Đăng ký

Đề thi THPT Quốc gia 2016 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Hãy Cunghocvui tham khảo đề thi đọc hiểu văn bản nghệ thuật của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, bài viết kèm thêm hướng dẫn giải đề thi chi tiết và chính xác.

A. ĐỀ BÀI

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
                                                             Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,
                                                             Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn 
                                                             Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
                                                             Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
                                                             Sẻ từng hạt muối cắn đôi,
                                                             Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.

(Xuân Diệu - Ta chào Việt Bắc, về xuôi)

Câu 1: Hãy cho biết đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2: Đọc đoạn thơ trên, anh/chị liên tưởng tới đoạn trích nào đã học trong chương trình Ngữ văn 12? Chỉ ra điểm tương đồng của đoạn trích đã học với đoạn thơ này?
Câu 3: Xác định nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên.
Câu 4: Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết như sau: "Qua những dòng thơ viết về Việt Bắc đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này." Hãy chỉ ra lỗi sai của bạn học sinh và sửa lại cho đúng.

B. HƯỚNG DẪN

Câu 1:
Câu hỏi về thể thơ. Như vậy học sinh cần hệ thống hóa kiến thức về những thể thơ đã học, đã tiếp xúc để nhận diện. Một số thể thơ thường gặp: thể lục bát (môt câu 6 chữ, một câu '8 chữ), thể song thất lục bát (hai câu thơ bảy chữ, một câu 6 chữ và một câu 8 chữ), thể thất ngôn bát cú (một bài thơ có 8 câu, mỗi câu thơ có 7 chữ), thất ngôn tứ tuyệt (một bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (một bài thơ có 4 câu,mỗi câu thơ có 5 chữ), ngũ ngôn trường thiên (bài thơ dài, nhưng mỗi câu thơ chỉ có 5 chữ), thể thơ tự do (không quy định số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp)...
Đáp án: Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ lục bát.
Câu 2:
Câu hỏi này hướng đến kiến thức liên văn bản đối với học sinh. Để làm tốt được dạng này, học sinh cần có cái nhìn tổng quan về những tác phẩm các em đã được tiếp xúc trước đó, có sự liên hệ từ nội dung chính của tác phẩm đó đến tác phẩm được đưa ra trong đề thi.
Gợi ý câu trả lời:
-       Đoạn thơ gợi người đọc liên tưởng tới đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu;
-       Điểm tương đồng:
+ Hình thức: đều viết bằng thể thơ lục bát.
+ Nội dung: thể hiện tình cảm luyến lưu, bịn rịn, lòng biết ơn của những chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc.
Câu 3:
Đây là câu hỏi thuộc mảng tiếng Việt, hướng học sinh có sự liên hệ giữa nội dung phản ánh trong thơ với các kiến thức tiếng Việt, cụ thể là kiến thức về nhân vật giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe.

Trong đoạn trích, chúng ta đã xác định nội dung chính là thể hiện cảm xúc bâng khuâng và tình cảm biết ơn sâu nặng với đồng bào Việt Bắc của cán bộ chiến sĩ khi Trung ương Đảng rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Do đó có hai nhân vật giao tiếp rất cụ thể là các chiến sĩ (ta) với Việt Bắc (mẹ nghèo) 
Gợi ý câu trả lời: Nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên: Các chiến sẽ (Ta)/ Việt Bắc (Mẹ nghèo)
Câu 4:
-      Lỗi bạn học sinh mắc phải trong câu vãn là lồi về ngữ pháp: Câu thiếu chủ ngữ (nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ)
-      Sửa lại: thêm từ làm chủ ngữ (thí sinh có thể sửa theo nhiều cách để làm cho câu đủ thành phần nòng cốt). Ví dụ: Qua những dòng thơ viết về Việt Bắc, Xuân Diệu đã cho người đọc thấy được tình cảm thiết tha sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này.

Xem thêm >>> Cảm nhận vẻ đẹp nỗi nhớ: Tương tư và Việt Bắc