Đăng ký

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang- ngữ văn 11

2,654 từ Cảm nhận

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang

       Tràng Giang là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận. Nhắc đến bài thơ, ta không thể không kể đến bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang hiện lên thật thơ mộng. Những cảnh vật tưởng chừng như quen thuộc, tầm thường ấy dưới con mắt, ngòi bút của tác giả lại có sự biến hóa không lường.

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang- CungHocVui

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang

Mở bài bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang:

“Thơ Huy Cận - một hồn thơ đậm chất Phương Đông, một hồn thơ đã biết đi lượm lặt những chút buồn rơi rắt để sáng tạo nên những vần thơ ảo não khiến người đời rất đỗi ngạc nhiên vì không ngờ bởi một ít cát bụi tầm thường mà Huy Cận có thể đúc thành bao châu ngọc.” Thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang là một trong những bài thơ chứng minh cho câu nói trên.

Xem thêm:

Soạn bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất

Phân tích hai khổ đầu Tràng Giang- Huy Cận

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Thân bài bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang:

Bức tranh thiên nhiên trong bài  thơTràng giang của Huy Cận

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang

Thiên nhiên trong Tràng giang được gợi cảm hứng từ một con sông rộng lớn và mênh mông vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 khi tác giả đạp xe ngắm cảnh. Cảnh vật ở đây đều thu hút vào tầm mắt của thi nhân, thiên nhiên trong Tràng Giang dẫu đẹp và buồn nhưng vẫn chứa chan những tình cảm thầm kín của ông. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế mà được hiện lên qua không gian trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp cõi lòng người thi nhân.

Trước hết, Tràng giang mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp, mang thoang thoảng một nét đẹp cổ xưa. Vẫn là đề tài quen thuộc, vẫn những thi liệu và bút pháp nghệ thuật vốn có từ lâu trong thơ cổ, Huy Cận đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp dựa trên nền trời mây, sông nước mênh mông rộng lớn vô cùng, vô tận với những sự vật nhỏ bé và đặc trưng.

Với những hình ảnh như sóng gợn, thuyền trôi, gió đìu hiu, bến cô liêu, bèo dạt, mây cao, núi bạc, chim nghiêng…đã gợi nên trong lòng người đọc một cái hồn thiên nhiên của thơ ca nghìn năm về trước. Nếu cứ nhìn vào, người ta cứ ngỡ rằng đó là không gian của cảnh đẹp tiêu điều, vắng lặng vốn thấy trong thơ Đường. Có lẽ nét cổ xưa nhất trong Tràng Giang đó là hình ảnh cánh chim nghiêng cánh nhỏ ở trong khổ thơ cuối cùng. Thiên nhiên gợi lên cảnh sắc rất là thơ. Những cánh chim chở trời chiều, mang cả linh hồn reo rắc xuống trần gian.

Xem thêm:

Phân tích hai khổ cuối Tràng Giang

So sánh Trường Giang và Đây thôn Vĩ Dạ

Tuy nhiên, với Huy Cận tác giả lại tìm những sự vật mới mẻ hơn, khiến bức tranh thiên nhiên mang hơi thở hiện đại. Có lẽ chưa bao giờ người ta bắt gặp được trong thơ trước đó những thứ hết sức đời thường, chân chất và mộc mạc, nó chẳng hề ước lệ tượng trưng như: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Khung cảnh thiên nhiên bỗng trở nên đặc biệt hơn, khi thi nhân bỗng nhìn thấy một sự vật đã khô kiệt và mất hết sức sống, đang trôi lênh đênh trên mặt nước. Chưa bàn đến những tâm tư tình cảm nhà thơ gửi gắm, chi tiết này đã phác họa thêm cho bức tranh những cái nét đẹp rất riêng. 

Thiên nhiên đẹp chắc gì đã là những gì mơn mởn sức sống, chính cái cành củi khô kiệt trên dòng sông đã làm cho cảnh vật nơi đây có những nét đẹp riêng. Hình ảnh hàng bèo của tác giả cũng đã gợi lên cho tác giả cảm giác về khung cảnh thiên nhiên đẹp mà không vẽ từ nét bút cầu kỳ.

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang- CungHocVui

Bức tranh thiên nhiên trong bài  thơ Tràng giang của Huy Cận

Phải thừa nhận nét đẹp bao trùm của bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang tuy không phải là những khoảnh khắc giao mùa trong cái nhìn say đắm của Xuân Diệu, cũng không có những nét đặc trưng riêng của vùng quê xứ Huế như trong thơ Hàn Mặc Tử, không viết nhiều về mùa thu như Lưu Trọng Lư mà thơ của Huy Cận có những góc độ tuyệt đẹp về không gian:

“Nắng xuống chiều lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Thiên nhiên bỗng mang những nét hùng vĩ và tráng lệ đến vô cùng mà chẳng cần phải dùng đến những núi non trùng điệp. Tuy nhiên sự vắng lặng, hoang sơ và im lìm đến hiu hắt cũng là nét đẹp riêng trong khung cảnh thiên mà Tràng giang thể hiện.

Ta có thể thấy được phông nền chủ đạo của thiên nhiên ở trong bài thơ chính là sự rộng lớn, mênh mông của sông nước, mây trời, nhưng cái cảm giác tĩnh lặng mới chính là cái hồn cốt tạo nên nét đẹp của bức tranh này. Có lẽ chưa bao giờ người đọc thấy được một không gian nào rộng lớn như không gian trong Tràng Giang. Nơi đây dẫu không gian rộng lớn nhưng mà rất yên ắng, quạnh hiu.

Xem thêm:

Phân tích Tràng Giang

Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

 Sóng dẫu nhiều nhưng cũng chỉ là gợn nổi trên mặt nước mênh mông. Thuyền tưởng như là để di chuyển nhưng lại lững lờ trôi như chẳng liên quan gì đến nước. Cồn nhỏ gió đìu hiu thổi, bến cô liêu càng tô đậm thêm sự yên ắng. Với những âm thanh xa vãn chợ chiều, làm cho không khí càng trở nên ngột ngạt, tĩnh lặng hơn. Chính cái mênh mông không cầu, không đò của một dòng sông như thế cũng chính là một nét đẹp mà thiên nhiên trong bài Tràng Giang đã mang lại cho người đọc. 

Bằng cách sử dụng từ láy hết sức gợi hình, gợi cảm không khí vắng vẻ và quạnh hiu trên sông. Các từ như điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn… nối tiếp nhau từ đầu đến cuối bài thơ giúp duy trì cảm giác cô quạnh đến tột cùng trong bài thơ.

   Phải chăng thiên nhiên trong thơ mới nói chung và thiên nhiên trong bài Tràng giang nói riêng, dẫu đẹp đến thơ mộng nhưng vẫn mang những nét đượm buồn. Sự yên ắng, và không có nhau, tách rời nhau của những sự vật trên của thiên nhiên được gợi lên từ tâm hồn buồn trong lòng thi nhân. Bởi như Nguyễn Du nói: “Người buồn cảnh có vui bao giờ”.

 

Bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng giang- CungHocVui

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang

Huy Cận là người chở nỗi buồn quá lớn, có thể xem là nỗi sầu của cả thế hệ…. Vì vậy, không gian trong thơ ông càng rộng bao nhiêu thì lòng người sẽ càng u uất, cô đơn bấy nhiêu. Đứng trước cảnh đẹp nơi quê mình nhưng mà sao đâu cũng thấy vắng lặng và lụi tàn….

Kết bài bức tranh thiên nhiên trong bài Tràng Giang:

Huy Cận đã miêu tả được khung cảnh trên một dòng sông với những thứ sẵn có, ngay cả những thứ quá nhỏ bé và tầm thường. Dưới con mắt đa sầu, đa cảm của mình, Huy Cận đã biến hóa những thứ tưởng chừng như tầm thường ấy trở thành những hình ảnh đậm chất nghệ thuật. Cái đẹp là những điều nhỏ bé xung quanh ta, chỉ cần nó cũng đồng điệu với lòng người thì sự vật dẫu có tầm thường thì cũng trở nên đẹp đẽ…

 

 

shoppe