Phân loại theo nghĩa của từ chính xác nhất
Những kĩ năng và kiến thức về phân loại nghĩa theo từ được Cunghocvui gửi đến bạn ở bài viết dưới đây. Chúc bạn học tốt <3
1) Kĩ năng
- Cần hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc, nghĩa chuyển và nắm được các phương thức chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa.
“ Nhận biết được bản chất của hiện tượng từ nhiều nghĩa và sự khác biệt của nó với từ đồng âm (nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ với nhau; các nghĩa của từ đồng âm hoàn toàn không CÓ mối liên hệ này).
- Biết cách sử dụng và biết phân tích giá trị biểu đạt của các lớp từ đồng nghĩa (căn cứ vào sắc thái biểu cảm của từ và đặc điểm của vãn cảnh); từ trái nghĩa (tác dụng nhấn mạnh); từ tượng hình, tượng thanh (giá trị gợi hình, gợi cảm),...
- Nắm được nội dung của các khái niệm: Trường từ vựng, thành ngữ, thuật ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội,...
2) Kiến thức
a) Nghĩa của từ
- Từ gồm hai mặt: Hình thức và nghĩa.
+ Hình thức của từ là mặt âm thanh mà ta nghe được. Mặt âm thanh của từ có thể được ghi lại ở dạng chữ viết.
+ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
Hai mặt nội dung và hình thức của từ gắn bó với nhau chặt chẽ.
b) Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành:
+ Nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính, nghĩa đen) là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ngoài ra, trong nghĩa của từ còn có thể có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương,...
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản.
c) Từ đồng âm
- Từ đồng âm là các từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về ý nghĩa. Các nghĩa của từ đồng âm khác xa nhau, không có mối liên hệ gì với nhau (Lưu ý: Hiện tượng nhiều nghĩa xảy ra trong một từ, giữa các nghĩa có mối liên hệ nhất định với nhau; còn hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các từ khác nhau).
- Muốn xác định được nghĩa của từ đồng âm phải dựa vào ngữ cảnh.
d) Từ đồng nghĩa
- Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có tính phổ quát, Nó có mặt trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Quan hệ đồng nghĩa không chỉ bó hẹp trong hai từ mà có thể giữa nhiều từ. Các tù đồng nghĩa với nhau tạo thành nhóm từ đồng nghĩa. Hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa từ với các cụm từ. Có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.
- Có hai loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
e) Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở các tính từ. Trong các danh từ, động từ ít xảy ra hiện tượng hái nghĩa. Các danh từ, động từ được coi là trái nghĩa với nhau thường được giải thích thông qua các tính chất đặc trưng của các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái mà các danh từ, động từ đó biểu thị.
- Các tính chất có thể có mức độ khác nhau, ví dụ: lạnh - mát - ẩm - nóng', do đó không nóng không chỉ có nghĩa là lạnh mà còn có thể là ẩm hoặc mát.
Nhưng cũng có những tính chất mang tính lưỡng phân, ví dụ: (gà) mái - (gà) trống; trong trường hợp này, không mái tức là trống và ngược lại, không trống tức là mải.
d) Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Các từ ngữ trong ngôn ngữ không tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau. Giữa chúng có những mối quan hệ nhất định. Một trong những quan hệ giữa các từ ngữ là quan hệ khái quát và cụ thể, hay còn gọi là quan hệ rộng - hẹp giữa các từ ngữ. Chỉ có thể nói đến quan hệ rộng - hẹp giữa các từ ngữ khi chúng có sự đồng nhất về ý nghĩa.
- So sánh ý nghĩa giữa hai từ ngữ A và B, ta có thể nói rằng nghĩa của từ ngữ A rộng hơn nghĩa của từ ngữ B, khi phạm vi nghĩa của từ ngữ A bao hàm phạm vi nghĩa của từ ngữ B; và cũng có thể nói rằng nghĩa của từ ngữ B hẹp hơn nghĩa của từ ngữ A. Ví dụ: Nghĩa của từ xe rộng hơn nghĩa của từ xe đạp và ngược lại.
e) Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp của các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Nét chung về nghĩa được hiểu là dùng chung cho một phạm vi nào đó.
- Trường từ vựng không phải là phân loại từ giống nhau như phân loại từ về mặt cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép), nên một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau. Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc về các trường từ vựng khác nhau. Ví dụ: Từ lành có thể thuộc các trường từ vựng sau: trường từ vựng chỉ tính cách con người, cùng trường với: hiền, hiền hậu, ác, độc ác,...; trường từ vựng chỉ tính chất sự vật, cùng trường với: nguyên, vẹn, mẻ, vỡ, rách,...; trường từ vựng chỉ tính chất món ăn, cùng trường với: bổ, bổ dưỡng, độc,...
f) Thành ngữ
- Thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh,...
Thành ngữ có tính biểu trưng hoá, tức lấy tính chất của sự vật, sự việc cụ thể để biểu thị các tính chất, đặc điểm khái quát là đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của thành ngữ.
- Thành ngữ khác tục ngữ ở các đặc điểm sau:
Thành ngữ | Tục ngữ |
Có cấu tạo là một cụm từ, chưa thành câu. | Có cấu tạo là một câu. |
Sử dụng không độc lập, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu hoặc tự mình làm thành phần câu. | Sử dụng tương đối độc lập, biểu thị kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tự nhiên, xã hội. |
Xem thêm >>> Ba cách sử dụng văn mẫu hiệu quả nhất
Bí kíp ăn trọn điểm đọc hiểu Ngữ văn 12
Nếu có thắc mắc hay ý kiến đóng góp đến Cunghocvui thì đừng ngần ngại mà để lại ở phía bên dưới comment nhé!