Đăng ký

Soạn bài Tràng giang ngắn gọn - Ngữ văn lớp 11

2,457 từ

Soạn bài Tràng giang ngắn gọn - Ngữ văn lớp 11

Nhà thơ Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng đi đầu trong phong trào thơ mới giai đoạn những năm 1945. Nhắc đến ông không thể nào không kể đến tác phẩm Tràng giang đã đi cùng năm tháng. Bài học dưới đây Cùng học vui sẽ hướng dẫn các bạn soạn văn bài Tràng giang lớp 11 hay nhất!

I. Tác giả

Tác giả Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng n Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức n, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Học hết trung học ở Huế, năm 1939, ông ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, ông tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, ông liên tục tham gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều trọng trách: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng đặc trách công tác Văn hóa - Nghệ thuật tại văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam,..

Huy Cận yêu thích thơ Đường, thơ ca Việt Nam và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, đặc biệt từ năm 1958, thơ Huy Cận gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân trong những cảm xúc mới dồi dào, khỏe khoắn. Các tập thơ tiêu biểu: Lửa thiêng (1937 - 1940), Vũ trụ ca (1940 - 1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1884), Ta về với biện (1997), ...

Huy Cận yêu thích thơ Đường, thơ ca Việt Nam và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, đặc biệt từ năm 1958, thơ Huy Cận gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân trong những cảm xúc mới dồi dào, khỏe khoắn. Các tập thơ tiêu biểu: Lửa thiêng (1937 - 1940), Vũ trụ ca (1940 - 1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1884), Ta về với biện (1997), ...

Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hổng mênh mang sóng nước...

Xem thêm:

II. Tác phẩm

Soạn bài Tràng giang lớp 11

1. Tổng quan về bài Tràng giang

Đọc bài thơ Bài thơ có âm điệu riêng của giọng thơ Huy Cận. Tiếp xúc với bài thơ, trước hết là tiếp xúc với cái âm điệu ấy. Vì vậy, cần đọc bài thơ nhiều lần để cảm nhận cái âm điệu của nó, từ đó mà có thể cảm nhận được tình ý của nhà thơ trong thi phẩm. Đó là 1 cái âm điệu buồn mênh mang, sâu lắng trong toàn bài thơ, cũng là nổi buồn thấm thía của Huy Cận khi đứng trước Tràng Giang mênh mang. Cần đọc với nhịp điệu chậm, buồn như nhịp điệu dập dềnh của sóng nước trên sông.

Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” - Câu thơ gợi lên một, nỗi buồn mênh mang rộng lớn lan tỏa khắp không gian trong một nỗi nhớ mang cảm hứng vũ trụ: trời rộng nhớ sông dài. Dùng nỗi nhớ của thiên nhiên chính là để nói lên nỗi buồn của con người trước thiên nhiên bao la vô tận. Trời rộng còn nhớ đến sông dài trong một nỗi niềm bâng khuâng thì làm sao con người không cảm thấy buồn - cô đơn trước cánh sông Hồng mênh mang sóng nước khi chiều buông xuống? 

- Nỗi buồn mênh mang trong câu thơ đề từ đã thấm sâu vào bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong từng khổ thơ, trong toàn bài thơ, như Lê Duy đã nhận xét: 

Là Tràng giang, câu thơ nào cũng dập dềnh sóng nước Là tâm trạng, khổ thơ nào cũng lặng lẽ u buồn. 

Mối liên hệ giữa đề từ và bài thơ thật rõ: đề từ báo trước cảm xúc nổi trội của thi nhân xuyên suốt bài thơ, và đến lượt mình, bài thơ là minh chứng cho đề từ, khiến người đọc hiểu sâu. thấm thía hơn đề từ. 

2. Âm điệu chung của toàn bài thơ

Âm điệu chung của toàn bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, man mác mà da diết, lắng sâu. Đặc điểm nổi bật cúa nó trong suốt bài thơ là âm điệu buồn - đều đều vừa đập dềnh như sóng nước trên sông, vừa là âm điệu trong lòng thi nhân khi ông đứng trước Tràng giang mênh mang lúc chiều xuống. 

Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 3-4 tạo ra âm điệu đều đều; cách gieo nhiều vần bằng ở cuối câu, lại có những âm mở (ang, a) khiến nỗi buồn như lan tỏa vào không gian và thấm sâu vào lòng người. Đặc biệt có những câu thơ, vừa sử dụng phép đối cho cân xứng nhịp nhàng, vừa phối hợp thanh điệu lên xuống, dùng từ láy, ...khiến âm điệu của nó giống như dập dềnh trên sóng - mà tiêu biểu là hai câu đầu và hai câu cuối: 

- Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song 

- Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. 

Có thể nói âm điệu bài thơ là một phương tiện thành công của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang, tự nó đã bộc lộ nỗi buồn lặng lẽ và cái tôi cô đơn của thi nhân khi ông đối diện với thiên nhiên bao la rộng lớn. 

3. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Trước hết là về âm điệu, nhạc điệu của bài thơ (như đã phân tích trong câu 2). 

- Thể thơ thất ngôn theo từng khổ 4 câu được sử dụng thuần thục và sáng tạo: hai khổ gieo vần bằng (vần liền) ở giữa, hai khổ gieo vần cách ở đầu và cuối bài thơ. 

- Thủ pháp tương phản đề nổi bật ý: 

+ Tương phản trong hai câu thơ: 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc 

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. 

+ Tương phản hai chữ thơ: 

Củi một cành khô lạc mấy dòng. - Sử dụng thành công các từ láy: điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lớp lớp, dợn dợn, ... 

4. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên đậm màu sắc cổ điển với sóng nước, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu,..., có những cảnh đẹp như trong Đường thi: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Trên đây là toàn bộ bài mẫu soạn bài Tràng giang ngắn nhất, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

shoppe