Hướng dẫn trình bày sơ đồ tư duy bài trang giang 11
Ở bài viết này Cunghocvui gửi bạn những hướng dẫn chi tiết những ý cần có khi trình bày trong sơ đồ tư duy bài tràng giang 11, mong bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3
1. Khái quát
Cần đưa ra được phong cách của tác giả:
- Nỗi buồn vũ trụ
- Nhà thơ buồn (ảnh hưởng bởi đâu?)
Đến tác phẩm cần nêu được:
- Xuất xứ: tập "Lửa Thiêng", bài thơ tiêu biểu
- Hoàn cảnh sáng tác: 1939, tại bến Chèm sông Hồng
2. Trọng tâm
a) Khổ 1: Vẻ đẹp sông nước và nỗi buồn sầu của con người
- 2 cầu đầu:
+) "buồn điệp điệp" => gợi tâm trạng, nỗi buồn không bao giờ mất mà nó cứ lặp đi lặp lại
+) hình ảnh "con thuyền" => tứ thơ quen thuộc, cổ điển => lan tỏa cái buồn ảm đạm của thi nhân
- Câu 3: "về - lại" => vận động ngược, tách bạch và đơn đơn độc => nỗi sầu trăm mối ngổn ngang, không biết là của sông nước hay tâm nhân vật trữ tình.
- Câu 4: "củi một cành khô"
+) sự ít ỏi, nhỏ bé, đơn côi
+) đảo ngữ => tăng thêm sự tàn tạ, khô héo, đơn chiếc
=> Gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định.
=> KL:
- Nỗi niềm chung của những người sinh ra trong thời buổi mất nước
- Tuy bơ vơ, bế tắc, không tìm được phương hướng nhưng vẫn thiết tha với quê hương
• Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang - Huy Cận
b) Khổ 2: Bức tranh tiếp tục được hoàn chỉnh
- Câu 1:
+) "lơ thơ": thưa thớt, ít ỏi, vắng vẻ
+) "đìu hiu": gợi buồn, sự hiu hắt thê lương của cảnh vật
=> tựa như cảnh vật bị cuộc sống bỏ quên từ lâu
- Câu 2:
+) "đâu": có thể chỉ địa điểm, phủ định rằng đâu có
+) "chợ chiều": phiên chợ chiều đã vãn vọng lại từ xa, có như không
=> Không gian yên tĩnh
- Còn lại:
+) nghệ thuật đối (2 câu thơ): nhịp cân đời, uyển chuyển => trang giàng hiện ra trang trọng, cổ kính, không gian đa chiều
+) "sâu chót vót": độc đáo, mới mẻ => không gian mở rộng ra 2 lần: chiều sâu và chiều cao
+) "sông dài, trời rộng, bến cô liêu": con người trở nên bé nhỏ
=> KL: Nét tâm trạng của thế hệ thanh niên thời thơ Mới: nỗi buồn, nỗi sâu, nỗi cô đơn.
• Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài "Tràng giang"
c) Khổ 3: Bức trang sống nước được mở ra nhưng thiên nhiên vắng lặng
- "cánh bèo, cây cầu, con bò" là thi liệu cổ quen thuộc => dấu ấn mới lạ
+) "cánh bèo": không phải một, cả đám trôi dạt không biết về đâu, từng hàng từng hàng
+) "cây cầu, con đò": nối liền không gian xa cách, xóa đi khoảng cách li biệt
=> Hoang vắng, cô đơn vào nỗi niềm chia lìa cách trở, thiên nhiên ngàn năm vẫn thế
- "không": điệp 2 lần => thái độ phủ nhận thực tại của thi sĩ
=> Huy Cận ôm trọn nỗi cô đơn đến mức tuyệt đối
=> Sự bế tắc của thanh niên tràn đầy bi kịch
d) Khổ 4: Bức trang sống nước được mở ra nhưng ấn tượng, cảnh sắc tráng lệ
- Câu 1: "đùn đùn núi bạc" => bức tranh không chỉ đẹp, hùng vĩ, mà còn tráng lệ, lung linh
- Câu 2: cảnh chim + cảnh chiều => nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ cuẩ con người giữa cuộc đời.
- Hai câu kết:
+) "dợn dợn: cảm giác xáo trộn trong tâm trí con người => Tấm lòng thương nhớ quê hướng xâm lấn cả vào ý thức lẫn cảm giác con người.
+) Câu kết: không cần ngoại cảnh mà lòng người cứ thương nhớ về quê hương => kín đáo nhưng da diết, sâu sắc.
Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Trên đây là những hướng dẫn khi trình bài sơ đồ tư duy bài tràng giang 11 mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn học. Nếu bạn có bất kì ý kiến đóng góp hay thắc mắc về bài sơ đồ tư duy tràng giang thì hãy để lại comment ở phía dưới nhé!