay ở một diễn biến khác, khi đứng ở trên lầu Hoàng Hạc nhìn thấy khói sóng phủ mờ trên dòng sông buổi hoàng hôn mà lòng Thôi Hiệu - nhà thơ lỗi lạc đời Đường phải thổn thức mà thốt nên rằng:

                                                   "Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

                                                   Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?".

                                                                              (Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu)

      Huy Cận đã lựa chọn thi liệu đầy chất thơ để vẽ lên một tình quê vơi đầy đó là cánh chim chiều hay là lớp lớp núi mây bạc. Dẫu không có khói sóng phủ mờ giống như Thôi Hiệu, không có tiếng chim kêu quốc quốc, “thương nhà mỏi miệng cái gia gia”(Qua đèo ngang) mà vẫn thương nhớ quê nhà da diết thông qua những câu thơ cuối:

                                                   Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

                                                   Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

                                                   Lòng quê dợn dợn vời con nước,

                                                   Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.                                                       

Phân tích hai khổ cuối trong bài Tràng Giang

Phân tích hai khổ cuối trong bài Tràng Giang

      Câu thơ đầy hình tượng và giàu cảm xúc khiến cho ta cảm thấy dường như một bức tranh đang được vẽ nên trước mắt ta. Hồn thơ mang tính chất của thơ Đường như thấm vào từng câu từng chữ. Ai đã từng xa quê, trong khoảnh khắc chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống mới thấy hết cái đẹp nhưng buồn nằm trong những bài thơ nói về tình quê, lòng quê. Đến đây, ngược dòng lịch sử quay trở lại với Truyện Kiều, Nguyễn Du đưa ta phiêu vào cảm xúc của Thúy Kiều khi:

                                                  "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng"

       Hay:

                                                   "Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

                                                   Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn"

                                                                      (Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan).

      Như vậy, hoàng hôn trong bất cứ bài thơ nào cũng đều man mác đượm buồn và gắn liền với nỗi nhớ quê nhà da diết. Đến đây, Huy Cận cũng là "một người của đời, một người ở giữa loài người", một thi sĩ trong phong trào thơ mới như đưa ta bâng khuâng, du nhập hồn mình vào cùng "Tràng giang", cùng ông lặng lẽ trầm ngâm nhìn theo "vời con nước" để rồi hiện lên nỗi "nhớ nhà", nhớ quê hương.

      Tình yêu quê hương trong người thi nhân cháy bỏng và vô cùng da diết. Huy Cận giống như B. Shelly từng nói: “thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” Thơ Huy Cận buồn, nhưng nó như nâng dậy tâm hồn người đọc, nó khơi dậy những gì đẹp đẽ nhất, những gì tiềm ẩn nơi đáy sâu tâm hồn con người để vươn lên tới những cái cao cả hơn. Đọc "Tràng giang" ta cảm nhận sâu hơn về chân lý ấy.

      Xem thêm: 

Top 3 cách mở bài bài thơ Tràng Giang hay nhất

Bình Giảng về khổ thơ kết thúc bài Tràng Giang của Huy Cận

Nghệ thuật khi phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang 

      Khổ thơ cuối là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại: là sự kết hợp những nét cổ điển trong thơ Đường với cái tôi cá nhân xuất hiện trong phong trào thơ mới. Với việc sử dụng nhuần nhuyễn những từ láy và những câu đảo ngữ, Huy Cận đã thành công trong việc miêu tả cảm xúc vũ trụ. Điều này thể hiện qua vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự thơ mộng nhưng không quên thấm đượm nỗi buồn tâm trạng của người thi sĩ. Đó chính là “nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước” (Huy Cận). Nỗi buồn đó được khơi nguồn từ con tim ra ngoại cảnh, rồi từ ngoại cảnh trở về tim, lặng lẽ mà sâu nặng, yên tĩnh mà mãnh liệt vô cùng:

                                                        “Một chiếc linh hồn nhỏ

                                                        Mang mang thiên cổ sầu”

                                                                        (Ê chề - Huy Cận)

    Câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.  Cảm hứng của lời đề từ này dường như dàn trải trong ba khổ thơ đầu, để rồi cuối cùng lại hội tụ và kết tinh vào trong  khổ thơ cuối – khổ thơ có thể được xem là một bài thơ tứ tuyệt hay, bộc lộ chân thực và sâu đậm nhất về tình yêu quê hương của người thi sĩ. Thể thơ thất ngôn trong Tràng giang mang vẻ đẹp của sự cổ kính và trang trọng. Âm điệu đoạn thơ trầm bổng, lúc cao lúc thấp như muôn ngàn sóng điệp điệp gợn buồn trong lòng bạn đọc bấy lâu nay. Cảnh sắc và vẻ đẹp của hoàng hôn đưa ta phiêu vào nỗi nhớ quê hương da diết, mang theo những cung bậc cảm xúc của tâm hồn ta... 

Kết bài bài phân tích hai khổ cuối bài thơ Tràng Giang

      "Tràng giang" được xem là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Huy Cận trong tập "Lửa thiêng". Đọc Tràng Giang, ta càng hiểu hơn cái tôi “ngẩn ngơ buồn” của tác giả. Thông qua đó ta cũng hiểu được thơ là cây đàn đồng điệu của tâm hồn, là nhịp thở con tim, là diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, cảnh vật dù chỉ qua vài ý thơ ngắn ngủi. Nghệ thuật ngôn từ trong thơ Huy Cận được nâng lên một tầng cao mới như Xuân Diệu nhận xét: “Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”

      Xem thêm:

Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

      Trên đây là bài Phân tích hai khổ cuối bài Tràng Giang. Hy vọng bài viết trên của CungHocVui sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn.


 

shoppe