Đăng ký

Top 2 bài cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay nhất

4,149 từ Cảm nhận

Top 2 bài cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay nhất

      Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm mang vẻ đẹp của bi tráng của những người nông dân. Tác phẩm như một bài ca ca ngợi những con người đã luôn có công cho đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Ở họ luôn toát lên được vẻ đẹp của sự mộc mạc, chân chất, họ chiến đấu vì tình yêu nước mãnh liệt hơn bao giờ hết. 

      Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để thấy rõ được về vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 

Cảm nhận vẻ đẹp người nông dân văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Cảm nhận vẻ đẹp người nông dân thông qua tác phẩm

Bài mẫu số 1: 

      Hình ảnh người nông dân luôn là nguồn cảm hứng bất tận xuất hiện trong kho tàng văn chương Việt Nam. Những con người luôn mang phong thái chân chất, giản dị nhưng nhờ có họ mà đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một đi lên. 

      Đặc biệt, trong những ngày tháng đất nước chưa được hòa bình, nhân dân ta đã một lòng đoàn kết chiến đấu, vượt qua các chướng ngại vật hiểm nguy, có đổ máu, có rơi lệ. Nhưng sau cùng để đất nước được ấm êm như hôm nay chính là nhờ công lao của nhân dân ta. 

      Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là một điển hình cho ta thấy được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của nhân dân ta qua bao đời nay vẫn không bao giờ thay đổi. 

      Người nông dân xuất hiện trong các tác phẩm khác thường mang một vẻ đẹp lớn lao nhưng người nông dân mà Nguyễn Đình Chiểu viết nên đều là sự cộng hưởng của nhiều đức tính tốt đẹp nhưng giản dị và thật thà. 

      Những người nông dân Cần Giuộc có một cuộc sống không quá sung túc và đủ đầy. Họ vẫn phải làm nương ruộng, đồng án để có thể kiếm từng miếng cơm manh áo. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ chưa bao giờ khuất phục trước thời cuộc. 

      Họ dũng cảm và mạnh mẽ, lương thiện và sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trước mắt. Khi giặc đến, họ sẵn sàng ra trận để bảo vệ Tổ quốc thoát khỏi nạn chiến tranh khốc liệt. Họ chiến đấu như thể ngày hôm nay sẽ là ngày cuối cùng được sống trên cuộc đời, họ kiên cường và có tinh thần bất khuất, lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc. 

      Những người nông dân ấy chẳng sợ đổ máu, chẳng sợ rơi đầu, chỉ biết rằng khi giặc xâm lăng, họ đã sẵn sàng có một tinh thần chiến đấu từ bao giờ. Hình tượng người nông dân ấy chính là vẻ đẹp của những con người “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Xem thêm: 

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Tác giả (siêu ngắn)

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

      Họ không tiếc tuổi xuân của mình, với họ, chỉ cần chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc thì đó chính là tuổi xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Người nông dân chỉ là những con người bình thường, họ không có vũ khí chắc chắn, ngay cả áo quần trên người họ chỉ là những mảnh vải thô sơ không đủ đầy: 

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh…”

      Súng đạn, gươm thù luôn ở mọi mặt trận, nhưng họ chưa bao giờ khuất phục. Cái chết luôn cận kề bất cứ lúc nào, nhưng họ đã không màng sự sống của mình, chiến đấu như một người lính dũng mãnh thực thụ. Vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất hiện một cách đầy bi tráng thông qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu. 

      Họ giống như một bức tượng đài sừng sững hiên ngang vô cùng tận, họ căm ghét quân thù, coi quân thù giống như “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” vậy. Nhưng có một điều mà những người nông dân Cần Giuộc đã thể hiện được rõ đó chính là tinh thần tự nguyện. Vì lòng yêu nước và lòng căm thù giặc đã giúp họ can đảm đứng dậy chiến đấu dù sự sống vô cùng mong manh. 

 

 Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân thông qua ngòi bút của tác giả- CungHocVui

Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân thông qua ngòi bút của tác giả

      Nhưng sau cùng, sự hi sinh của họ chính là điều thương tiếc nhất khi đất nước đã mất đi những người hùng vĩ đại. Nhưng cho dù họ có ra đi thì chắc chắn họ đã luôn ngự trị mãi trong trái tim của con người Việt Nam. Những người nông dân ấy là để nhớ, để biết ơn, để gửi một lời cảm ơn chân thành, một sự trân trọng sâu sắc vì chính họ là những ánh hào quang lấp lánh giúp cho đất nước trở nên rực rỡ và tươi đẹp lên từng ngày. 

“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã được tác giả sử dụng những động từ mạnh, cảm xúc hào hùng được thể hiện xuyên suốt tác phẩm. Âm vang của sự bi tráng, sôi sục và mạnh mẽ đã xây dựng nên một khung cảnh hoành tráng lệ của những người bình thường nhưng có sức mạnh phi thường. 

      Những người nông dân Cần Giuộc đã có một cuộc đời vẻ vang, chiến đấu anh dũng quên đi cả bản thân mình. Họ chính là những tấm gương sáng để con người Việt Nam noi theo dù ở bất kỳ thế hệ nào. Ta gửi đến họ một niềm tự hào sâu sắc, một sự biết ơn vì họ đã xuất hiện và ở mãi đến những giây phút cuối cùng trên mảnh đất Việt Nam thân thương. Tác phẩm chính là một khúc ca bi tráng về sự chiến đấu quả cảm của con người nhỏ bé nhưng vĩ đại. 

Xem thêm: 

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài mẫu số 2: 

 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc miêu tả vẻ đẹp hình tượng người nông dân- CungHocVui

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc miêu tả vẻ đẹp hình tượng người nông dân

      Nguyễn Đình Chiểu là cây bút tài hoa thông qua việc miêu tả vẻ đẹp hào hùng trường tồn theo thời gian của hình ảnh người nông dân. Và điều đó được thể hiện qua vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà ông đã sáng tác.

      Ông luôn hướng về tinh thần chính nghĩa, ông ca ngợi những người nông dân tuy nhỏ bé nhưng đã làm nên việc lớn. Bên cạnh đó, trong tác phẩm mà ông sáng tác luôn hiện rõ được tinh thần yêu nước lớn lao, hướng con người đến vẻ đẹp mang tính nhân văn cao cả. Người nông dân hiện lên trong tác phẩm là những con người có tinh thần chiến đấu vô cùng mãnh liệt, họ là những con người không bao giờ tiếc đi tuổi xuân của mình vì Tổ quốc.

      Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được sáng tác vào năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lăng vào nước ta. Khi Pháp bắt đầu tấn công lần lượt các vùng lân cận trên mảnh đất Việt Nam, những người nông dân đã không thể dậm chân tại chỗ. Họ đang trong tâm thế sẵn sàng quyết chiến với giặc vì chủ nghĩa của họ sẽ không bao giờ đội trời chung với giặc. 

      Từ đầu đến cuối tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã cho chúng ta thấy âm hưởng bi tráng từ trong không khí chiến đấu cho đến tinh thần của những người nông dân khi ra trận. 

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhưng, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”

      Ta có thể thấy, vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ là những con người hết đỗi bình thường. Cuộc sống mỗi ngày của họ chỉ là làm ruộng mương, quanh năm làm lụng vất vả. Họ thầm lặng với đời sống bình thường của mình, dù có vất vả đến mấy thì họ vẫn tìm cách vượt qua. 

Xem thêm:

 Cảm nhận vẻ đẹp hình tượn người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượn người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

      Đời sống quanh năm của họ gắn liền với chân lấm tay bùn, họ không biết sung sướng và có lẽ sự sống chính là cái mà họ cố gắng vượt qua mỗi ngày. Cho đến khi thực dân Pháp xâm lăng vào nước ta, họ từ những con người chỉ biết làm đồng áng quanh năm mà nay họ đã phải đứng lên chiến đấu và không cho phép giặc xâm chiếm nước ta. 

      Phải có một lòng nồng nàn yêu nước thì những con người ấy mới có thể có một sức mạnh vĩ đại, sự gan dạ dũng cảm lớn lao mới có thể vượt qua được chính mình, đem công sức nhỏ bé thầm lặng chiến đấu vì Tổ quốc. Tác giả đã liệt kê ra những động từ mạnh để cho chúng ta thấy được rằng sự căm thù giặc của người nông dân lên đến đỉnh điểm. 

      Ngoài ra, vẻ đẹp của người nông dân còn được thể hiện qua tinh thần chiến đấu sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. “Một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nài sắm dao tu, nón gõ”... những tư trang mà họ có để ra trận chỉ là những vật dụng nhỏ bé bình thường như chính con người họ vậy. Họ không có gươm to búa lớn, cái họ có và có lẽ mạnh nhất chính là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. 

      Do đó mà những người nông dân đã mang đến những thành công vang dội, đem lại niềm tự hào cho Tổ quốc, cho nhân dân. 

      Khi ra trận, không thể tránh khỏi sự đổ máu, “gục ngã” trên chiến trường. Cho đến cuối cùng, họ đã không thể trụ lại được. Người chiến sĩ vĩ đại ấy đã rời xa đất nước, rời xa sự sống nhưng bản thân họ luôn mang trong mình dù là chết hay sống, một tình yêu nước mãnh liệt không gì có thể lung lay được. 

Xem thêm: 

Bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

      Với những vũ khí thô sơ, họ đã đem đến vẻ vang cho đất nước. Khi trong tay chẳng có gì, họ cũng đã chống lại sự xâm chiếm của giặc để đem lại sự yên ổn và hòa bình cho đất nước. 

      Chẳng có gì ghê sợ có thể ngăn cản được một trái tim và một tâm hồn luôn hết mình vì đất nước. Tổ quốc chính là màu thịt của họ, khi họ chết, họ mang theo. Và, những con người vĩ đại ấy, đã là tấm gương sáng chói để những thế hệ cả ở thì quá khứ, hiện tại và tương lai luôn tự hào và noi theo. Công lao của những người nông dân Cần Giuộc sẽ đời đời được mọi người ghi nhớ từ sâu thẳm bên trong. Phải, họ chính là chiến sĩ vĩ đại, vì Tổ quốc quên thân mình.

      “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã truyền tải được thông điệp mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm đến độc giả đó là tình yêu nước. Tác giả đã đưa ra những tấm gương sáng để thế hệ tương lai mau sau sẽ đoàn kết, xây dựng và phát triển để đất nước ngày một vững mạnh hơn. Chúng ta gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến những chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trên chiến trường để bảo vệ đất nước được độc lập và tự do.

      Trên đây là bài viết về cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng quý bạn đọc sẽ chọn được những bài viết phù hợp cho riêng mình. 

shoppe