Đăng ký

Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

5,344 từ

     Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc được xem như là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ của anh hùng của nhân dân ta trong buổi đẩu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam đã dựng lên "một tượng đài nghệ thuật" bi tráng về những người nông dân yêu nước dám đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dưới đây là bài Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về bài văn tế nổi tiếng này. 

Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

      Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc được xem như là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ của anh hùng của nhân dân ta trong buổi đẩu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam đã dựng lên "một tượng đài nghệ thuật" bi tráng về những người nông dân yêu nước dám đứng lên chống giặc ngoại xâm. Họ là những người nông dân căn thù quyết liệt, không đội trời chung với thực dân Pháp xâm lược, sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập tự do của dân tộc. 

      "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một "Tác phẩm nghệ thuật" hiếm có được ra đời năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng.   "Bi tráng" là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy, hùng tráng, vừa thắm thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.

      Mở đầu bài văn tế là hai tiếng "Hỡi ôi!" cất lên như tiếng khóc ai oán của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót cho đất nước lâm nguy lúc bấy giờ.

                                                                               Súng giặc đất rền, 
                                                                               Lòng dân trời tỏ. 

Hai câu thơ miêu tả Tổ quốc lúc bấy giờ đang trong kì lâm ngy, súng đạn nổ vang cả đất trời, mọi miền ở các cùng quê. Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có sức mạnh đồng lòng của những người nông dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Trong hoàn cảnh ấy, người nông dân đã dũng cảm đứng lên đánh giặc để đòi lại nền độc lập dân chủ cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu nước lớn lao và lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ đều xuất thân từ những người nông dân nghèo chân chất, mộc mạc, cần cù suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, quanh năm suốt tháng chỉ biết đến cày bữa, làm bạn với con trâu, xa lạ với cung ngựa trường nhung nhưng

                                                                                Nhớ linh xưa
                                                                                Côi cút làm ăn, 
                                                                                Riêng lo nghèo khổ, 
                                                                                Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung 
                                                                                Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ; 

"côi cút làm ăn" thể hiện rõ sự khắc khổ, vất vả quanh năm suốt tháng, không có lỗi thoát của người nông dân. Họ là những người nông dân chỉ biết làm và làm, không hề biết gì đến "cung ngựa" hay "trường nhung". 

 

Tinh thần đấu tranh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tinh thần đấu tranh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc

     Họ là lớp người đông đảo, quanh năm chỉ biết đến đồng ruộng, lưỡi cày, chứ "chưa từng ngó"  tới  binh khí và vũ khí đánh giặc 

                                                                       Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; 
                                                                       Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. 

Công việc cày, cuốc, bừa là công việc chính của họ, là công việc nuôi sống họ nên gắn liền quen thuộc với những người nông dân. Còn giáo, mác, hay tập cờ là việc gì đó hoàn toàn xa lạ, chưa bao giờ họ "ngó" tới. Thế nhưng khi giặc Pháp tràn vào xâm lược nước ta, nhwungx người nông dân chân lấm tay bùn đã đứng lên làm quân tự nguyện đánh giặc cứu nước, bảo vệ từng tất đất, thuwor ruộng như bảo vệ chính miếng cơm, manh ao, bình yên của họ

                                                                      Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa. 
                                                                       Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. 

Đối với giặc Pháp và bọn tay sai xâm lược, họ chỉ có 1 thái độ "ăn gan" và "cắn cổ"

                                                                      Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan; 
                                                                      Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ. 
                                                                      Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu; 
                                                                      Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. 


Ý thức được như thế, họ đã đi đến quyết râm để làm một cuộc nổi dậy. Họ sẵn sàng vùng lên khi cần thiết
                                                                    Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. 
                                                                    Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. 

Họ đã hình dung ra một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Họ sẵn sàng chiến đấu, xả thân để giữ lấy từng tấc đất, tấc vàng, giữ lấy những gì thuộc về đất nước Việt Nam. Hình ảnh họ đẹp, đẹp một cách cao cả, anh dũng. 

     Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên hình ảnh những người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc, hùng tráng nhất để khắc họa "tượng đài nghệ thuật" bài văn tế. Tác giả đã xây dựng với hai hình ảnh tương phản đối lập là đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược. Nếu quân Pháp xâm lược được trang bị vũ khí hiện đại tối tân như "tàu thiếc, tàu đồng", "đạn nhỏ", "đạn to", "mã tù", "mã ni" thì quân ta chỉ có những trang vũ khí thô sơ, đơn giản "một manh áo vải", "ngọn tầm vông", "lưỡi dao phay". Tuy đơn sơ thế, bình dị thế nhưng họ đã dệt nên những trang sử hào hùng, vẻ vang cho dân tộc ta. Bên trong những "manh áo cật" đáng thương là sự chứa đựng cả một điều lớn lao, cao cả. 

                                                                    Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bao ngòi, 
                                                                    Trong tay dùng một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỗ. 

                                                                    Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; 
                                                                    Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém đặng đầu quan hai nọ 

Họ là những con người bình dị nhưng anh hùng. Khi cày cuốc làm ruộng thì họ là những con người hiền lành nhưng khi đối diện với kẻ thù, họ là một con người khác, bất chấp tất cả đứng lên bảo vệ nên độc lập của dân tộc. 

    Không khí ra trận hừng hực khí thế, các chiến sĩ anh dũng của ta coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không ngần ngại tiến lên giữa đồn giặc "đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào", "đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”....Giọng văn hùng tráng, sử dụng linh hoạt các động từ mạnh thể hiện sựu quyết tâm, mạnh mẽ để tô đậm tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại cái chết của các chiến sĩ Cần Giuộc. Qua đó, tác giả cũng thể hiện sự tự hào, khâm phục những người nông dân hóa thân là những người chiến sĩ. 

                                                             Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không. 
                                                             Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. 
                                                             Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mả tà, mả ái hồn kinh. 
                                                             Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. 

Trong bìa văn tế, xen ngang vào đó còn là tiếng khóc, những giọt nước mắt thương cảm thể hiện ở phần ai vãn. Có nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống vì cuộc đấu tranh của dân tộc "những lăm lòng nghĩa sau dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ", giọng điệu bài thơ chuồng xuống trong đau đớn, ngậm ngùi.

     Sau những giây phút đau thương, tác giả đã nêu bật lên một quan niệm nhân sinh cao cả về lẽ sống và cái chết. 
                                                                 Sống làm chi theo quân tả đạo, quẳng vùa hương, xô bàn độc nghĩ lại thêm buồn; 
                                                                 Sống làm chi ở lính mả tà, chia rượu ngọt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. 
                                                                 Thà thác mà đặng câu dịch khái, về sau tổ phụ cũng vinh, 
                                                                  Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. 
Ông đã đưa ra quan niệm mang tính nhân văn sâu sắc, dù có chết nhưng nhất định không chịu làm nô lệ, làm tay sai cho bọn bán nước và bọn cướp nước. Sống mà phải đi theo quân Pháp thì thà chết còn hơn, đối với những nghĩa sĩ thì sống đánh giặc và chết cũng đánh giặc. Chân lí rõ ràng thể hiện sựu quyết tâm, mạnh mẽ của dân ta như một chân lí sống rực rỡ, sáng chói làm khích lệ thêm tinh thần đấu tranh của dân tộc. Những người nghãi sĩ nguyện dâng mình cho đất nước, cho quê hương.

     Xen sau giọng ca tự hào ấy, tác giả lại chen vào tiếng khóc lòng của những người mẹ có con, người vợ có chồng đang ngày đêm ngóng trông, đợi chờ ngày đất nước yên bình và những người thân yêu trở về. Nhưng nhiều nghĩa sĩ anh hùng đã ngã xuống trong tư thế hiên ngang 

                                                                  Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, 
                                                                  Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ. 

Các nghĩa sĩ đã sống một cuộc sống anh dũng, chết cũng hết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của họ đời đời tỏa sáng, rực rỡ, trường tồn cùng sông núi. Nguyễn Đình Chiểu đã phải cất lên cảm than "ôi" để bộc lộ sự tự hào mãnh liệt. 

                                                                  Ôi! 
                                                                  Một trận khói tan, 
                                                                  Nghìn năm tiết rỡ. 

Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà họ đã để lại cho thế hệ sau là "Thà chết vinh còn hơn sống nhục". Bài học về sống và chết, sống hiên ngang còn chết cũng phải bất khuất, tư thế ngẩng cao đầu. Chính tâm thế đó đã tô đậm thêm chất bi tráng về tượng đài nghệ thuật những người nông dân anh dũng vì tự do của đất nước, vì độc lập của dân tộc. Công lao to lớn mà những người nghĩa sĩ đã đổ nước mắt, mồ hôi và cả máu thịt của mình sẽ luôn được khắc ghi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Họ là tấm gương sáng để noi theo mà làm, là ngọn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam

                                       Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia 
                                       Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó. 
                                       Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân. 
                                       Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ. 

     Bài "văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã thể hiện được hết tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn tế như là niềm tự hào bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Họ là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau học tập, noi theo.



 

Mong rằng bài văn Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc sẽ giúp các bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới. Hãy Like và chia sẻ để những người bạn của mình có thể cùng học tập nhé !