Đăng ký

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 - THPT Vĩnh Phúc

A. ĐỀ BÀI

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

        Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lây chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ẩy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên, cỏ người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hỏa.
         Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi... là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại.              Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ẩy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa cổ sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
           Thời gian nhàn rỗi chỉnh là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2011, tr 94)
Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3: Đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 4: Nêu ít nhất 3 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí.

(Dựa theo đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc)

B. HƯỚNG DẪN
Câu 1:
           Câu hỏi này yêu cầu học sinh nắm được khái niệm thao tác lập luận và các thao tác lập luận cơ bản là gì. Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định. Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách lôgic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có. Học sinh lưu ý thao tác lập luận chỉ có ở vãn nghị luận. Các thao tác lập luận cơ bản mà học sinh cần nắm được là (gồm có thao tác lập luận): Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận, so sánh. Bên cạnh đó, học sinh cần phân biệt thao tác lập luận với hai khái niệm phương thức biểu đạt và cách xây dựng lập luận, triển khai lập luận (rất nhiều học sinh THPT nhầm lẫn hai khái niệm này). Phương thức biểu đạt gồm có chứng minh, miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận. Cách triển khai lập luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, nêu phản đề, so sánh, vấn đáp, phân tích nhân quả. Chỉ khi phân biệt rõ ràng các khái niệm trên, học sinh mới có thể hiểu và làm được câu hỏi này một cách thành thạo, gọi tên một cách chính xác thao tác lập luận của đoạn văn yêu cầu.
           Sau khi nắm vững khái niệm, học sinh đọc thật kĩ đoạn ngữ liệu, tìm ra những dấu hiệu để xem xét đoạn văn đã sử dụng thao tác lập luận nào. Học sinh cần chú ý đến các dẫn chứng được đưa ra, cách dẫn dắt, cách thuyết phục của nhà văn là gì, từ đó rút ra thao tác lập luận của đoạn ngữ liệu. Đoạn văn được trích dẫn trong đề bài này sử dụng thao tác lập luận bình luận vì đã trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng, thể hiện rõ chủ kiến của mình về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi.
Đáp án: Thao tác lập luận bình luận.
Câu 2:
Câu hỏi hướng tới năng lực đọc nhận biết thông tin của học sinh. Để trả lời, học sinh cần đọc kĩ toàn bộ văn bản, gạch chân những chi tiết quan trọng để từ đó nhận ra nội dung chính của đoạn văn là gì. Đúng như đề bài yêu cầu, nội dung cần được nêu một cách ngắn gọn, đảm bảo những ý cơ bản nhất, học sinh không sa vào phân tích nội dung đó có ý nghĩa gì, sẽ bị giám khảo đánh giá là xa đề, lạc đề.
Gợi ý câu trả lời:
Đoạn trích nói về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người, nêu thực trạng và kêu gọi mọi người, xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi bởi đó là vấn đề văn hóa.
Câu 3:
Câu hỏi này kiểm tra khả năng thâu tóm thông tin của học sinh và kiểm tra kỹ năng dùng từ hiệu quả.. Nhan đề là linh hồn của một tác phẩm, chính vì vậy việc đặt nhan đề dựa vào cơ sở về nội dung chính của văn bản đó. Nhan đề cần ngắn gọn, hàm súc, mang tính gợi hình, biểu cảm cao.
Gợi ý câu trả lời: - Thời gian nhàn rỗi
-     Sử dụng thời gian nhàn rỗi
-     Thời gian nhàn rỗi- vấn đề văn hóa
Câu 4:
Cụ thể, bài làm cần đáp ứng
Các biện pháp này được chỉ ra một cách rõ ràng, giải thích một cách dễ hiểu đe người chấm dễ nắm bắt. Tránh trường hợp tham kiến thức, đưa vào quá nhiều hoạt động sẽ dẫn tới rối ý khi đưa vào đoạn văn. Đê bài trên tương đối đơn giản để học sinh giải quyết, tuy nhiên học sinh chú ý không bị mất điểm đối với những lỗi nhỏ đáng tiếc, hãy đọc thật kĩ đề bài để gạch chân những từ khóa quan trọng trước khi bắt tay vào làm.
Gợi ý câu trả lời: Nêu ít nhất 3 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí. Ví dụ: đọc sách, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, du lịch...

Xem thêm >>> Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học

                         Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

shoppe