Đăng ký

Hướng dẫn phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

3,435 từ Phân tích

Hướng dẫn phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

     Chỉ với 15 cầu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta thấy sự hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sự nghèo khổ, nỗi căm hờn giặc xâm lược. Cùng phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc này trong bài phân tích chi tiết dưới đây nhé.

Hướng dẫn phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Hướng dẫn phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mở Bài

     Nói đến Nguyễn Đình Chiểu là nói đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, khi tác phẩm này đã thành công khắc họa lên hình tượng người nông dân nghĩa sĩ anh hùng Cần Giuộc thời đó. Đồng thời qua đó ông cũng ngợi ca, tiếc thương và kính phục những nghĩa quân đã đứng lên chống thực dân Pháp một cách anh dũng. Những hình ảnh đẹp đẽ đó được tác giả khắc họa rõ nét nhất ở 15 câu đầu của bài thơ.

Thân Bài phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

     Tiếng kêu thán “Hỡi ơi” mở đầu bài thơ nghe sao thật da diết. Tiếng khóc than vang lên giữa đất trời như lời tiếc thương cho linh hồn người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. Cuộc đời người sống anh dũng, chết đi cũng thật vẻ vang.

     Tiếp theo, tác giả khái quát hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bây giờ, cũng là hoàn cảnh khiến cho bao vị anh hùng áo vải phải đau đớn ra đi: 

                                                   “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” 

     Giặc xâm lược khi ấy có vũ khí hiện đại với sức công phá dữ dội, lực lượng quân đông đảo, vũ khí họ nổ rền vang cả mặt đất. Đứng trước quân địch mạnh như vậy, tất cả những gì chúng ta có là tình yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân. 

     Trong cảnh nước mất nhà tan, sứ mệnh lịch sử đánh giặc cứu nước cứu nhà được đặt lên vai những người nông dân ấy. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Vì vậy, hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài phân tích chi tiết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

     Cả cuộc đời những người nông dân ấy như được hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu:

                                   “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao

                                    Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.”

     Những người nông dân ấy làm ăn lam lũ trải qua hai giai đoạn của đời: An yên công vỡ ruộng, bình yên qua ngày thế nhưng chỉ qua một trận đánh đã mang lại tiếng vang cho nhiều đời sau.

     Những kiếp người cùng khổ ấy nhỏ nhoi, căm cụt làm ăn thế nhưng vẫn đói nghèo:

                                               “Cui cút làm ăn, lo toan nghèo khó”

     Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó. Sự thầm lặng đấy họ phải trải qua âm thầm, một mình chẳng dám nói với ai. Cuộc đời họ là đại diện cho cuộc sống  không lối thoát của người nông dân Việt  “dân ấp dân lân”  Nam Bộ.

 Phân tích chi tiết 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Phân tích chi tiết 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

     Những người nông dân chất phác đâu biết gì ngoài việc đồng áng?

                                      “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

                                       Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.”

     Không gian sinh hoạt và làm việc bao đời này vốn chỉ gói gọn trong làng mạc. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, đâu hề muốn phải ngó ngàng tới việc nhà binh. Nhà thơ đã nhấn mạnh đến bản chất của những người nông dân nghèo khổ, họ không hề biết tới việc quân việc lính hay chiến trận đao binh, họ chỉ cố gắng lo cho khỏi đói khổ, rách rưới.

                                  “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

                                  Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.

     Thế nhưng khi đứng trước nguy cơ  quê hương họ sắp rơi vào tay giặc Pháp, thì những người nông dân ấy lại tự nguyện đứng lên đánh giặc cứu nước. Bằng tất cả tình yêu, họ muốn bảo vệ xóm làng quen thuộc, bát cơm manh áo và những nghĩa tình đã ăn sâu vào máu.

     Chưa từng biết đến những chuyện “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”, công việc họ đã quen bấy lâu chỉ là “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy”. Nhưng bọn giặc gian ác đâu để họ yên? Sau ba năm chịu đựng gian khổ, họ nổi dậy, trở thành những anh hùng nghĩa sĩ cứu nước.

                                  “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng

                                    Trông tin quan như trời hạn mong mưa”

     Họ “Phập phồng” chờ mong quan quân triều đình thế nhưng tất cả nhận lại chỉ là “tiếng phong hạc” kia lại làm các bậc quan nhân hoảng sợ. Trong khi đó, lòng căm thù bọn giặc cướp nước lại hừng hực và rực cháy trong tim những người nông dân chân lấm tay bùn kia. 

     Ban đầu, nỗi căm ghét ấy như cách họ “ghét cỏ” trên ruộng lúa, ghét loại dị tộc tanh tưởi “ mùi tinh chiên vấy vá”. Nhưng rồi cứ thế ngày ngày giặc thù hiện ra ngang nhiên như đâm vào mắt “bòng bong che”, người nông dân lúc ấy chỉ còn thấy nhức nhối và gay gắt. Nỗi căm thù mãnh liệt ấy đã lớn tới mức khiến họ chỉ “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”. 

Xem thêm:

Top 2 cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

     Mặt nạ nhân đạo của thực dân Pháp muốn đến nước ta để “truyền đạo” “khai hóa”, coi nhân dân ta như bọn mọi rợ đã bị vạch trần. Dã tâm bị phơi bày khi chúng nhắm tới một điều hết sức cao cả, thiêng liêng, đó là sự tự do và thống nhất của dân tộc. Tất cả những điều ấy đã đưa lòng căm thù ấy đưa lên đến đỉnh điểm, cũng đã dẫn đường đưa những người dân kia tự nguyện ra đánh giặc và trở thành nghĩa sĩ: 

                                  “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.

                                  Chẳng ai thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”

     Tất cả sự dũng mãnh và hào sảng của người dân binh mộ nghĩa đều được thể qua câu thơ ấy. Dù nguồn gốc của họ chỉ là “dân ấp dân lân”, khi bước vào chiến đấu cũng đâu được luyện tập hay chuẩn bị gì. Những kĩ thuật tối thiểu về tác chiến cũng đâu hề hay biết  “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn”, “Chín chục binh thư không chờ bày bố”.

     Nhưng không vì vậy mà họ lại bị động. Họ không chờ”, “không nài” mà đánh giặc, tự trang bị cho mình một cách thô sơ nhất “manh áo vải”, vũ khí là “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”. 

phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 15 câu đầu- CungHocVui

Phân tích văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc 15 câu đầu

      Hai câu thơ 14 và 15 đã thể hiện một cách rất sống động và chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong giây phút công đồn :

                  “Chi nhọc quan quản trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không…

                    Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

     Với cách sử dụng từ ngữ chắc chắn, mạnh mẽ, kết hợp giữa nhiều động từ, giới từ đã tạo nên một bầu không khí căng thẳng và quyết liệt.  Trong bầu không khí ấy, người nghĩa sĩ lao đi như coi thường súng đạn tối tân của kẻ thù, không sợ cơn mưa đạn như cuồng phong bão táp. Bao nhiêu chiến công vang dội đã được tạo nên từ sự quả cảm ấy.

     Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc vất vả, lam lũ, chân chất mà lại vô cùng cao đẹp đã được khắc họa qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Đình Chiểu. Đây là hình ảnh đại diện cho người nông dân Việt Nam yêu nước trong lịch sử văn học nước ta. Qua đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng yêu thương nhân dân tha thiết của tác giả.

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Kết bài 

     “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà. Đây là nơi họ đã sinh ra và lớn lên hay đó là Tổ quốc mà đối với họ, đây là điều  rất quan trọng trong cuộc đời.

     Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau. Hy vọng bài phân tích 15 cầu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 15 câu đầu cũng như hiểu rõ hơn về tác phẩm.

shoppe