Hình ảnh người nông dân đánh giặc trong "Văn tế nghĩa cần Giuộc"
Đề bài
Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong "Văn tế nghĩa cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu.
Hướng dẫn giải
Sống trong cuộc đời tránh sao được cái quy luật sống và chết. Người ta vẫn thường nói chết là hết. Nhưng có những cái chết không một tiếng vang, lại có những cái chết để tiếng thơm muôn thuở. Những người nghĩa sĩ cần Giuộc năm xưa đứng dậy chống Pháp đã lựa chọn cái chết thật: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đến sáu tỉnh chúng đều khen. Thác mà ưng đình miếu để mà thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ. Có thể nói toàn bộ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang (Phạm Văn Đồng).
Đó là vào năm 1859, sau khi đánh chiếm Gia Định, thưc dân Pháp mở rộng xâm lược ra ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đến tháng 12/1861, Pháp đánh úp ba xứ Cần Giuộc, Tân An, Gò Công. Hai ngày sau, nghĩa quân ba xứ nhất tề nổi dậy, tập kích dồn quân Pháp, đốt nhà Dòng, nơi chúng đóng quân, giết chết một tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Nghĩa quân hi sinh khoảng 15 người. Trận thắng không lớn nhưng nó làm nức lòng những người dân yêu nước Việt Nam đang sôi sục ý chí bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế để khóc thương và biểu dương tinh thần hi sinh vì nước của nghĩa quân Cần Giuộc. Áng văn làm rung động sâu sác tâm hồn những người dân yêu nước Việt Nam. Nhà thơ Mai Am từng có thơ đề cảm:
Điếu văn tam phục trụng đê hồi
Nghị phách từ phong tận khả ai.
Nghĩa là, đọc bài văn điếu ba lần trong dạ bồi hồi khôn xiết, nghĩa khí mạnh lời văn hùng thật đáng xót thương.
Có thể thấy hình ảnh người nông dân Cần Giuộc là hình ảnh nổi cộm lên giữa những suy tư, suy ngẫm về cuộc chiến đấu của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây cũng là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Nó đánh dấu vào lịch sử văn học dân tộc về một tượng đài bất hủ về hình ảnh người anh hùng áo vải giết giặc cứu nước.
Theo bố cục bài văn tế, chúng ta đi vào tìm hiểu và làm sáng tỏ những nét đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc chiến đấu chống Pháp.
Ở những câu đầu, Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại lịch sử khốc liệt, hào phùng: một bên là cuộc xâm lược của thực dân Pháp với tất cả sức mạnh áp đảo về vũ khí (súng giặc đất rền), một bên là cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân ta với khí thế ngút trời (lòng dân trời tỏ). Người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn chỉ là những nông dân hiền lành, quanh năm: Côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung. Ây vậy mà khi giặc đến, họ liền trở thành những dũng sĩ, Nguvễn Đình Chiểu dã khéo léo nhấn mạnh đến tinh thần tự giác:
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Ở đây bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp trữ tình. Vừa tái hiện chân thực cuộc sống con người trong một thời điểm quan trọng nhất, lại vừa bộc lộ sâu sắc niềm trân trọng tự hào lẫn sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hành động tự giác xung vào đội quân chiến đấu chống Pháp cho thấy thái độ vô tư trong suy nghĩ, trách nhiệm lớn lao đôi với vận mệnh đất nước của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhớ lại những câu ca dao Lính thú đời xưa. Họ cũng là những nông dân nhưng bị bắt buộc phải phục vụ cho những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, nên thái độ của họ thật khác xa:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Còn ở đây, mặc dù đội nghĩa binh Cần Giuộc mới đươc tập hợp trong vòng hai ngày trước trận tập kích đồn quan Pháp. Chỉ có hai ngày, trong hoàn cảnh phải hoàn toàn tự lực, không có sự giúp đỡ của quan quân triều đình nên họ thiếu thốn đủ thứ, vậy mà họ hăm hở biết bao:
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn, chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.
Sức mạnh của những người nghĩa quân không gì khác ngoài sức mạnh tinh tthần. Họ đã lấy gan vàng đọ với đạn sắt, lấy lòng căm hờn chống lại tàu sắt, tàu đồng. Chính lòng căm hờn đã đem đến cho họ sự dũng mãnh và sức mạnh phi thường kẻ đâm ngang người chém ngược họ tả xung hữu đột, tung hoành ngang dọc như chỗ không người. Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có. Hai từ cũng được lặp lại ở câu mười ba (cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, cũng chém rớt đầu quan hai nọ) vừa làm nổi bật thế tương phản của trận đánh, vừa vang lên như một tiếng reo vui đầy tự hào của những con người đầy lòng tự tin vào sức mạnh chính nghĩa của mình.
Nguyền Đình Chiểu đã ca ngợi những nghĩa sĩ nông dân bằng những hình tượng thật chói lọi và những lời văn thật trang trọng đẹp đẽ, nhưng ông không che giấu sự thật đau lòng. Bài văn còn là lời ai điếu, là tiếng khóc của Đồ Chiểu trước sự thất thế và cái chết của người nghĩa quân Cần Giuộc. Cái chết của họ khiến cho đất trời, cỏ cây, con người đều động lòng.
Ôi thôi thôi!
Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngỏ.
Cái bi tráng bao trùm lên cả đoạn thơ, nhưng cái bi ở đây không phải là cái thảm mà là bi tráng. Đây là nổi đau đớn vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đau mà không khiến người ta nản lòng, thối chí, khi mà giục giã mọi người đứng dậy hiên ngang. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại. Nhiều nghĩa quân đã phải ngã xuống, nhưng chết vinh còn hơn sống nhục: Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. Chết như thế là để lại tấm gương chói lọi, có sức động viên lớn đối với cuộc chiến đấu sẽ còn tiếp tục.
Có thể nói, dù đã ngà xuống, nhưng hình ảnh người nông dân giết giặc vẫn mãi ngời sáng. Đó chính là những trái tim ngời sáng trong cát, để lại tiếng thơm muôn đời.
Cất lên những tiếng khóc này, Nguyền Đình Chiểu muốn khẳng định đây là cái tang chung của mọi người, của dân tộc. Vì vậy có bi mà không có lụy. Cái bi thì thăm thẳm, nổi đau đầy cảm hứng trữ tình lên đến tột đỉnh, tạo nên những câu văn vật vã: mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng. Đây không còn là văn mà là lệ. Phải có tài, có tình và một tinh thần dân tộc, một nhận thức đúng đắn xem mũi tên lịch sử đang đi về đâu. Điều này Nguyễn Đinh Chiểu hiểu rõ và rất tâm huyết.
Như vậy, viết về hình ảnh người nông dân đánh giặc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa họ ở ba nét chủ yếu. Thứ nhất, hình ảnh người nông dân chân chất, hiền lành quanh năm chỉ biết sống và làm việc với cày cuôc, ruộng đồng. Thứ hai, đó là tinh thần yêu nước căm giặc sâu sắc đã thôi thúc họ trở thành những chiến binh dũng cảm, vô tận sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Thứ ba, mặc dù đã ngã xuống nhưng họ vẫn là những biểu tượng đẹp về hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc...
Bài Văn tể nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc không phải chỉ của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà còn là của văn học Việt Nam thời Trung đại. Bằng một bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp hiện thực, bằng ngôn ngừ bình dị mà gợi cảm, bài văn đã tái hiện chân thực sâu sắc và đầy xúc động cả một thời đau thương nhưng anh dũng của dân tộc, đồng thời xây dựng nên một tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học thời trung đại về người nông dân nghĩa quân chống giặc ngoại xâm.