Đăng ký

Bài viết chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc- ngữ văn lớp 11

4,136 từ Phân tích

Bài viết chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

      Bài phân tích nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm. Cùng khám phá ngay bài phân tích chi tiết để có hướng đi cho riêng mình và giành điểm cao trong những bài kiểm tra sắp tới. Cùng theo dõi ngay nhé, bài viết được CungHocVui hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

Bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết mà bạn không thể bỏ qua

Mở bài Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:

      “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy…” (Phạm Văn Đồng). Đúng vậy, Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba của dân tộc. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm hay và ấn tượng nhất của ông.

      Trong bài văn tế, hình ảnh những người nông dân dũng cảm, chân chất được khắc hoạ rõ ràng. Họ là người nông dân nghèo khổ chỉ biết chăm chỉ làm ăn một cách thầm lặng, cần cù, chăm chỉ. Thế những họ cũng là những người nông dân yêu ghét rõ ràng và có lòng căm thù sâu sắc với bọn thực dân Pháp xâm lược. Họ sẵn sàng đứng lên chiến đấu và hi sinh bản thân mình vì độc lập dân tộc. Những điều này được thể hiện trong từng câu chữ với những lời lẽ bi thương và chứa chan tình cảm. 

Xem thêm:

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Tác giả (siêu ngắn)

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Thân bài phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

      Để hiểu rõ hơn về bài văn tế, chúng ta hãy cùng đi vào bài phân tích chi tiết ngay nhé.

Giới thiệu chi tiết về tác phẩm

Giới thiệu về tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giới thiệu về tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

      Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Đầu năm 1859, sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp bắt đầu quá trình mở rộng các cuộc tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công… Vào ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ nông dân, vì quá căm phẫn bọn xâm lăng, đã dũng cảm không tiếc thân mình sẵn sàng đứng lên tập kích tại đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân địch và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho bọn thực dân Pháp.

      Khoảng mười lăm nghĩa sĩ đã hi sinh - họ là những tấm gương sáng tạo nên niềm xúc động lớn trong nhân dân, trong đồng bào yêu nước cả nước. Theo yêu cầu của Đỗ Quang - tuần phủ Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc“ đọc tại buổi truy điệu của các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phần lung khởi trong bài văn tế

      “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “tác phẩm nghệ thuật” hiếm có. Bi tráng chính là tầm vóc của tác phẩm nghệ thuật ấy: Bi là bi ai, tráng là hùng tráng. Tức là tác phẩm này vừa hoành tráng, hùng tráng nhưng cũng mang nét thống thiết, bi ai. Hùng tráng bởi những người nghĩa sĩ nông dân đã chiến đấu vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

      Phải chăng hùng tráng vì nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội của cả đất nước và dân tộc ta?  Cái bi thể hiện ngay từ đầu văn tế hai tiếng bật lên trên nền câu cảm thán “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đây là tiếng khóc của tác giả, của nhân dân cả nước đối với các nghĩa sĩ, là tiếng khóc đau thương cho thế nước hiểm nguy: “Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ”

Phân tích về phần thích thực của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích về phần thích thực trong bài văn tế

Phân tích về phần thích thực trong bài văn tế

      Trong cảnh nước mất nhà tan như vậy, chỉ nhân dân sẵn sàng đứng lên để gánh vác sứ mệnh dân tộc, họ sẵn sàng hi sinh thân mình để đánh giặc cứu nước, cứu nhà. Họ vốn dĩ chỉ là những người nông dân nghèo, chất phác, chăm chỉ “côi cút làm ăn”, thế nhưng vận nước như vậy, Tổ quốc như vậy, nên xuất phát từ tấm lòng yêu nước trong trái tim mình, họ sẵn sàng đứng lên chiến đấu.

      Họ là ai? Nguồn gốc của họ như thế nào? Họ vốn dĩ chỉ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” họ chất phác, hiền lành, cần cù, chăm chỉ chịu khó làm ăn, suốt ngày họ chỉ quanh quẩn trong nơi xóm làng, làm bạn với những điều quen thuộc: 

            “Nhớ linh xưa:

            Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

      Họ là tầng lớp đông đảo, quanh năm làm với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc đánh giặc và thế sự: “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Vậy mà khi đất nước đang trong ách xâm lược, những người dân chân lấm tay bùn ấy sẵn sàng tình nguyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, bảo vệ cái nghề nghiệp của họ:

           “Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. 

      Đối với quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ” và có chung một chí hướng:“phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Trong phân tích Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng biện pháp đối lập giữa đoàn dũng sĩ của nhân dân ta và của bọn thực dân Pháp.

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

      Vũ khí của giặc được trang bị tối tân, hiện đại với “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có luôn cả lính đánh thuê “mã tà, ma ní”. Thế nhưng, những trang bị của nghĩa quân ta lại hết sức thô sơ với “một manh áo vải”,“một ngọn tầm vông”,“một lưỡi dao phay”,“bằng rơm con cúi”. Với những vũ khí hết sức thân thuộc với cuộc sống đời thường của nông dân, họ vẫn lập được những chiến công hiển hách: “đốt xong nhà dạy đạo kia”“chém rớt đầu quan hai nọ”.

      Bài Văn tế đã tái hiện những phút giao tranh ác liệt giữa nghĩa quân với quân Pháp: “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.” “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

      Tiếng trống thúc quân giục giã khi trận chiến diễn ra, “có bọn hè trước, lũ ó sau” cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành  vang trời. 

      Giọng văn mạnh mẽ, oai hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã tô đậm lê tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất của người nghĩa sĩ nông dân tại Cần Giuộc. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ với họ. Từ đây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm đầu tiên có đưa hình ảnh của nghĩa sĩ nông dân. Người nông dân trở thành hình tượng chính của văn học, của nghệ thuật.

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết qua phần ai vãn 

Phân tích phần ai vãn trong bài văn tế

Phân tích phần ai vãn trong bài văn tế

      Đằng sau hình tượng tượng đài những người nghĩa sĩ anh hùng chính là tiếng khóc của mẹ già nơi quê nhà mong chờ con trở về, là hình ảnh người vợ thương nhớ chờ chồng, là đứa con ngóng cha… “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.

            Ôi chao! Nghe sao mà thống thiết, bi ai… Cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng cũng nhiều nghĩa sĩ...Họ đã ngã xuống trên chiến trường. Họ đã “Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn” (Tráng sĩ một khi ra đi, sẽ không trở về nữa). Mặc dù họ đã ngãn xuống nhưng vẫn giữ mình trong tư thế anh hùng:“Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”

      Không chỉ dừng lại ở hoàn cảnh gia đình… Nỗi bi ai còn bao trùm lên cả đất nước, non sông… : “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. Bằng cách sử dụng bút pháp trữ tình với nhịp điệu trầm lắng và gợi lên không khí u sầu, hiu hắt. Tiếng khóc than giờ đây được nâng lên đến tầm vóc lịch sử, là tiếng khóc chung của toàn người dân Nam Bộ và người dân cả nước.

Xem thêm:

Chiếu Cầu Hiền- Ngô Thị Nhậm

Soạn bài: Xin thành lập khoa Luật- Nguyễn Trường Tộ

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết qua phần kết

      Tấm gương sẵn sàng chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân Cần Giuộc là lời khuyên răn, nhắc nhở rằng đất nước nào, dù lớn, dù bé cũng cần có độc lập, chủ quyền. Không ai có quyền xâm phạm đến. Chính vì vậy, những người nghĩa sĩ đã hi sinh là tấm gương sáng:

            “Ôi!

            Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”

      Sự hi sinh này để lại những bài học vô cùng to lớ cho đến đời sau: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”. Công lao của họ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trong sử sách nước nhà về tấm gương sẵn sàng hi sinh vì độc lập Tổ quốc: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”.

Kết bài phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Kết bài phân tích bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

Kết bài phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết

      Nguyễn Đình Chiểu đã thành công hình tượng nghĩa quân bi tráng trong cuộc chiến tại Cần Giuộc. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình, ông đã miêu nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình và những động từ mạnh miêu tả hành động của người nghĩa sĩ nông dân đã vẽ lên hình ảnh những người nông dân hiền lành, chất phác, chăm lo làm lụng nhưng khi giặc đến thì họ gánh trên mình trách nhiệm bảo vệ đất nước, sẵn sàng đi theo tiếng gọi con tim để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

      Trên đây là bài văn Phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc được triển khai chi tiết dựa trên dàn ý phân tích văn tế chi tiết mà CungHocVui đã chia sẻ đến bạn hôm trước. Hy vọng dàn ý cùng bài phân tích chi tiết này sẽ có ích trong việc học tập của các bạn. Chúc các bạn học tốt!

shoppe