Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc chi tiết nhất- ngữ văn 11
Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc chi tiết nhất
Phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đề bài thường gặp trong chương trình ngữ văn 11. Đề văn có phần quen thuộc này tưởng như dễ dàng thế nhưng khi phân tích học sinh thường bị thiếu ý. Chính vì thế, dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết sau đây sẽ giúp các bạn làm bài tốt hơn và đạt được kết quả cao.
Cùng CungHocVui theo dõi ngay dàn ý chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sau đây nhé!
Mở bài :
- Giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại. Đồng thời nêu lời khẳng định về sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.
+ “Hỡi ôi!”: Thể hiện niềm tiếc thương thiết tha, chân thành của tác giả.
+ “Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề bằng vũ khí tối tân của quân xâm lược
+ “Lòng dân trời tỏ”: vì yêu quê hương đất nước mà đứng lên đánh giặc và có trời chứng giám.
- Nghệ thuật đối lập: thể hiện được khung cảnh bão táp và những những biến cố chính trị lớn lao của thời đại.
- Lời khẳng định tuy thất bại nhưng những người nghĩa sĩ đã hi sinh thì tiếng thơm còn lưu truyền mãi.
Xem thêm:
Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Tác giả (siêu ngắn)
Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2. Phần thích thực: Phân tích nghĩa sĩ Cần Giuộc qua hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân
2.1. Nguồn gốc xuất thân
Dàn ý phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Là những người nông dân nghèo khổ: những dân ấp, dân lân “cui cút làm ăn”: sống cô đơn, không nơi nương tựa.
- Sử dụng nghệ thuật tương phản: vốn quen - chưa biết, chưa quen - chỉ biết.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản nhằm nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân. Rồi từ đó tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.
Xem thêm:
Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2.2. Lòng nồng nàn yêu nước:
- Diễn biến tâm trạng người nông dân có sự chuyển hóa dần khi thực dân Pháp xâm lược nước ta: Ban đầu thì lo sợ và trông chờ tin quan sau đó thì tăng dần lên ghét đến mức căm thù và cuối cùng đứng lên chống lại.
=> Căm thù giặc đến tột cùng.
- Người nông dân căm thù đến mức không dung tha cho kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
Xem thêm:
Dàn ý phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
2.3. Tinh thần chiến đấu sẵn sàng hi sinh của người nông dân:
- Tinh thần trách nhiệm cao, không màng đến sự hi sinh.
- Trang phục chiến đấu thô sơ: không một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi….
- Những chiến công đạt được được tác giả dùng động từ mạnh chỉ hành động mạnh, nhịp điệu câu văn sôi nổi, nhanh nhen.
=> Qua đó tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước được hiện lên rõ nét, sừng sững và oai hùng.
3. Phần Ai vãn: Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thông qua sự tiếc thương và cảm phục trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ
Phân tích tác phẩm thông qua sự tiếc thương và cảm phục trước sự hy sinh của những người anh hùng
- Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân được nhắc đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành.
- Hình ảnh gia đình buồn bã sau cuộc chiến.
- Niềm xót thương, đau đớn cho tác giả, cho gia đình những người đã hi sinh, cho toàn nhân dân Nam Bộ, toàn nhân dân cả nước...
=> Là tiếng khóc chung của toàn dân tộc, tiếng khóc mang tầm vóc rộng lớn - tầm vóc lịch sử.
- Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp trữ tình, nhịp điệu trầm lắng, gợi lên không khí u sầu, hiu hắt.
Xem thêm:
Soạn bài: Xin thành lập khoa Luật- Nguyễn Trường Tộ
4. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ
Ca ngợi tinh thần của những người lính
- Lời khẳng định: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”: mặc dù không thành công nhưng cũng thành nhân, để lại tiếng vang muôn đời.
- Tác giả ngợi ca tinh thần chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân Cần Giuộc. Đây là đám tang chung của cả thời đại, là khúc ca bi tráng về những người anh hùng thất thế.
=> Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Kết bài phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
- Khẳng định nội dung bài văn phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc.
- Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài.
- Cảm nhận của bản thân.
Trên đây là dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết, cụ thể nhất. Hy vọng qua dàn ý này sẽ giúp bạn có được bài phân tích chính xác, đầy đủ và có kết quả học tập tốt hơn!